Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...     Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  EmptySat May 07, 2011 12:04 am

FW:Chuyen thang an cap.Từ: Phuong Tran phuongtran6@hotmail.com
Đến: Nguyen Ngoc Hai hnguyenngoc55@yahoo.com.vn; thevanle1711@yahoo.com
Xin chia sẻ một câu chuyện rất ý nghĩa đến với hai anh mà KP rất quý mến. Cầu xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho hai Anh và gia đình.
Thân mến,
KP
______________________________________________

Chuyen doc.
Thằng ăn cắp

Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Anh-dep-nghe-thuat07-2

Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.

Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngã, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.

Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.

Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:
- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!
Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.

Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.

Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:
- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!
Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.

Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:
- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?
Cụ già ngạc nhiên:
- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?
- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!
Cụ già vẫn bình thản:
- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?

Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.

Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”

Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:
- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?
- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.
- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?
Người thương gia trả lời:
- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.
Người nông phu nói:
- Thế thì không phải túi đồ của bác.
- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.
Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:
- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.
Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:
- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên:
- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?
- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.
- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.

Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:
- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:
- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Images27-2

(Không biết tên người kể.)

___________________________________________

Phần Cảm nhận của NNH.

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Thumb_1221191935-2

Qua câu chuyện mà chị KimPhuong kể ở cái xứ Tây Tạng Ấn Độ kia… chắc hẵn chúng ta nhớ lại bộ phim Tây Du Ký của đạo diễn Ngô Thừa Ân… câu chuyện phim cũng hơi dài… nhưng với thiển ý của người viết bài này cũng đã có sự liên tưởng đến rất nhiều tình huống trong bộ phim để đem qua với cuộc sống đời thường với mỗi con người của chúng ta… hoặc khi được vinh dự thưởng thức bộ phim: Cuộc đời Chúa Cứu Thế; hay là bộ phim Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu… Tất cả đã đem về cho tác giả bài này không phải ở chỗ hay của bộ phim, không phải vì những cái hòanh tráng và sự công lao to lớn cho những thành phần từ đạo diễn cho đến diễn viên, mà cái chính ở những bộ phim đó chính là cái Tâm của con người…

Trước hết – tac giả bài viết này xin chân thành cảm ơn “rất nhiều” về cho chị KimPhuong đã cho NNH xem được một câu chuyện rất đời thường, nhưng từ đó đã mang một tính triết lý rất cao; một triết lý nhân bản trong cuộc sống của mỗi chúng ta – dĩ nhiên NNH xin được đề cập đến vấn đề nhân bản ngay chính trong mỗi con người chúng ta, đề cập đến chính cái Tâm của mỗi con người chúng ta đứng trước một cuộc sống đang có biết bao nhiêu ngã đường mà chính chúng ta là người quyết định “phải nên đi vào những con đường nào”…. Cuộc đời có lắm ngã đường mà chúng ta sẽ chọn cho mình một lộ trình để xuyên suốt và chấp nhận cuộc hành trình đi trên con đường đó.

