Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 30" Đủ Để Làm Gì. ..???

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Empty
Bài gửiTiêu đề: 30" Đủ Để Làm Gì. ..???   30" Đủ Để Làm Gì. ..??? EmptyThu Apr 28, 2011 10:23 pm

30 GIÂY ĐỦ ĐỂ LÀM GÌ. ..??!!
(xin được trích lại nguyên văn bài sưu tầm của chị XuanChinh…)

30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Emandlily

Đủ để nói một câu chào và một cái bắt tay.
Đủ để gởi vài dòng offline cho ba mẹ.
Đủ cho cả chục cái nhíu mày thoáng qua…

Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ.
Đủ để hét lên sợ hãi vì một chuyện ma.
Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa
Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi…
Đủ để plasmid chui vào tế bào khả nạp
Đủ để cười sặc sụa vì một câu chuyện hóm
Đủ để dúi một viên kẹo dỗ dành
Đủ để nghoéo tay làm một lời hứa
Đủ để thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước!
Đủ để nhìn và đoán
Đủ để ôm thật chặt
Đủ để hôn thật sâu
Đủ để đấm vỡ mặt nhau
Đủ để vỗ vai, động viên chân thành
Đủ để phớt lờ một người không muốn quen
Đủ để nói một lời từ chối
Đủ để nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa
Đủ để làm tổn thương nhau mãi mãi…
Đủ để sign out không thèm nghe một lời giải thích…
30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ.


Nếu có bạn trong 30 giây, tôi cũng chưa biết sẽ làm gì. Chắc sẽ… đấm một phát thay cho lời chào thân thiện. Còn bạn, nếu có tôi trong 30 giây, 30 ngày bạn sẽ làm gì?
______________________________________

Bài cảm nhận qua những câu có tính triết lý trong đời sống của mỗi chúng ta…

Suy nghĩ và sẽ làm gì ???

Tôi còn nhớ hồi còn học lớp nhì, nhất tại trường SaoMai thân yêu, người thầy già Võ Đức Thạnh có cho học sinh cắt thủ công và dán lên tường mấy câu ca dao thành ngữ… nhưng trong đó “đội” của tôi thì cắt câu: Ai ơi đừng phí thời gian, Thời giờ như thể tên bay qua đầu… Phải nói rằng: hồi ấy, đám “con nít” như chúng tôi chỉ thực hiện theo lệnh của thầy mà thôi, chứ không thể nào hiểu hết ý nghĩa của những câu mà thầy đã bắt làm như thế… đến hôm nay thì “Thầy đã ra người thiên cổ”, bạn bè thì đã đi vào khói lam chiều… nghĩ lại – mới cảm nghiệm được câu: Thời giờ như thể tên bay qua đầu… 12 năm sách đèn, 12 năm miệt mài với những trang sách… đến bây giờ chính mình “cũng đã là người bước qua bước lại trên một bục giảng” để rồi phải “thuyết trình” cho những lớp học trò của hôm nay… biết bao nhiêu lời giảng, bao nhiêu lời nhắn nhủ của hôm nay, để rồi những lớp người ấy cứ mãi lần lượt ra đi… và bước trên cuộc đời này… ắt hẵn cũng đã nghiệm ra một câu triết lý sống để rồi còn mãi tồn tại đến ngày hôm nay vậy…

Nhân đọc qua bài 30 giây đủ để làm gì ??? - cứ tạm cho là bài của chị Xuân Chinh nào đó đi chăng nữa… Không biết bây giờ chị đang ở nơi chốn nào… nhưng cho dù nơi chân trời góc bể nào thì hôm nay thật vinh dự cho tôi đọc được bài này của chị - chắc ngần ấy cũng đủ làm cho tôi, cho ai đó và có khi tất cả những người con SaoMai chúng ta cũng phải lắng đọng lại trong những giây phút trầm tư ngắn ngủi đủ để suy gẫm lại “với chính mình” đủ để làm gì trong 30” ??? – Trước khi đề cập đến những ý tưởng này – tôi còn nhớ ngày 14/06/2008 khi tham dự Thánh lễ Tiên khấn của người em tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, bất chợt tôi đã nhìn thấy một câu châm ngôn: “Cầu nguyện – là vị trí hàng đầu của mỗi chị em Dòng Mến Thánh Giá”… như chúng ta cũng đã biết Cầu nguyện (hay chiêm niệm) là một vấn đề của đức tin mỗi con người (cho dù theo tôn giáo nào đi nữa), nhưng qua câu châm ngôn của Hội Dòng MTG Thủ Thiêm đã gây cho tôi suy nghĩ rất nhiều và đã có một bài viết về cho Tạp chí của Hội Dòng – và cũng đã “được nâng lên” hàng triết lý sống của mỗi Soeur nói riêng và của cả thế gian này nói chung… Ngày hôm nay nhân dạo chơi trên phố Net Saomaitruongxua… lại gặp được bài viết này – đã làm cho tôi suy tưởng rất nhiều điều… 30” – một khoảng thời gian đồng hồ thật ngắn ngủi – như câu châm ngôn thủ công hồi xa xưa: Thời giờ như thể tên bay qua đầu…

Nhìn lại – trong 30” bài viết của chị Xuân Chinh, nếu con người ta đã làm thì biết bao nhiêu vấn đề để đáng nói, nào là: Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ. Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa. Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi… Đủ để plasmid chui vào tế bào khả nạp. Đủ để cười sặc sụa vì một câu chuyện hóm. Đủ để dúi một viên kẹo dỗ dành. Đủ để nghoéo tay làm một lời hứa. Đủ để thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước! Đủ để nhìn và đoán. Đủ để ôm thật chặt. Đủ để hôn thật sâu. Đủ để đấm vỡ mặt nhau. Đủ để vỗ vai, động viên chân thành. Đủ để phớt lờ một người không muốn quen. Đủ để nói một lời từ chối. Đủ để nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa. Đủ để làm tổn thương nhau mãi mãi… Đủ để sign out không thèm nghe một lời giải thích… 30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ. Và cũng sẽ còn đủ thứ trong những hành động trong cuộc sống của chính mình – phải không thưa các anh chị… Ở đời biết bao nhiêu là đủ, biết mực nào là thiếu… Hình như chúng ta thường “đã cho qua đi tất cả” để cho rồi chuyện phải không… chỉ một lần Nepart thôi thì con thuyền của chúng ta trôi trên dòng đời đủ khựng lại, chậm một bước tiến – nhưng chúng ta đâu nào có hay, bởi vì chúng ta cứ nghĩ rằng “không có gì đâu” – chính vì thế đôi lúc người viết bài này đã tự hỏi: tại Châu Á chúng ta, tại sao người Nhật luôn có những bước tiến vĩ đại trong mọi lĩnh vực hiện nay, hoặc những người như Singapore, Indonesia, Thailand, hoặc ngay bên láng giềng chúng ta là Laos… ở Âu Châu người Anh luôn cho mình là bước đi trên những bước vững chắc để rồi không bao giờ cảm thấy mình sai, luôn bước đi trên những bước thật chắc nịch như con Rùa đang chạy thi với chú Thỏ… để rồi cứ từ từ mà tiến nhưng vững vàng và một quá trình công việc đã qua nhìn lại thì không bao giờ ân hận gì… còn chúng ta, những người con mang trong mình một truyền thống văn hiến đến tận “bốn nghìn năm” nhưng tại sao cứ phải “sửa sai”, “cải cách” hoặc “sửa đổi”…