Qua câu chuyện của chị KimPhuong đã nêu - ắt hẵn câu chuyện nào cũng như câu chuyện nào trên cuộc sống này mà chúng ta đã gặp phải; nhưng ở đây chỉ có phần cuối câu chuyện đã làm cho chúng ta suy gẫm rất nhiều về cái Tâm của người nông dân già kia. Ở đây chúng ta cần nhìn nhận về cái gì? Theo thiển ý của người viết bài này – đó chính là cái Tâm của người nông dân già… Không phải những người nông dân nào cũng như thế, hoặc hết thảy những ai đang sống nơi phồn hoa đô hội đều xấu cả đâu; ở đâu cũng thế! Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên… vấn đề ở đây là chúng ta đã diện kiến được một cái Tâm và một bài học rất lớn và tuyệt diệu thế nào chính ngay trong con người chúng ta… trong câu chuyện đã nghiêng về cho cái Tâm của nhà Phật với bác nông dân già – bởi vì ngay tại làng ông ở chỉ có mái đình, ngôi chùa, mà tất cả những ai có cho mình một vị thần linh nào đó thì ắt hẵn sẽ phải tôn sùng và sủng ái, câu chuyện cho chúng ta thấy không hiểu trong ngôi chùa (hoặc ngôi miếu làng) có vị sư trụ trì nào hay không mà trong chuyện không đề cập đến; cũng có khi là một ngôi miếu hoặc ngôi chùa hoang nào đó chỉ có dân làng qua lại hàng ngày hay vào đó để cầu nguyện và khấn vái xin cho mình được an lành trong cuộc sống – dần dà theo thói quen của những người làng quê, ngôi chùa ấy ngày nào cũng có người; cũng đôi khi trong chùa ấy có những vị sư đang ở trong đó mà câu chuyện không đề cập đến !!! Nhưng ở đây nét chính đậm đà của bác nông dân già kia đã thấu hểu được chữ Tâm của một con người, thì ắt hẵn chắc bác cũng đã từng nghe những lời thuyết pháp về kinh nhà Phật từ các vị sư trong chùa, nên chúng ta nhận thấy cái Tâm của bác đã học được ở nhà Phật… do đó bác đã thấu hiểu được sống phải có cái Tâm, và chính cái Tâm đó đã luân hồi cho bác ở cái kiếp sau trong một cái nghiệp làm người của bác….

Cũng từ câu chuyện đó – chúng ta liên tưởng đến Kinh Thánh của Công giáo về câu chuyện Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu như thế nào… như chúng ta đã biết Thiên Chúa là Đấng phép tắc vô cùng, lòng lành và ngay chính; quyền năng của Ngài vượt trên cả mọi quyền hạn của thế gian; chúng ta nhìn đoạn Kinh Thánh: Ta đến không phải để cứu những người công chính mà Ta đến để cứu những con người tội lỗi… chúng ta nhớ lại giờ phút trong vườn Gietshimani khi quân lính đến bắt Ngài, thì Ngài vẫn “yên lặng” cho quân lính bắt đi; đến nỗi môn đệ Phêrô thấy người ta xúc phạm đến Thầy mình bèn lấy gươm chém đứt tai một tên đồ đệ tên là Manco… nhưng sau đó Giêsu quay lại và la mắng Phêrô: Hãy xỏ gươm vào bao, ai dùng gươm sau này sẽ chết vì gươm… Nếu chúng ta hiểu rằng: Đấng Trời đất quyền phép như Chúa Giêsu thì khi Ngài phán ra Chính Ta đây! Thì đám quân lính đã ngã xuống đất hết thảy… điều đó chứng tỏ rằng quyền năng của Ngài đã siêu việt như thế nào, nhưng vấn đề ở đây là Thiên Chúa xuống thế làm người là để Cứu chuộc cho những con người tội lỗi, chứ không phải Ngài đến thế gian để ra tay quyền uy siêu việt, chính vì những phận thấp hèn của một con người thế tục mà cái Tâm của Ngài không cho phép Ngài sử dụng quyền năng thiên hữu để trị đám lính triều đình ấy… Qua bộ phim Cuộc khổ nạn… mà chắc hẵn chị KimPhuong cũng như tôi và rất nhiều người khác đã được chứng kiến thì chúng ta nhận thấy một điều: Cuộc khổ nạn của một con Người để cứu rỗi cho nhân thế đã được xuất phát từ chính cái Tâm của Người, Chúa Giêsu đã lấy cái Tâm của một con người bình thường của thế gian này để minh chứng cho chân lý và Sự Thật của Người ở Nước Trời… Nếu chúng ta ở vào địa vị ấy – chúng ta sẽ phản ứng như thế nào ? – Tìm cách chống lại với quân lính ấy để thoát thân, hoặc có những âm mưu ý định để vạch cho mình một phương án chống lại và biện hộ cho lý lẽ của mình… Nhưng ở đây chúng ta nhận thấy Đấng Giêsu trong vai trò của “một con người bình thường” để chịu đủ mọi thứ cực hình mà con người nhân gian đã gây ra – nếu xét theo vị thế Thần học thì mỗi lần Chúa Giêsu di chuyển từ nơi này đến nơi khác, mỗi lời nói đối chất của Ngài với Philato, hoặc Caipha – đó chính là những ý nghĩa sâu sắc nhất trong lẽ sống đời thường mà chúng ta đã gặp phải thường ngày, chúng ta biết rằng: những phương án mà triều đình Do Thái đưa ra để có chứng cứ, những bằng chứng để buộc tội Ngài… tất cả những hành động đó nền Thần học Công giáo đã triển khai rõ cho chúng ta thấy rằng: cái Tâm của con người chính là lẽ công chính để cho dư luận rộng đường phán xét….

Cũng từ câu chuyện đó, chúng ta nhìn lại bộ phim Tây Du ký nói về cho Hòa Thượng Trần Huyền Trang trên đường đi Tây Tạng thỉnh kinh nhà Phật vào đời nhà Đường của Trung Hoa, ắt hẵn chúng ta nhìn về cái Tâm của nhà Phật quan trọng như thế nào qua hình ảnh của Hòa thượng Tam Tạng… Ở đây cái Tâm của Đường Tăng trước mọi biến cố trên đường đi Tây Thiên Trúc để mục đích chính là đem về được những pho kinh nhà Phật nhằm trau dồi thêm ý chí và tính kiên định của Đức Phật với không những cho những bậc tu hành đời nhà Đường mà thôi, mà còn cho cả chúng sanh của Ngài nữa, chúng ta còn nhớ ngày Đường Tăng giã từ Vua nhà Đường để cất bước ra đi, Tam Tạng đã cúi xuống lấy một nắm đất quê nhà để cất giữ luôn bên mình trước sự chứng kiến của đầy đủ Vua quan triều đình, chừng đó thôi cũng đủ đề cao cái Tâm của Tam Tạng khi cất bước để đi vào một cuộc hành trình lắm chông gai đau đớn, chúng ta chứng kiến cảnh Vua tôi chia tay trong nỗi nghẹn ngào đau xót và không hy vọng có ngày trở về… nhưng cuối cùng qua biết bao nhiêu thử thách, bao nhiêu đớn đau, bao nhiêu gian tà xảo trá… chính cái Tâm của Hòa thượng và đám đệ tử của Ngài (Ngộ không, Bát Giới, Sa Tăng) đã về với quê nhà bình yên và vinh quang…

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Chieubuonbien-1

Một câu hỏi mà người viết bài này đã đưa ra để tự suy xét với chính bản thân mình:
1- Tại sao Chúa Giêsu lại phải chịu đủ thứ nhục hình trong mọi đớn đau của cái án phạt ấy ?
2- Tại sao Hòa Thượng Đường Tăng phải chấp nhận cất bước ra đi tới Tây Thiên Trúc để thỉnh cho được những pho kinh nhà Phật ?
3- Tại sao bác nông dân già nghèo rớt mồng tơi kia không chiếm đoạt số vàng mà ông đã lượm được, mà lại còn cất kỹ để trao trả lại cho người chủ thương gia nọ ?

Tất cả chỉ vì một chữ Tâm – chữ Tâm chính ngay trong con người của chúng ta, ai ai cũng có; như thế khi luận về chữ Tâm trong mỗi con người chúng ta chắc chắn sẽ không giống nhau ở một vài khía cạnh của nhận thức, ở một vài khuynh hướng biện luận khác nhau và tất nhiên không ai giống như ai - ở đây qua câu chuyện nhỏ của chị KimPhuong, trước tiên theo thiển ý của người viết bài này, xin phép chị KimPhuong cho NNH được nêu lên vài khuynh hướng để biện minh như sau:

1- Chị KimPhuong cũng có một cái Tâm của chính mình như bao nhiêu người khác.
2- Không hiểu chị KimPhuong là người đã theo một tôn giáo nào, nhưng qua bài chuyện kể mà chị đã đưa ra, thì chứng tỏ rằng: chị KimPhuong cũng có một nét nhân bản của cái tâm linh của chính chị.
3- Sống trên đời, ai ai cũng có một niềm lạc quan trong cái duy tâm của mình, chúng ta thử đặt ra một giả thuyết: cho dẫu chị KimPhuong là người theo đạo Ông Bà đi chăng nữa thì chữ Tâm và cái Nhân ở trong chị là rất lớn. Từ chỗ đó, chúng ta ắt hẵn nhận thấy chị là một con người rất chú trọng về ý ngay lành với tất cả tha nhân…
4- Một khi ai đó (như chị KimPhuong) khi đã đặt câu chuyện trên vào một vị thế cao trọng trong tâm tư của mình, chứng tỏ chị KimPhuong là: (Tôi xin mạn phép) là một “Nicô Đường Tăng” đang ở một giai đoạn thăng trầm trong cuộc sống, nhưng chị đã không nãn chí, mà còn muốn để lộ ra cho mình một chữ Tâm thật lớn.
5- Và kết luận lại: chị KimPhuong là một con người có chữ Tâm, chữ Tâm trong cái nhân bản của một con người đang đi trên đoạn đường đời nhân sinh này

Đó chỉ là một thiển ý cá nhân của tôi khi đề cập về cho chị KimPhuong – một con người mà tôi chỉ được biết qua những dòng chữ và hình ảnh – chưa bao giờ được diện mạo bằng da bằng thịt, hoặc chưa một lần được bắt tay với chị… nhưng dù sao cho dẫu chưa gặp mặt lần nào – với tôi hình như tôi cũng đã cảm nhận được sự thân thiết và gần gũi lắm (cũng giống như những người chị MyThuong, MinhNghia, KimQuy, VVy… và cả những người chị SaoMai khác mà tôi đã được quen biết). Hẵn nhiên, ở đây tôi không đề cập đến một tôn giáo tâm linh nào của chị KimPhuong, nhưng với một chữ Tâm tràn đầy ân nghĩa ân tình. NNH xin mời quý chị cùng tất cả bạn bè chúng ta xem qua một đoạn kinh điển sau đây trong giáo thuyết nhà Phật cũng đã bàn về chữ Tâm :

“Thiện căn là ở lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Chúng ta, từ lúc nhỏ đến giờ, chắc hẳn đã từng nghe ai đó bàn về Tâm. Mà khi nghe đến Tâm ta chắc hẳn đặt ra câu hỏi cho mình “Tâm” là gì? Tâm có phải là con tim không?”. Có rất nhiều học thuyết nói về Tâm nhưng ở đây chúng ta chỉ luận bàn về chữ Tâm theo quan điểm Nhà Phật. Theo quan điểm Nhà Phật thì cho rằng khi nói đến chữ Tâm là đang nói về “Chân Tâm”. Và để đạt tới cái gọi là “Chân Tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm” (khởi lên những vọng niệm,a những tham lam, sân hận, si mê…).

Thật ra, bản chất của Tâm chúng ta là thanh tịnh, tự nhiên. Cái “Tâm Năng” của chúng ta có thể toả sáng giống như ánh sáng mặt trời vậy (nhà Phật gọi là Phật tánh), mỗi người chúng ta ai cũng có Phật tánh (Tâm làm chủ không bị ngoại cảnh tác động, không phân biệt, luôn sáng suốt…) nhưng do vô minh, do ham muốn, do phiền não nên chúng ta mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Tâm của chúng ta nó chạy nhảy, rất khó đứng yên. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện, tu tập nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được. Nếu chúng ta quyết tâm (luôn kiên định) thì không có gì ngăn cản được chúng ta. “Tâm tích Phật lòng thành cũng Phật, Phật tích Tâm Phật ở trong lòng”.

Tại sao ta phải nên tìm hiểu về Tâm, và vai trò của “Chân Tâm”?

Sự thật thì, Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.

“Tâm sanh các pháp thảy đều sanh
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm
Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”.