30” – một “quãng thời gian” rất ngắn ngủi, nhưng cứ ba mươi lần ba mươi giây như thế, ba mươi ngày, ba mươi tháng, hoặc cả ba mươi năm trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta – nhìn lại, đã làm được những gì – có như những định lý trong bài viết 30” của chị Xuân Chinh ??? hãy thử nhìn lại những đoạn trích lược sau đây:

… Tư tưởng đề cao tính đặc thù của con người, coi con người là một thực thể bí ẩn, độc nhất vô nhị, vượt ra ngoài khả năng khám phá của các công cụ nhận thức truyền thống, kể cả bản thể luận và nhận thức luận, kể cả logic học, đạo đức học và thẩm mỹ học, kể cả triết học tự nhiên, triết học xã hội và triết học lịch sử… là một tư tưởng rất độc đáo, trước I. Kant chưa từng được phát biểu một cách tường minh trong kho tàng tri thức nhân loại (Diogiene và Socrate tuy dường như cũng có nói đến sự bí ẩn của đời sống con người, song các ông hướng tới khám phá sự bí ẩn đó bằng các công cụ duy lý của tư duy trừu tượng). Với I. Kant, tính bí ẩn và độc nhất vô nhị của sự tồn tại của con người được khẳng định là vượt ra ngoài khuôn khổ của nhận thức duy lý; bởi vậy, nhận thức con người là nhằm luận giải những hiện tượng cá nhân đầy bản sắc, những hành vi và hoạt động phức tạp của con người trong các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử. Tư tưởng này về sau được S. Kierkegaard, F. Dostoievski, M. Heidegger, H. Rickert, M. Scheler, J. Sartre cùng một số nhà triết học hiện sinh khác khai thác và phát triển thêm làm lộ ra rõ hơn tính hợp lý của nó. Với sự ứng dụng ngày càng sâu hơn của thông diễn học (heurmernetics), tư tưởng này càng được thể hiện và được chứng minh là một hướng đi rất chủ yếu trong nhận thức con người với tất cả tính phức tạp của đối tượng này - con người, một thực thể vừa sinh học vừa xã hội, vừa cá nhân vừa tộc loại, vừa vật chất trần tục vừa tinh thần thiêng liêng…
Vấn đề là ở chỗ, với I. Kant, nhận thức của con người cũng có nghĩa là nhận thức thế giới; chỉ có thông qua con người, các vấn đề của nhận thức thế giới mới được giải quyết. I. Kant viết: "Mục tiêu của tất cả những thành tựu văn hoá mà con người học được là ứng dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã thu nhận được vào thế giới. Nhưng đối tượng quan trọng nhất trong thế giới mà những tri thức này có thể ứng dụng được - đó là con người, chừng nào con người còn là mục đích tự thân cuối cùng" . Khi xác định nhiệm vụ cho triết học, I. Kant tự đặt cho riêng mình 4 câu hỏi mà về sau người ta hiểu đó là 4 nội dung cơ bản của toàn bộ nhận thức con người:

1. Tôi có thể biết gì?
2. Tôi có thể làm gì?
3. Tôi có thể hy vọng gì?
4. Con người là gì?

Theo I. Kant, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho tôn giáo và thần học, đòi hỏi tôn giáo phải cắt nghĩa những hy vọng thực tế và phi thực tế của con người. Và cuối cùng, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ tư thuộc về nhân học - nhân học, mà ngay trong cách đặt vấn đề của I. Kant cũng đã được phân biệt rạch ròi với nhận thức luận, với đạo đức học và với tôn giáo. Rõ ràng, đây là một kiểu phân loại hết sức độc đáo mà trước đó, khoa học, tôn giáo và triết học thường có thái độ loại trừ nhau, không thừa nhận tiếng nói và vị thế của nhau trong đời sống tinh thần con người. Cách phân loại của I. Kant đặt lại vấn đề về ý nghĩa của sự tồn tại người trong chính nhận thức. Hơn thế nữa, I. Kant còn chỉ rõ thực chất của sự nhận thức thế giới nói chung đối với con người, hoá ra lại chính là, nhận thức con người; I. Kant viết: "Về thực chất, toàn bộ điều đó (4 câu hỏi và sứ mệnh trả lời 4 câu hỏi ấy) có thể quy giản về nhân học. Bởi vì, ba vấn đề đầu tiên thuộc về vấn đề cuối cùng".

Kể từ I. Kant, nhân học triết học nói riêng và đặc biệt, các ngành nhân học thực nghiệm khác đã có những bước tiến rất dài trong nhận thức về con người và đời sống con người. Ngày nay, nhắc đến nhân học người ta rất ít nói về I. Kant, nhưng quả thực công lao của ông đối với ngành khoa học này thì khó có thể phủ nhận…..(Trích: Nhận thức về triết học – GS Hồ Sĩ Quý)

Hoặc là qua đoạn sau đây trong cái nhìn tổng thể của con người với một vị chân tu trong triết lý nhà Phật mà chúng tôi sưu tầm được:

…“ Là Phật tử phải nghiêng tai bên những trái tim hấp hối. Phải đặt bàn tay thân ái vào những vết thương rỉ lệ, rỉ máu của loài người; phải dừng chân bên cạnh tiếng kêu van của những linh hồn u uất trong tha ma. Trước những cảnh tượng điêu tàn, tang tóc, trước những khổ ải bi đát, não nùng mặc dầu là tiếng rên rỉ của con vật bé nhỏ trong đêm khuya, người Phật tử phải đem đến bàn tay an ủi, mà dòng máu trong gân là máu của Như Lai, máu của đạo Từ bi, bình đẳng “. Bởi những lẽ ấy, hòa theo tiếng gọi thiêng liêng của nghĩa vụ, đã là duyên khởi cho cuốn ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI ra đời, mong góp một phần rất nhỏ vào lòng thương rộng lớn.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, đem lại sự hiểu biết chính đáng về danh nghĩa, sự cấu tạo cùng đặc tính và giá trị con người, làm cho con người trực nhận chân nghĩa để xứng đáng là chủ nhân ông, là trung tâm điểm của xã hội loài người.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, hướng dẫn con người biết cải tạo đời mình bằng phương pháp rèn luyện tâm trí, thân thể, và hiểu biết nghĩa vụ mình đối với gia đình, quốc gia, xã hội, hầu đáp lại cho con người một kết quả là biết sống trong đời sống an lạc và hạnh phúc.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn trên sự đổ vỡ tang thương của xã hội.
Paul Adam viết:

“ Bao kẻ đi tìm trong quá khứ,
“ Vạn pháp huyền vi của cuộc đời,
“ Bao kẻ tìm trong ngày sẽ lại,
“ Cành hoa chớm nở đượm mầu tươi,
“ Nhưng, ngươi nên hãy hóa lòng ngươi,
“ Thành đỉnh trầm trong cảnh lặng thôi “.


Nhìn ngày đã qua, ngó ngày sẽ lại, nắm lấy ngày nay, thì con người cũng chỉ thấy mình là con người. Con người đứng trong khoảng giữa của vũ trụ vô thủy, vô chung và, con người cũng đều bị thất vọng trong mơ ước, trong định luật vô thường, nếu con người không biết tìm nơi con người.

Kinh PHÁP CÚ THÍ DỤ nói : “ Chiến thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất “.

Đời là cuộc chiến đấu không ngừng. Chiến đấu cho bản ngã nhỏ nhen, chiến đấu cho dục vọng ích kỷ và, do đó nó đã đem lại cho con người bao kinh nghiệm trong thất bại đau đớn… vì, con người không tự thắng được mình một cách hoàn toàn.

Nếu các bạn muốn thưởng thức chút hương thơm trong sạch sẳn có nơi các bạn . Nếu các bạn muốn chiến đấu cho chân lý, cho đạo đức, cho lẻ sống thanh cao, cho hiểu biết vô thượng thì cuốn sách nhỏ này cũng sẽ là một nén hương trầm, một cơ khí nhỏ, trợ lực phần nào cho các bạn đạt tới sự mong muốn chân chính và mỹ mãn… (Trích: Đạo Phật với con người – ThTọa ThíchTâmChâu)

Nhìn lại như thế - loạt bài 30” của chị Xuân Chinh - ắt hẵn chúng ta có đôi điều suy nghĩ, vì trong bài viết – chị Xuân Chinh đã có thể mở đầu cho chúng ta biết bao nhiêu công việc mà ai ai cũng có thể làm được trong đời sống của chính chúng ta:

Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ.
Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa.
Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi…
Đủ để dúi một viên kẹo dỗ dành.
Đủ để nghoéo tay làm một lời hứa.
Đủ để thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước!
Đủ để nhìn và đoán.
Đủ để ôm thật chặt.
Đủ để hôn thật sâu.
Đủ để vỗ vai, động viên chân thành.
Đủ để phớt lờ một người không muốn quen.
Đủ để nói một lời từ chối.
Đủ để nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa.
30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ.


Từ đó – vấn đề 30” mà chỉ có trang phố Net SMTX mới có được… hình như cũng đủ cho tất cả chúng ta cùng suy gẫm… như vậy một khi nghiệm xét lại với chính bản thân của mỗi con người chúng ta, với nhà hiền triết Immanuel Kant với câu hỏi trong tổng thể 4 câu: Tôi có thể làm gì ?

Nhìn lại những vấn đề chúng tôi đã nêu trong bài viết này qua đề tài 30”, chúng ta có thể chiêm niệm lại vài câu hỏi được đưa ra như:

1- 30” đủ để chúng ta làm gì “ (bài sưu tầm của chị Xuân Chinh)
2- Cầu nguyện – một vấn đề cần tham khảo thật sâu sắc của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm…
3- Tôi có thể biết gì – làm gì – hy vọng gì – và con người là gì ? (Kết luận của I.Kant)
4- Và: …Nếu các bạn muốn thưởng thức chút hương thơm trong sạch sẳn có nơi các bạn . Nếu các bạn muốn chiến đấu cho chân lý, cho đạo đức, cho lẻ sống thanh cao, cho hiểu biết vô thượng thì cuốn sách nhỏ này cũng sẽ là một nén hương trầm, một cơ khí nhỏ, trợ lực phần nào cho các bạn đạt tới sự mong muốn chân chính và mỹ mãn
(Lời mở đầu trong: Đạo Phật và con người – ThTọa ThíchTâmChâu)

(còn nữa...)




Được sửa bởi Admin ngày Thu Apr 28, 2011 10:30 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Empty
Bài gửiTiêu đề: 30" Đủ Để Làm Gì. ..??? (tt)   30" Đủ Để Làm Gì. ..??? EmptyThu Apr 28, 2011 10:26 pm



30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Mini_500_lpzy7xb41-1

1- 30”– đủ để chúng ta làm gì ?
Hình như chúng tôi không muốn nhấn mạnh lại bài viết của chị Xuân Chinh, bởi vì bài viết cũng đã được diễn nghĩa một cách mạch lạc và rõ ràng với mỗi con người của chúng ta; mới ngày nào đây thôi, trên văn đàn SaoMai của chúng ta, chúng tôi cũng đã có nhiều bài biết cảm nghiệm qua những đoạn văn, câu nói, những Email của những người con SaoMai này; chẳng hạn như bài:

- Câu chuyện về: Thằng ăn cắp – từ chuyện kể của chị Kim Phượng
- Bài suy nghĩ về Triết lý tuổi già của chị Kim Phượng sưu tầm.
- Từ một bức thư của chị KimQuy với bài: Một chút gì đó thôi…
- Định nghĩa về BẠN của chị LêMinhMộng
- Và những bài cảm nhận về hồn thơ của những “nữ nhân SaoMai”
- Bài cảm nhận Đôi bạn của chị Mỹ Thương
- Chữ TÂM luận bàn.

Chính vì thế cho dù 30” của chị XuânChinh mà hôm nay chúng tôi xin được đề cập đến trong bài cảm nghiệm này, dù sao với thiển ý của cá nhân tôi chỉ là những lý luận không mấy gì sắc bén lắm, một tư duy rất còn hạn hẹp… nhưng cũng xin được bàn đến trong đề tài mà cá nhân tôi tạm cho là tâm đắc… để từ đó khi nhìn qua bài viết của chị XChinh tôi đã tin tưởng rằng: ai cũng có những nghĩ suy cho mình cả… mỗi người trong chúng ta đều có những luận cứ riêng cho mình, những lập trường riêng của mình cũng như những quan điểm của riêng mình… Nhưng ở đây chúng tôi xin mạn phép được bàn về cái Tâm của mỗi chúng ta, những người con SaoMai ngày hôm nay; chắc chắn rằng: đây là một đề tài đứng về khía cạnh của duy tâm, cũng như trong tác phẩm Thiền luận của Thầy Tuệ Sỹ, hoặc trong những trang sách Thần học KiTô giáo… để từ đó chúng ta có thể mạn đàm…

Ngần ấy, chúng tôi chỉ xin xuyên qua một cái nhìn trong chân tướng của những vấn đề, hầu như chỉ là một trong muôn vàn cái tổng quan nhân sinh trên cuộc đời này, đủ mọi thứ, đủ mọi vấn đề và đủ mọi sắc thái, cho dù chúng ta không thể nhìn hết được mọi thứ trong một lúc – theo thiển ý của tôi: chỉ cần chúng ta nhìn thẳng vào một điểm, một luận đề… để từ đó từ một khía cạnh chúng ta có thể bao quát những lập luận của những luận điểm mà chúng ta có thể tự mình vươn tới… Từ một cái “nhìn” – chỉ với một cái nhìn từ tư duy của chúng ta, nó sẽ nảy sinh cho chúng ta được rất nhiều thứ, và trong nhiều thứ đó chúng ta đâu biết rằng nó được gói gém trong một vấn đề của cái nhìn… nghĩa là : tất cả mọi vấn đề sẽ bắt nguồn từ số 1, và từ số 1 sẽ đi đến con số tận cùng không lối thoát của dãy hằng số vô tận…

2- Cầu nguyện-vấn đề tâm linh được đưa lên hàng đầu
Trước hết, tôi xin trích đoạn lại phần này trong một bài đã viết về cho Hội Dòng MTG Thủ Thiêm:

……Nhìn qua khuôn viên và khung cảnh của Quý Hội Dòng thì đây quả là một chốn Thiên đường truyền bá Đức Tin rất sống động và cũng là một hình ảnh rất tuyệt vời nên thơ nơi dương thế, từ cổng đi vào – rẽ lối – nhìn thấy Nhà Chúa sừng sững như Cung Thành tráng lệ Gierusalem thời cổ đại, phía xa chân trời hình ảnh đồi Calve đã làm cho người đời như sống lại với đoạn cùng Sự Thương Khó của Chúa Giêsu đã chịu nạn cho một cõi trần u ám. . . những dãy nhà nguy nga sừng sững không kém phần cổ kính như nhắc nhở cho chúng con thấy rằng: Chốn Thiên đường kia còn có nhiều cửa, nhiều hạng bậc để được vào… trong các công viên nhìn vào những hình tượng điêu khắc, chạm trỗ thật công phu như nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Chúa ở khắp mọi nơi, và đang nhìn thấy ta đang sống. Đặc biệt một câu chủ đề, cũng có thể nói rằng: Đây là một triết lý sống cho các Soeur khi bước vào đời sống tu hành: Đời sống Cầu nguyện giữ vị trí cao nhất trong mỗi chị em Dòng Mến Thánh Giá. Khi nhìn vào câu triết lý này, hình như chúng con đã cảm nhận rằng: Thiên Chúa đang luôn luôn lắng nghe chúng ta nói chung và của quý Soeur nói riêng vậy. Từ một khung cảnh nên thơ và hữu tình đến cực độ như thế, đã làm cho chúng con nhớ lại ngày xưa khi còn là một hướng đạo sinh có một lần đi tham quan xứ Ghềnh Ráng ở Quy Nhơn và đã được tham dự một Thánh lễ Misa bình thường tại nhà nguyện của trại phong Quy Hòa, sau đó được hân hạnh lên thăm phần mộ của Đại thi hào Hàn Mạc Tử… ở đây cũng có một thiên đường thơ mộng ở chốn dương trần, được vinh dự tiếp xúc với các Soeur người Pháp đã tận hiến cuộc đời mình tại trại phong này. . . chuyến đi ngày ấy đã để lại cho chúng con rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời. Nhưng chốn thiên đường ở trại phong Quy Hòa hình như khác hẵn với chốn Thiên đường ở Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm này – trong tâm khảm của tất cả mọi con người chúng ta, theo chúng con nghĩ: Ở đâu cũng là chốn Thiên đường và ở đâu cũng là chốn địa ngục, đó là tuỳ theo chức năng mà mình đang sống; chốn địa ngục - cõi Thiên đàng ở trong mỗi tinh thần của mỗi con người, cả thân xác này (của tất cả mọi người) đều biết rằng: giống hình ảnh Thiên Chúa nhưng đó chỉ là những tấm thân của bản chất vô thường mà thôi.
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân vào đến cổng nhà Dòng chúng con tự cảm thấy rằng: Đang bước vào một cõi thiên thai vĩnh hằng nào đó ở trên cõi dương thế, mà cũng có lẽ khi bước qua ngưỡng cửa thế giới bên kia hay là con đường dẫn đến Nước Trời có lẽ cũng y như vậy phải không thưa quý Soeur ? ! Phải nhìn nhận rằng chúng con đã được vinh dự đi rất nhiều chỗ, đến nhiều cơ quan (liên hệ công tác) nhưng không nơi nào lại có một khung cảnh hữu tình và nên thơ nhiều ý nghĩa của một cõi tâm linh đến như thế; một ngày cách nay không lâu lắm nhân dịp tiễn đưa một linh hồn về an nghỉ ở chốn ngàn thu (Khu nghĩa địa Suối Chồn Long Khánh) thì ở tại khu vực này các nhà thiết kế và tổ chức đã tôn tạo cho một khung trời ở chốn bồng lai một khung cảnh thật hữu tình và sống động trong Đức tin của những linh hồn KiTô giáo – nhưng đó chỉ là một nơi chốn bồng lai của cõi vĩnh hằng; ngược lại cái khung cảnh thiên nhiên của quý Hội Dòng cũng có thể tạm gọi là một chốn bồng lai nhưng không phải là chốn bồng lai của cõi vĩnh hằng mà là cõi thiên thai trên con đường Tìm về Nước Trời. Đây là một ấn tượng đầu tiên và cũng là một kỷ niệm rất đẹp cho cuộc đời của tất cả những người như chúng con khi có dịp bước chân vào quý Hội Dòng. Có thể dám nói rằng: đây là một khoảng trời bồng lai nơi dương thế để giúp cho những con người đang tìm đến với Thiên Chúa gần hơn. Đặc biệt hơn cả là Quảng trường Thương khó Calve của ngày xưa – như muốn nhắc nhở cho tất cả chúng ta thấy rằng Ngày xưa Thiên Chúa đã giúp cho chúng ta hình ảnh tạm của cuộc đời này để từ đó chúng ta nhận ra một cách sống sao cho hoàn hảo để được về gần đến Thiên Chúa hơn. Có thể nói đây là một hình ảnh rất sống động và mang ý nghĩa của một triết lý sâu sắc, đây cũng là một triết lý sống, một nghệ thuật sống của mỗi con người chúng ta…………

Vấn đề chính ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề chiêm niệm trong mỗi chúng ta, thường thì trong đời sống của chúng ta – đôi khi vấn đề cầu nguyện và chiêm niệm, hoặc chỉ với một thời giờ ngắn ngủi đủ cho chúng ta kêu lên “Lạy Chúa…” hoặc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật…” chỉ chừng thời gian ngắn ngủi ấy thôi đề cập theo khía cạnh tâm linh thì hình như cũng đủ cho Đấng Quyền Uy Tối thượng nhìn nhận được xuyên suốt đến tận cõi lòng của con người chúng ta; trong thâm tâm của chúng ta, hầu như tất cả đều có ý ngay lành – cũng giống như: Nhân sơ chi, tính bổn thiện; chừng đó hình như cũng đã đủ cho chúng ta “cần làm gì” trong thời giờ ngắn ngủi chỉ có 30” mà thôi.. Vậy thì vấn đề cầu nguyện và chiêm niệm, hay suy gẫm về một vấn đề gì, chúng tôi xin được lại tóm lược trong đoạn sau đây:

Giá trị thời gian của đời người
Thời gian một đời người được đo như thế nào. Một người biết tích lũy kinh nghiệm, tri thức, tâm hồn và trí tuệ của cả quá khứ dân tộc và nhân loại, hiểu sâu sắc lịch sử, biết sống với quá khứ, tiếp thu giá trị của quá khứ để bồi bổ cho hiện tại, chuẩn bị cho tương lai, như vậy là thời gian của cuộc đời họ dài hơn rất nhiều thời gian sinh học mà họ sống.

Nhưng còn hơn thế nữa, nếu trong cuộc sống con người có nhiều quan hệ phong phú với đồng loại, những quan hệ trong công việc, quan hệ trong tình cảm, quan hệ trong phát triển trí tuệ, quan hệ trong sinh thành và phát triển. Đó là một cách sống tăng thời gian và tăng năng lực cũng là tăng giá trị cho cuộc sống.

Con người trong đời người khi có nhiều cống hiến cho gia đình và xã hội như thế là cuộc sống có hiệu quả, tức là sống với thời gia vô tận, sự vô tận có hạn hay vô hạn. Sống như thế là sống một đời mà trong vạn đời. Cuộc sống như thế thật là ý nghĩa về mặt thời gian.

Vật lý học hiện đại chứng minh thời gian co lại, thời gian nở ra, thời gian phụ thuộc vào tốc độ vận động của dạng vật chất mà nó tồn tại trong vận động. Do vậy, thời gian của đời người là thời gian không phải là thời gian thuần túy vật chất, mà là thời gian xã hội, thời gian nhân văn mang tính lịch sử ở từng người là hết sức cụ thể sinh động không giống nhau. Thời gian và ý nghĩa của nó nằm trong sống đấu tranh và xây dựng cuộc sống hạnh phúc của chính mình không chỉ bằng các giá trị vật chất mà quan trọng hơn là các giá trị tinh thần nhân văn.

Con người trong một dòng chảy thời gian không xuôi chiều, êm đềm mà cũng đầy sóng gió, bão táp, thác ghềnh, quanh co uốn khúc; đó cũng là dòng sông phần trong, phần đục, có cả trời xanh và lấp lánh dưới ánh mặt trời, có những đêm tối và những đêm trăng thơ mộng, có khi bên lở bên bồi chảy giữa đôi bờ xanh lúa xanh khoai, có quá khứ, có hiện tại và có cả tương lai. Tất cả tạo thành đời người.

Do vậy, cần phải giải quyết quan hệ thời gian cho hợp lý. Thời gian là vàng bạc. Thời gian là hạnh phúc. Hãy làm cho thời gian của chính mình tươi đẹp như hoa, như mùa xuân mỗi ngày mỗi mới. (Trích: Hành trình về phương Đông…)

Hoặc một luận đề biện chứng của Aristote như sau:
Mở màn Aristote đánh giá rằng: “Mục đích của đời sống nhân loại là suy tưởng, đó là khi sống bằng cuộc sống của tư duy con người sống một cách thánh thần” (Aristote es time aussi que le lnt de la vie humaine est la ontemplation, c’est en vivant de la vie de la pensée que l’homme vit divinement(3)

Kế tục Socrate và Platon, Aristote cho rằng điều kiện đầu tiên để bước vào triết học là con người phải luôn biết ngạc nhiên trước thế giới. Đó là: “Khao khát hiểu biết sinh ra từ nỗi ngạc nhiên trước sự kỳ diệu của thiên nhiên dẫn con người vào con đường triết học” (The desire to know, begotten by wonder at the marvels of nature led men to philosophy) (4)

Và Aristote coi lý trí là nguồn động lực đầu tiên, xuyên suốt nhắm tới chân lý. Ông nói, ”Lý trí không bao giờ hài lòng trong khát vọng hướng về chân lý” (La raison n’est jama satisfaire dans ses aspiration ver le vrai)(5)
Khởi nguồn, Aristote tìm đặt nơi cao nhất cho ngọn đèn của linh hồn, đó cũng là cách mở đầu thiết lập ánh sáng chủ tri. Ông cho rằng, linh hồn tồn tại như một nguyên lý sống tất yếu trong mọi cơ thể: “Linh hồn là thực tại nền tảng của một cơ cấu cơ thể tự nhiên” (Soul is the basic actuality of a natural organic body) (5) (Trích: Aristote-Linh hồn, lý trí và hữu thể…)

Như vậy xét theo về khía cạnh tâm linh của chúng ta thì 30” trong bài viết của chị XuânChinh có khi hẵn là quá ngắn và đôi khi cũng là đủ dài để chúng ta làm được vài công việc hữu ích trong đời sống của chúng ta. Bởi vì trong phần diễn luận thì chị XuanChinh có nói:

Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ… hét lên sợ hãi vì một chuyện ma…. ướt một bờ vai lúc chia xa… hí hoáy viết lời xin lỗi… plasmid chui vào tế bào khả nạp…. cười sặc sụa vì một câu chuyện hóm….. dúi một viên kẹo dỗ dành…. nghoéo tay làm một lời hứa…. thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước!.... nhìn và đoán….. ôm thật chặt….. hôn thật sâu……đấm vỡ mặt nhau…… vỗ vai, động viên chân thành…… phớt lờ một người không muốn quen……nói một lời từ chối… nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa…. làm tổn thương nhau mãi mãi… sign out không thèm nghe một lời giải thích…30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ.

Nếu bạn có trong 30 giây, tôi cũng chưa biết sẽ làm gì. Chắc sẽ… đấm một phát thay cho lời chào thân thiện. Còn bạn, nếu có tôi trong 30 giây, 30 ngày bạn sẽ làm gì?

Vậy thì, 30” của chị Xuân Chinh trong bài viết hình như đầy đủ cả những hỷ, nộ, ái, ố trên cuộc đời này… và hình như chỉ có 30” thôi vấn đề là yêu cầu chúng ta phải chọn lựa…

3- Biết gì; làm gì; và hy vọng gì ?

Phần này, người viết không dám nói nhiều, chỉ xin được trích lại một đoạn ý tưởng của của một nhà lý luận và cũng là một triết gia khi có cái “nhìn” và những lập luận về cho Lev Nikolaevich Tolstoi (1828-1910) qua cái nhìn từ một khía cạnh giáo dục và xã hội:
……Hơn 20 năm sau khi hoàn thành tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” Tolstoi viết thiên khảo luận dài “Vương quốc của Thiên Chúa ở trong ta”, trong đó ông xác định ba kiểu nhân sinh quan: cá nhân luận, xã hội luận và Thượng đế luận. Thế nào là nhân sinh quan cá nhân luận và Thượng đế luận, thiết tưởng không cần giải thích, nhưng khái niệm “nhân sinh quan xã hội luận” của Tolstoi có một nội hàm đặc thù rất xác định: đó là nhân sinh quan xuất phát chỉ từ lợi ích của từng kiểu và từng cấp hợp quần (cộng đồng) người, từ gia đình đến quốc gia và liên minh quốc gia, mà giới hạn là toàn nhân loại.
Theo Tolstoi, các kiểu liên kết ấy cùng với nhân sinh quan thích ứng với chúng là những thực tại lịch sử trong những điều kiện nhất định cần thiết cho con người, nhưng do bản chất vị kỷ của chúng mà luôn luôn có sức mạnh nô dịch con người, trói buộc nó, làm tha hóa nó, che khuất khỏi mắt nó cái chân và cái thiện đích thực, nếu con người không hấp thụ và lấy làm kim chỉ nam cho mình cái nhân sinh quan”Thượng đế luận”, yêu thương tất cả mọi sinh linh con người như nhau và không dành cho bất kỳ một người nào hay một hợp quần người nào một ưu đãi, một đặc quyền đặc lợi nào. Và chỉ yêu kính Thượng Đế và đoàn kết triệt để trong Thượng Đế thì loài người mới có cơ dựng xây trên trái đất một cuộc sống thiện hảo, trong ngôn ngữ tôn giáo gọi là Vương quốc của Thiên Chúa (Nước Trời).
Trở lại với tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, ta thấy cái nhân sinh quan “Thượng đế luận” ấy tuy chưa hoàn bị và chưa được ý thức rõ ràng, song đã hiện diện trong nhãn thức của tác giả và các nhân vật mà ông yêu quý nhất. Chính cái nhãn thức được quán triệt ấy bảo đảm cho tác phẩm của ông sức sống lâu bền, điều mà không thể nói về những “tiểu thuyết - sử thi” của nhiều tác giả ở nhiều nước khác nhau, bắt chước nghệ thuật của Tolstoi nhưng xa lạ hay không hấp thụ nhiều nhuần nhuyễn nhãn thức “thượng đế luận” của ông.
…......................................
Đúng, đoàn kết là ý nghĩa, mục đích và hạnh phúc của đời sống nhân loại, nhưng mục đích và hạnh phúc ấy chỉ đạt được khi đây là sự đoàn kết toàn thể nhân loại, vì một nền tảng chung cho toàn nhân loại, chứ không phải là sự liên kết mấy nhóm nhỏ hoặc lớn của nhân loại vì những mục đích hạn chế, cục bộ. Cho dù đó là những liên kết gia đình, hay đảng cướp, hay cộng đồng, hay quốc gia, của một dân tộc hay của “liên minh thần thánh” giữa các quốc gia, những liên kết như vậy không những không trợ giúp, mà còn cản trở sự tiến bộ chân chính của loài người.
Và vì vậy để phục vụ hữu thức cho sự tiến bộ chân chính, ít nhất tôi nghĩ như thế, cần không ủng hộ tất cả những liên kết cục bộ như thế, mà phải luôn luôn chống lại chúng. Đoàn kết là chìa khóa giải phóng con người khỏi cái ác. Nhưng để chìa khóa đó thực hiện được chức năng của mình, cần đẩy nó đến cùng, đến chỗ nó phải mở ra, chứ không được để nó bị gãy và làm hỏng ổ khóa. Đoàn kết cũng cần phải như vậy, để đạt được những kết quả đại phúc đại hạnh thích hợp với nó, nó phải nhằm mục đích liên kết tất cả mọi người, vì một khởi nguyên chung cho tất cả nhân loại, được tất cả mọi người thừa nhận như nhau. Mà sự liên kết đó chỉ có thể là liên kết dựa trên cơ sở tôn giáo của đời sống, - cái cơ sở mà chỉ có nó mới đoàn kết mọi người, nhưng tiếc thay lại bị đa số những người đang lãnh đạo các dân tộc trong thời đại chúng ta cho là đã lỗi thời, không cần thiết.
Người ta sẽ bảo tôi rằng: chúng tôi thừa nhận nền tảng tôn giáo đó, nhưng không chối bỏ cả nền tảng nối kết các bộ lạc, dân tộc, quốc gia. Nhưng vấn đề là ở chỗ cái này loại trừ cái kia. Nếu thừa nhận mục đích cuộc sống nhân loại là đoàn kết toàn thế giới, mang tính tôn giáo, thì bản thân sự thừa nhận ấy phủ định mọi cơ sở đoàn kết khác và ngược lại, sự thừa nhận là cơ sở của đoàn kết yếu tố bộ lạc, dân tộc, quốc gia – ái quốc tất yếu sẽ phủ định nguyên lý tôn giáo như là nền tảng thực sự của cuộc sống nhân loại.
Tôi nghĩ, tôi hầu như tin chắc rằng những ý nghĩ mà tôi đã trình bày sẽ bị coi là bất khả thi và không đúng đắn, nhưng tôi cho rằng mình có nghĩa vụ phải nói thẳng ra điều đó với những người mà, bất chấp sự phủ định chủ nghĩa ái quốc bộ lạc và dân tộc nơi tôi, dù sao đi nữa cũng gần gũi với tôi hơn những người thuộc dân tộc khác. Nói một điều to lớn hơn nữa, vứt bỏ những suy tính về việc, căn cứ vào những lời nói này của tôi người ta có thể cáo buộc tôi thiếu nhất quán và mâu thuẫn với chính mình, tôi xin nói rằng điều đặc biệt đã khiến tôi phải nói ra những gì mà tôi vừa trình bày, niềm tin của tôi vào việc cái nền tảng tôn giáo của sự đoàn kết đại đồng ấy, mà chỉ một mình nó có thể đoàn kết ngày một nhiều người hơn và dẫn họ đến với hạnh phúc phù hợp với bản tính của họ, rằng nền tảng ấy sẽ được tất cả các dân tộc trong thế giới Ki tô giáo tiếp nhận, trước hết là các dân tộc thuộc nòi giống Slavơ.”
Chỉ cần hỏi Tolstoi: thế nhưng để đấu tranh cho sự đoàn kết toàn nhân loại ấy từng con người riêng lẻ phải dựa vào, phải tham gia ít nhất một tổ chức nào chứ? Thì ông sẽ không trả lời (thực ra ông có câu trả lời, xin được nói đến sau). Thành thử bắt bẻ Tolstoi là việc rất dễ, và biết bao người đã bắt bẻ ông, nói thẳng với ông: sự cực đoan quá khích là phản chỉ định, là không thể chấp nhận ở nhà triết học, nhà tư tưởng xã hội. Thế nhưng Tolstoi không hề sửa đổi, vẫn tiếp tục cực đoan, như ta thấy, cho đến khi từ giã cõi đời này. Tại sao lại thế? Đơn giản: cực đoan (đẩy đến cực độ) là lợi thế và lợi khí của tư duy nghệ thuật, và Tolstoi, nghệ sĩ vĩ đại, không ngần ngại sử dụng nó trong những thể loại diễn ngôn phi nghệ thuật.
Và sự lạm dụng ấy, trong trường hợp Tolstoi, lại đem đến những hiệu quả bền vững tuy không ngay lập tức. Đọc văn nghị luận của Tolstoi, rất nhiều khi ta có cảm tưởng rằng ông viết về ngày hôm nay của đất nước chúng ta, thế giới chúng ta. Cái trực giác, cái linh giác nghệ sĩ đã giúp nhà tư tưởng Tolstoi nắm bắt không sai lầm những vấn đề mới chớm nở trong xã hội thời ấy nhưng sẽ trở thành những vấn nạn của xã hội ngày nay, những ung nhọt mới nảy sinh trên cơ thể nhân loại mai sau sẽ biến thành những ổ ung thư.
Ngay với một trí tuệ hùng mạnh và một lương tri nhạy sắc như ở Tolstoi, con đường đến với những chân lý anh minh ấy không thể chóng vánh, thẳng tắp và phẳng phiu, những thu lượm không thể không đi kèm với những mất mát. Với nhiều năng lực dồi dào trời cho như thế, mà từng năng lực riêng lẻ đã là quá đủ cho một đời người, Tolstoi ngoài sáng tác văn học, từ trẻ đã thử sức mình trong hoạt động quân sự, hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục, mà trong từng hoạt động ấy ông đều thể hiện rõ nét bản sắc và bản lĩnh cá nhân của mình.
Từ nhận định bao quát về những điều kiện sống không xứng đáng với con người ấy, Tolstoi rút ra kết luận về một điều kiện không thể thiếu và tiên quyết cho cuộc sống xứng đáng - tự do. Tự do trong mọi bình diện và mối quan hệ của nó cần được xem như là một cảm hứng thường trực, tuy ẩn kín và một đối tượng tìm kiếm hàng đầu trong suốt đời hoạt động của Tolstoi. Tự do là yêu cầu và tiêu chí cơ bản trong lý thuyết về giáo dục và đào tạo của Tolstoi, được xác nhận bởi kinh nghiệm thực tiễn của ông với tư cách nhà sư phạm và người tham gia tổ chức nền giáo dục bình dân ở Nga vào những năm 60 - 70 thế kỷ XIX………(Trích: Hoặc là tất cả, hoặc không có gì… Xaluan.com)
Vậy thì từ “một cái nhìn” của một nhà lý luận và tạm gọi là một nàh hiền triết, chắc hẵn chúng ta cũng đều có một cái nhìn – đối với cá nhân của chúng ta hôm nay vậy…

(còn nữa...)
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Empty
Bài gửiTiêu đề: 30" Đủ Để Làm Gì. ..???   30" Đủ Để Làm Gì. ..??? EmptyThu Apr 28, 2011 10:27 pm



(tiếp theo và hết)


4- 30”– theo định nghĩa của vị chân tu?
Đến đây, chúng tôi xin được trước hết lược trích hai đoạn văn có tính lý luận về tôn giáo và tính Thần học trong đề tài hôm nay, bởi vì dẫu sao đề tài hôm nay của chúng ta cũng đã làm cho hết thảy chúng ta có phần nào suy nghĩ rất nhiều – chính vì thế một khi đem đề tài ra để luận bàn và có tính suy gẫm về thực tiễn - ắt hẵn trong chúng ta ai ai cũng có rất nhiều muôn vàn lý do để trả lời cho câu hỏi “30 giây đủ để làm gì?” – có thể nói theo lý luận của tính triết lý và Thần học của khía cạnh tôn giáo – thì 30 giây cũng xin tạm gọi là đủ để cho chúng ta: được một cái nhìn (Ngộ) để đủ tỉnh thức và suy xét của mọi vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau… Từ đó vấn đề mà chúng tôi muốn nói ở đây là những suy giải từ trong tâm thức của chúng ta, cũng như vấn đề Ngộ trong triết lý Phật giáo mà chúng tôi xin hân hạnh nêu ra sau đây:
…..Như vậy, Ngộ là toàn thể của Thiền, Thiền bắt đầu từ đó mà chấm dứt ở đó. Bao giờ không có Ngộ, bấy giờ không có Thiền. “Ngộ là thước đo của Thiền” như một tôn túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng ta. Thuật ngữ của Đại thừa gọi đó là chuyển y (Paravritti)[19] “quay trở lại” hay lật ngược ra cái cơ sở của tâm ý, ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc thay đổi toàn diện. Điều kỳ diệu là một cái thấy của Ngộ (satori) có thể gây ra một lần tái tạo như thế trong cái nhìn của tâm linh. Nhưng các ký lục của Thiền minh chứng điều này có thực. Do đó sự phát khởi của Bát-nhã ba-la-mật, một biệt danh của Ngộ (satori), là tinh yếu của Thiền.
Tuy nhiên, có một số Thiền sư cho rằng Ngộ được dựng lên một cách giả tạm; Thiền thực sự không liên quan gì với thứ thêm thắt rườm rà có hại cho dưỡng chất tự nhiên của nó; chỉ cần yên lặng mà ngồi là đủ; đức Phật ở nơi đây, trong cái-không-làm này; kẻ nào làm rùm lên cái chuyện Ngộ, họ không phải là đồ đệ chân thật của Bồ đề đạt ma….. (Trích: Thiền luận-Trung, Dịch giả: Tuệ Sỹ; Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki)
Còn về lĩnh vực của một tôn giáo khác, với cái nhìn của con người trong khía cạnh về tâm linh của mỗi người, có lẽ đó là một khía cạnh khác trong cái nhìn tổng thể của thời gian ngắn ngủi mà lâu dài – 30 giây – thời gian ngần ấy có lẽ cũng đã đủ cho chúng ta nhận ra được một điều, một điều khoản mà trong bài viết của chị Xuân Chinh cũng đã có - Đủ để nhìn và đoán - chính vì thế một khi “cái nhìn” của chúng ta nhìn vào một vấn đề nào bất cứ, thì chắc hẵn cũng có những cái lý và những đáp số của nó…
……*. Thái Ðộ Ðối Với Nước Thiên Chúa
…… Qua lời nói và việc làm của Ðức Giêsu, Ngài làm cho con người phải ý thức về Nước Thiên Chúa, và Ngài thách thức họ đáp lại Tin Mừng của Ngài đem đến. Tin Mừng đây có nghĩa là cơ hội mới và một cảm thức mới cho con người. Việc đến của Nước thiên Chúa có nghĩa là một cơ hội thăng tiến cho cuộc sống. Và cũng nêu cao trách nhiệm đạo đức luân lý của con người. Ðức Giêsu mong chờ sự đáp ứng nơi những thính giả của Ngài như thế nào?
"Nước Thiên Chúa đã đến trên các ngươi, hãy ăn năn cải thiện!" Ăn năn cải thiện không chỉ có nghĩa là lo buồn thống hối vì tội lỗi của mình. Nhưng ý nghĩa nguyên thủy trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là suy nghĩ lại, thay đổi tư tưởng và quan niệm sống. Ăn năn cải thiện có nghĩa là điều chỉnh lại tư tưởng và cảm thức cũng như hành động để nhờ đó một cuộc sống mới, và thái độ mới được bắt đầu triển nở. Sự điều chỉnh được bắt đầu bằng việc chấp nhận Tin Mừng của Thiên Chúa do Ðức Giêsu đem đến. Tin Mừng đó tiên khởi là tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa ngay bây giờ. Ngài hiện diện trong vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Con người gặp gỡ Thiên Chúa ở khắp nơi và trong mọi tạo vật, vì Ngài là Chúa trời đất; tối cao tốt lành và uy quyền. Lòng nhân lành của Ngài trải rộng tới tất cả mọi loài không phân biệt tốt xấu. "Ngài cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như những kẻ bất chính" (Mt 5,45). Và Ngài tận tình để ý chăm sóc cho con người đến nỗi "Một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng không ngoài ý của Ngài" (Mt 10,30). (Trích: KiTô học – Đức Giêsu KiTô là ai?- by Rev. Gioan Trần Khả - Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan)

Và mới gần đây – trong câu chuyện “Nhất bộ nhất bái” nói về câu chuyện trên đường đi kinh lý Trúc lâm Yên Tử của một vị Đại Đức – Thầy Thích Tâm Mẫn, chắc cũng đã đủ cho mọi chúng ta phải suy gẫm, tại sao Thầy Thích Tâm Mẫn lại có một cuộc hành trình vĩ đại như thế, từ lẽ đó chúng ta ắt hẵn nhận thấy “cái nhìn” của Đại Đức Thích Tâm Mẫn đã có một tổng thể vĩ đại như thế nào – đúng như trong triết lý Phật giáo: … Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng ta….

Với bài viết của chị Xuân Chinh hôm nay, có thể nói đây là một đề tài mà chúng tôi đã suy nghĩ và đầu tư về Luận lý học rất nhiều cho mọi khía cạnh và chiều sâu của nó như là một “hun hút xa thẳm” hình như chúng ta không thể nhận ra đâu là cùng tận. Bài viết 30 giây… của chị Xuân Chinh đã được đăng đàn lên Saomaitruongxua trong http://huongvedaihoidanchua.net/nghiemsinhgiuadoi/3661.html của tác giả ThanhThanh (?) đăng lên ngày 25/02/2010 – có lẽ hình như cũng đã gọi là tạm đủ mọi khía cạnh của những vấn đề trong cái nhân sinh của mỗi chúng ta…
____________________________________

30 giây – đủ để chúng ta làm gì? – trước hết phải cảm ơn chị Xuân Chinh nào đó, cảm ơn Saomaitruongxua.com – đã là một diễn đàn cho tất cả những người con SaoMai hôm nay cần nhìn nhận lại, ý thức hệ trong mọi suy nghĩ, lý luận… không nhất thiết phải là từ chương có tính cách hàn lâm của một con người… mà đây là một đề tài để chúng ta đủ để trả lời: Một cái nhìn, và từ cái nhìn đó có lẽ trong chúng ta đã thấy ra được vấn đề, vấn đề khách quan và ý thức trong mỗi con người của tất cả chúng ta….

Xin chân thành cảm ơn chị XuânChinh….

30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Nuerqing-2

Nguyễn Ngọc Hải.
Tháng 11 – Tháng các linh hồn… với cái “nhìn” qua lời cầu nguyện, suy gẫm…
_________________________________________
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 30" Đủ Để Làm Gì. ..???   30" Đủ Để Làm Gì. ..??? Empty

Về Đầu Trang Go down
 
30" Đủ Để Làm Gì. ..???
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: MỞ CỬA TƯ DUY-
Chuyển đến