Từ xưa khi Phật còn tại thế thì Phật đã từng nói: thế giới mà chúng ta đang sống có 5 thứ ác trược, đó là: (1) kiếp trược (kiếp bệnh, dịch, đói kém, đao binh), (2)phiền não trược (không được an vui, luôn lo lắng, phiền não), (3)mạng trược (thọ mạng ngắn ngủi), (4) kiến trược (chê bai không tin chánh pháp), (5) chúng sanh trược (con người không có đức hạnh). Nên việc luôn rèn luyện tâm hướng đến cái chân-thiện –mỹ là yêu cầu cấp thiết.

Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc giữ Tâm luôn tĩnh lặng, sáng suốt, an lạc là một việc làm rất khó. Bởi vì, chúng ta đang sống đang tương tác với xã hội này, mà xã hội thì luôn luôn vận động và lôi cuốn con người vào guồng máy vật chất. Mọi chuyện dù lớn hay nhỏ đều tác động ít hay nhiều đến với chúng ta. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khi hoàn cảnh đưa đẩy ta bàng hoàng nhận ra, hình như mình đã không còn là mình và mọi chuyện đang không nằm trong tầm kiểm soát của mình nữa. Những lúc ấy nếu không vững tâm thì thật là tai hại. Ta sẽ có những sai lầm, mà thời gian thì không bao giờ trở lại để sửa những sai lầm.

Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ cho Tâm mình trở về với Phật tánh của mình?

Con đường chấm dứt khổ đau không đâu xa. Đó chính là tìm về với Phật tánh của mình. Đó là con đường tu giới, định, tuệ. Con đường tu tập theo chánh pháp, chọn pháp môn phù hợp và :

“ Dứt ác làm lành giữ tâm hồn cho trong sạch đó chính là Phật Pháp”.

Từ trái tim tôi muốn gừi đến các bạn hãy luôn là mình bạn nhé. Và hãy tìm ra Phật Tánh của mình. Trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời này chúng ta hãy mạnh mẽ lên, luôn giữ cho Tâm mình luôn an lạc, thanh tịnh, dứt trừ phiền não. Và hãy luôn tha thứ cho người khác để chúng ta luôn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng.

“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.

Và chúng ta hãy là một viên đá nhỏ, trong vô số viên đá khác, để chung góp xây đạo Từ Bi; sẽ là một tia sáng nhỏ trong vô số tia sáng khác, để cùng nhau nêu cao lời Phật dạy, để đem lại hạnh phúc và giác ngộ cùng khắp cho tất cả mọi loài. (kinh điển Phật pháp)

Vậy thì chữ Tâm theo quan điểm nhà Phật là do ngay chính mình, do mình tự tôn tự tạo, vui buồn, hỷ nộ, ái ố đều chung quy lại do một chữ Tâm ngay trong chính mình mà ra.

Thế thì – cũng theo khuynh hướng tâm linh của một con người, nếu không phải là một tín đồ Phật tử, thì chúng ta sẽ có những khuynh hướng và quan niệm như thế nào đối với chữ Tâm kia, đạo nào, tôn giáo nào cũng có một chữ Tâm ngay chính trong ta – chắc hẵn không ai có được trong mình nhiều chữ Tâm khác nhau cả, mà ngược lại chỉ một chữ Tâm nhưng chính mình đã lái cho nó trở thành nhiều khuynh hướng đổi thay khác nhau mà thôi, cũng chính chúng ta đã tạo cho chữ Tâm có nhiều khía cạnh phiến diện khác nhau để rồi chính trong con người ấy – sự chân thành, giả tạo, gian dối… sẽ hòa quyện lại với nhau – chính lúc ấy chữ Tâm trong họ sẽ không còn giá trị nhân bản nào nữa – chính lúc ấy không còn là Tâm nữa mà chỉ còn là một hình thù đen đúa và giả tạo mà thôi… Một khía cạnh khác trong một khuynh hướng khác khi luận về chữ Tâm trong chúng ta, nếu ai đó là một KiTô hữu thì khi luận về Tâm linh trong họ thì sự luận chứng sẽ là:

Lời Chúa dạy: “Những cái gì từ miệng nói ra là phát xuất tự lòng. Chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.” (Mt 15,18)

Chữ “Tâm” cũng là “Lòng” trong con người tuy không nhìn thấy; nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người. Một tác giả đã suy tư như sau đây, để bạn và tôi cùng nghiệm xét:

1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.

Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương:

1- Đặt Tâm trên mắt - để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
2- Đặt Tâm trên miệng - để nói lên lời an ủi với người bất hạnh.
3- Đặt Tâm trên tai - để nghe lời than trách, góp ý của người khác.
4- Đặt Tâm trên vai để - biết gánh vác và và chia sẻ với anh em.
5- Đặt Tâm trên tay để - làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác.
6- Đặt Tâm trên chân để - mau mắn chạy đến người cùng khổ.
Thân xác không có Tim thì thân xác Chết, làm mgười không có Tâm, thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.

* Một phút suy tư: Con người trong sạch do Tâm, mà dơ bẩn cũng do Tâm. Tâm nâng đỡ con người lên, cũng chính tâm hạ thấp con người xuống. Như vậy, bạn và tôi cần:

- Giữ Tâm lắng trong, yên lặng, an tĩnh, không ô nhiễm, tham lam.
- Tôi giữ Tâm không sân hận, si mê, tham dục, không ý nghĩ đê hèn.
- Tâm tôi không ganh tỵ, trong sạch, như mặt gương được chùi bóng.

Khi thực hành những điều trên, giúp Tâm tôi được thay đổi:
-Tôi bình tĩnh, an vui trước mọi cơn thịnh nộ, xấu xa của kẻ khác.
-Tôi lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy từ bi, độ lương đối lại hung ác.
-Tôi lấy lòng nhân ái và hoan hỉ đáp lại sự hung bạo và đê hèn .

* Lời Chúa sẽ trở thành sức mạnh vô cùng cho tôi, để dập tắt những tật xấu đang ngủ ngầm trong Tâm tôi như: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương…, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác… (1 Cor 13, 4-6)

* Phó tế GB. Maria Nguyễn Định / Huyền Đồng
______________________________

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  Thumb_1201323962-1

Qua câu chuyện của chị KimPhuong đã gửi tặng – riêng tôi, đã có phần nào suy nghĩ hơi nhiều về cho chính mình và nhìn nhận lại bản thân mình trong cái nhân bản của một con người đang bước đi trên cuộc sống, trong một xã hội đầy dẫy những muôn màu mà chúng ta có dịp suy gẫm và nhìn nhận lại, một đề tài thật bình thường và chóng chày, một câu chuyện thật nhỏ nhoi và thấp hèn – nhưng trong phần cuối đã mang một sắc thái chuyên biệt rất lớn

… Nhìn lại thái độ và hành động của người nông dân già nghèo hèn nhưng thanh cao… đó là một bài học cho chúng ta suy gẫm khi đang sống trong thời đại phát triển xã hội hôm nay đang trên đà đi tới với một tốc độ chóng mặt; một câu chuyện bình thường nhưng chứa đựng một chữ Tâm rất lớn lao làm cho chúng ta phải suy gẫm và nhìn nhận; phải chăng đó chính là chữ Tâm, một chữ Tâm chân tình trong một chữ Nhân…

Xin chân thành cảm ơn chị KimPhuong rất nhiều; kính chúc chị luôn Tâm thường an lạc…

NguyenNgocHai.
Tháng 5-2010.

 Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...  F675c6231ee44562805290298401937f

_______________________________________





Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Bài Cảm nhận: Chuyện thằng ăn cắp...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» câu chuyện về chữ NHẪN
» Hình ảnh khai mạc Tháng Hoa...
»  Bài Cảm nhận nhân đề tài: Con người KiTô hữu...
»  Tự Tình tháng năm...
» Bắc thang lên hỏi Ông Trời !!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến