Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ơn Gọi KiTô hữu

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Ơn Gọi KiTô hữu Empty
Bài gửiTiêu đề: Ơn Gọi KiTô hữu   Ơn Gọi KiTô hữu EmptyTue Aug 02, 2011 9:33 pm

Bài 08: Ơn gọi Kitô hữu

Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcTnMQXEQVw0VGIlEJstDk5OsrGBx4EAF8GOTdRKyplCvwbMEfQdLExV4XVyZw Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcSrWU-GlZhxmZd5cnsmopUo3bqaIvmY8nUT7f9RzucX-OOrZUN6IA Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcSWsWPJWbC_Ko3Tx-mXC6sgT8foUJn_uNH-kVOuXqEMyKCJcK7QjA

Từ lâu trong văn chương thần học và tu đức, tiềng “ơn gọi” thường dành riêng cho tiếng gọi sống một cách riêng trong Giáo hội; tu Dòng hoặc linh mục. Cách nói thu hẹp đó làm nghèo nàn mất một từ ngữ, vì người ta quên mất rằng tự căn bản, Chúa kêu gọi hết mọi người.

Ngày nay trong Giáo hội, tiếng “ơn gọi” đã có một ý nghĩa rộng hơn nhiều, phong phú và sâu xa hơn. Công đồng Vatican II quả là một sức thúc đẩy hữu hiệu cho việc phục hưng ơn gọi thanh tẩy, nghĩa là tính ưu việt không chối cãi dành cho ơn gọi kitô hữu. Các tài liệu Công đồng biểu lộ mối quan tâm liên tục làm cho ơn thanh tẩy được hiểu là ơn gọi vô song.

Chúa Kitô thượng tế lấy từ loài người (Dt 5, 1-5) đã tạo nên một dân mới, một vương quốc tư tế cho Người và Cha (Kh 1,6; 5,9-10). Vì chưng các kẻ đã chịu thanh tẩy đều được thánh hiến để nên ngôi nhà linh thiêng của Đấng đã kêu gọi họ vào ánh sáng tuyệt vời của Người, bởi việc tái sinh và xức dấu của Thánh Linh (1P 2,4-10… L.G 10)

Trong Giáo hội, mọi người đều được kêu gọi nên thánh theo lới Tông đồ: Điều Chúa muốn là sự nên thánh của anh em “ (Tx 4,3; Ep 1,4; L.G. 39)

Qua ơn gọi Đức tin và qua phép Rửa , người ta trở nên chi thể của Đức Kitô và nên con Chúa trong Giáo hội, không một vinh dự nào cao hơn điều đó: trong gia đình của Chúa , không thể nghĩ được rằng người “ con của Chúa “ hơn người kia. Điều đó không ngăn trở gì sự đa dạng trong một thân thể có nề nếp như Giáo hội, trái lại sự khác nhau về nhiệm vụ lại là điều kiện của hiện hữu và sinh hoạt của Giáo hội.

Công đồng còn nhắc lại: ơn Chúa kêu gọi liên quan đến toàn bộ đời sống con người. Ơn gọi đụng tới chính con người, trong tất cả bản thể của con người. Nó cho người ta nhận ra toàn vẹn căn cước của mình qua việc mời gọi con người hiến thân trọn vẹn bằng việc tích cực đáp lại lời kêu gọi của Chúa. Ơn gọi mặc khải chính huyền nhiệm của nhân vị và cho ta hiểu được huyền nhiệm. Chính con người như Chúa đã có ý nghĩ và như họ được mời gọi thực hiện bản thân trong tự do. Nói về ơn gọi như thế là nói về mặt sâu xa nhất của bản tính con người và kitô hữu. (G.E phần 1)

“Ơn gọi kitô hữu là ơn gọi nên thánh.” Bởi vậy, anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. Đức Giêsu đã dạy thế (Mt 5,48).

Sự hoàn thiện kitô hữu có gốc tự trong Chúa, Cha chúng ta. Đó là chính sự thông phần vào sự hoàn thiện của Chúa và công trình yêu thương của Ngài. Lời mời gọi nên hoàn thiện đó là một lời mời gọi ta đến gặp gỡ ngày càng thân mật với Chúa và sẵn lòng thực hiện ý định phần rỗi của Chúa trên chúng ta. Đó là một giai đoạn bắt buộc đối với ai muốn nên một kitô hữu trưởng thành.

“Được Chúa kêu gọi, chẳng phải nhờ vào công trạng, nhưng nhờ ý định và ân huệ của Chúa mà được nên công chính trong Đức Giêsu Kitô, các môn đệ Đức Kitô đã trở nên con cái thật của Chúa trong phép Rửa đức tin, được thông phần bản tính Chúa và nhờ đó đuợc nên thánh thật. Sự thánh hóa họ được lãnh nhận đó, chúng ta phải nói là nhờ ơn Chúa giúp họ phải biết bảo trì và hoàn thành bởi cuộc sống của mình.”

Trong các hình thức sống và các chức vụ khác nhau, tất cả đều được Thánh thần hướng dẫn mà vun trồng một sự thánh thiện duy nhất và họ cùng vâng lời Cha, tôn thờ Cha trong tinh thần và sự thật, bước theo Chúa Kitô Khó nghèo và khiêm tốn, vai vác thập giá mình, để đáng được thông phần vào vinh quang Người.

Mỗi người cần cương quyết tiến bươc theo ân ban và sức lực của mình, bằng con đường của một đức tin khuyến khích trông cậy và hoạt động bằng đức ái (L.G 39 và 40).

Ơn gọi làm người và ơn gọi kitô hữu không được coi là hai điểm tách biệt và độc lậo với nhau, nhưng là hai mặt thiết yếu và thống nhất trong một thực tại duy nhất; ơn Chúa gọi bao hàm cả hai mặt đó.

Con người mà chúa đã nghĩ tới, đã muốn có và kêu gọi, không phải là con người thuần siêu nhiên, nhưng là con người cụ thể, với tất cả phẩm giá tự nhiên và siêu nhiên, trong đó các phẩm giá tự nhiên là yêu cầu thiêt yếu và hướng về phẩm giá siêu nhiên.

Vậy, con người thực hiên ơn gọi mình khi biết phát huy đầy đủ mọi ân ban tự nhiên và siêu nhiên của mình.

Do đó, ơn gọi kitô hữu của ta bao gồm việc phân nhận các khả năng tự nhiên của ta như một trong những yếu tố cấu thành.

Bởi thế, làm kitô hữu thật cũng là làm người cho thật vậy.

CÂU HỎI BÀI SỐ 8

Mẹ Maria là người suốt đời lắng nghe và thi hành Lời chúa. Là kitô hữu, chúng ta cố gắng noi gương Mẹ, sống niềm tin của mình thật trọn vẹn trong mọi bước thăng trầm của cuộc đời.

Bạn hãy đọc đoạn Tin Mừng Tiệc cưới Cana Ga 2,1-11 , suy gẫm và rút ra điểm nổi bật trong niềm tin của Đức Mẹ. Bạn có thể áp dụng vào cuộc sống của bạn không ?

Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcQOw9XRBKPZBP4AgD6pZjy7GzNly-mC08DlDyqEGljIcU3a84owKA Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcSDEKg2Hoa4yU4AQ8Cpt2sZS9PvPgjtqQLz7eBTuBcoVjCuK3tF Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcTL2WrDE24eJ3k2sBpdVg27amXS4AlqNq2-iMYGZCwMTCe8EYLj

Bài đọc thêm
CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH
(Ga 2,1-11)


Theo phúc âm Thánh Gioan thì hành động đầu tiên của Chúa Giêsu sau khi chịu phép Rửa là quy tụ các môn đệ. Hành động thứ hai là đi dự tiệc cưới. Có lẽ đây là tiệc cướii của người bà con nên cả Đức Mẹ, Chúa Giêsu và các môn đệ cùng đi dự. Khi một Linh mục hay một Giám mục đi dự một đám cưới, chẳng qua là vì tình nghĩa, chứ không phải vì thích ăn uống. Chúa Giêsu đến dự đám cưới này cũng vì tình nghĩa, vì yêu thương, vì đây có lẽ là một đám cưới nhà nghèo nên thiếu rượu nữa chừng.

Tại Palestine tiệc cưới kéo dài hơn một ngày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc. Sau buổi tiệc, đôi tân hôn đuợc đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đuờng càng dài càng tốt để có thể gặp được nhiều người chúc mừng. Vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật. Họ ở tại nhà mở cửa suốt tuần để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, quả thực là một cơ hội vô cùng đặc biệt trong đời người. Như vậy, theo tập tục Do Thánh, đám cưới kéo dài suốt bảy ngày. Đám cưới Cana này mới đến “ngày thứ ba” thì đã hết rượu rồi. Thật là một tai họa bất ngờ, chủ tiệc vô cùng bối rối, khó xử. Các rabbi vẫn nói: không rượu thì không vui, hay người Việt Nam nói: vô tửu bất thành lễ. Không phải vì mọi người nghiện rượu, nhưng ở Đông phương món rượu rất quan trọng. Sự thật say rượu đối với họ là một điều xấu hổ, nên họ uống rượu pha hai phần rượu và ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống là có vấn đề, vì ở Đông phương tiếp khách là một nhiệm vụ thiêng liêng; thiếu thức ăn thức uống trong một tiệc cưới là điều xấu hổ, nhục nhã cho cô dâu lẫn chú rể.

Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana này. Sáu chum nước thành rượu ngon. Sáu chum đầy chứa khoảng 700 lít. Một lượng rượu khổng lồ.

Chúa Giêsu đi ăn cưới. Người không mang quà cáp hay phong bì. Chúa Giêsu chia sẽ cho cô dâu chú rể, cho họ hàng đôi bên và mọi người niềm vui của Chúa mà rượu là biểu tượng như lời thánh vịnh 109 : Rượu ngon làm phấn khởi lòng người.

Ơn cứu độ là niềm vui. Tiệc cưới được dùng làm hình ảnh Nước Trời. Hôn nhân là hình ảnh Thiên Chúa và Dân Người.

Trong phúc âm Gioan chỉ có bảy phép lạ được kể lại. Phép lạ Cana có một giá trị nổi bật vì đó là dấu lạ đầu tiên Chúa Giêsu làm trong cuộc đời công khai. Các phép lạ trong phúc âm Gioan không chỉ biểu lộ quyền năng Thiên Chúa mà còn mặc khải về mầu nhiệm Chúa Giêsu. Các phép lạ có tính biểu tượng cao. Các phép lạ là những dấu chỉ cho biết về con người Chúa Giêsu

Sau mỗi phép lạ thường có một bài giảng nhằm vén mở ý nghĩa sâu xa của phép lạ đó. Chẳng hạn :
- Sai khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu tự giời thiệu : Ta là bánh hằng sống (Ga 6)
- Sau khi chữa người mù được thấy ánh sáng, Chúa nói : Ta là ánh sáng thế gian ( Ga 9)
- Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa tự nhận : Ta là sự sống lại và là sự sống (Ga 11 )

Vậy phép lạ Cana mang một ý nghĩa nào ?

- Phép lạ xãy ra trong một tiệc cưới. Trong Cựu ước, để diễn tả tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ít-ra-en, các ngôn sứ đã dùng hình ảnh hôn lễ, Thiên Chúa làm đám cưới với dân mình, Thiên Chúa là chú rể. Đoạn văn (Is 54, 4-Cool là một minh họa rất lý thú phối hợp đề tài xuất hành với một đề tài trong sách Hôsê, đó là Yuđa được coi như người bạn trăm năm của Thiên Chúa . Vì yêu thương người bạn trăm năm của mình bị bỏ rơi, Thiên Chúa sẽ đem những người lưu đày trở về quê nhà.
- Phép lạ Cana diễn ra trong một bữa tiệc : Bữa tiệc là hình ảnh được dùng để diễn tả niềm vui vào ngày Đấng Mêsia đến. Bữa tiệc này dồi dào rượu ngon “ Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ thết đãi muôn dân một bữa tiệc, thịt thì béo , rượu thì ngon “. Chúa Giêsu nhiền lần dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời, Người ví mình là chú rể, là tân lang . Người coi giáo huấn của Người là rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ.

Đọc tin Mừng chủ nhật hôm nay, chúng ta bắt gặp một chú rể lúng túng và bất lực vì hết rượu đãi khách. Gia đình chỉ có nươc dùng để thanh tẩy theo luật Môisen. Chúa Giêsu xuât hiện như Chú Rể thật sự của nhân loại. Người biến nước thành rượu, biến nước Cựu ước thành rượu Tân ước. Rượu của Người vừa ngon vừa nhiều, có cả phẩm lẫn lượng. Hình ảnh này cho thấy ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến thật là nguồn ơn quý giá và dư đấy.

- Tiệc cưới Cana là biểu tương tiệc cưới Con Thiên Chúa và loài người. Phép lạ nước hóa thành rượu đem lại niềm vui cho người dự tiệc loan báo về mầu nhiệm Thánh Thể; bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô đem lại niềm vui ơn cứu độ cho con người.

Mỗi lần dự lễ là một lần dự tiệc. Tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ xãy ra hàng ngày trên bàn thờ, bánh và rượu trở nên Mình Máu thánh Chúa. Chúng ta tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, vì biết rằng Chúa yêu chúng ta, Người trở nên Bánh Hằng Sống nuôi chúng ta. Cả hai bàn tiệc nuôi dưỡng cuộc đời chúng ta sống trong niềm tin yêu vào Chúa.

Phép lạ Cana do Chúa thực hiện, nhưng Đức Mẹ cũng đóng vai trò quan trọng. Sự can thiệp của một người Mẹ nhạy cảm và từ ái góp phần làm nên phép lạ hóa nước thành rượu.

Phúc âm Gioan chỉ nhắc đến Đức Mẹ hai lần: lần đầu ở Cana và lần cuối ở Núi Sọ. Mẹ chứng kiến cái chết của con, và từ đây Mẹ trở nên Mẹ của các tín hữu (Ga 19,25-27). Cả hai lần đều có sự hiện diện của Chúa Giêsu và sự hiện diện của con người. Mẹ đã đưa con người đến với Chúa Giêsu ở Cana, và Chúa Giêsu cũng đã đưa Thánh Gioan, đại diện cho các tín hữu đến với Mẹ “ Này là Mẹ con “. Mẹ đã hiện diện ở tiệc vui Cana, Mẹ cũng hiện diện ở Núi Sọ. Mẹ đi từ bước đầu cho đến cao điểm của sứ vụ Chúa Giêsu. Mẹ vẫn đi mãi, đồng hành với Giáo hội, với mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Mẹ vẫn chia sẽ niềm vui và âu lo, nâng đỡ và ban ơn cho mỗi người trong cuộc đời này.

Cuộc sống thường ngày có những trắc trở, những lúng túng, những khó khăn. Hãy đến với Mẹ. Lời cầu bàu của Mẹ có giá trị lớn lao trước nhan thánh Chúa. Mẹ vẫn thường nói với Chúa Giêsu: Họ hết rượu rồi và Mẹ cũng hay nói với mỗi người chúng ta : Hãy làm mọi điều Chúa bảo .

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcS1SH3Q_Jvh5a9nns3fW6BgH_1k5Kh9Wit9W6oNOZUlsZVDd5VE Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcRrkZ7OCGZfGmf3C9Ez-8-uPV6sawuDnqnoIH0W1ESutz9WqYBX Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcTfANf70ETmbRuA1JUOXrxNEY4rfVMXEASZqTIsT7ZUlqFoYMNa

Bài đọc thêm
CHỌN CHÚA TRONG MỌI CHI TIẾT CỦA ĐỜI TÔI


Trên nguyên tắc, đã là kitô hữu thì hầu như ai cũng đã chọn Chúa làm cùng đích của đời mình. Tuy nhiên cái nguyên tắc chung này khi được áp dụng cụ thể vào đời sống của từng người thì lại khác nhau rất nhiều: có người chọn Chúa một cách triệt để, có người chọn Chúa một cách nửa vời, còn có người chọn Chúa như một món trang trí ‘ cho có với thiên hạ”.

Thông thường, chọn Chúa trong những việc lớn thì tương đối dễ, vì khi ấy tôi chứng tỏ được lòng quảng đại, sự hy sinh, lòng can đảm… của mình. Khi chọn Chúa trong các việc lớn tôi dễ cảm thấy mình anh hùng! Ngược lại, chọn Chúa trong từng chi tiết vụn vặt của đời mình quả là một việc khó, bởi vì muốn làm được như thế thì tôi phải luôn luôn đặt mình về phía Chúa : từ ý nghĩ, lời nói, hành động tất cả phải qui chiếu về một mình Chúa mà thôi. Ấy thế mà tôi có rất nhiều điểm để qui chiếu đời tôi. Điểm qui chiếu đầu tiên chính là bản thân tôi; kế đó là các đối tượng, các mục đích mà tôi ưa thích. Lại nữa tôi không phải là một ẩn sĩ để có thể ở trong tĩnh mịch chỉ có một mình tôi với Chúa. Tôi phải liên tục giao tiếp với tất cả những sinh hoạt của môi trường chung quanh. Tôi không thể bỏ chúng, nhưng đồng thời tôi cũng không thể đặt chúng ngang hàng với Thiên Chúa. Để có thể dấn thân vào những sinh hoạt ấy mà không phản bội lại Thiên Chúa, tôi phải liên lĩ chọn Ngài trong từng giây phút, trong từng chi tiết nhỏ nhặt của đời tôi.

Muốn thực hiện được điều này, trước tiên tôi cần liên tục khẳng định lại sự lựa chọn căn bản của mình. Trước tiên tôi cần đặt trọn tư tưởng của tôi hướng về Chúa. Cần phải liên tục nhắc đi nhắc lại luôn để tạo ra một xác quyết là tôi phải hoàn toàn thuộc về Chúa. Từ bước ổn định tư tưởng này, các lời nói và việc làm của tôi sẽ được tư tưởng căn bản ấy chỉ đạo và điều khiển. Tư tưởng ổn định xác quyết thi lời nói và việc làm cũng sẽ ổn định, và nếu có bất ổn thì cũng dễ điều chỉnh sửa sai. Chúa ban cho tôi một món quà quý giá là tư tưởng. Vậy thì lễ vật đầu tiên và quý giá nhất mà tôi có thể dâng và phải dâng lên Thiên Chúa chính là tư tưởng của tôi. Một khi tư tưởng của tôi đã thuộc hẳn về Chúa, nó sẽ hướng dẫn trọn vẹn con người tôi về với Ngài.

Để có thể chọn Chúa trong từng chi tiết nhỏ nhặt của đời mình, tôi phải chọn Chúa ngay từ lãnh vực quan trọng nhất của cuộc đời: tư tưởng chính là lãnh vực quan trọng nhất ấy. Nếu tư tưởng của tôi chưa thuộc hẳn về Chúa, thì khi phải liên tục chọn Chúa trong những chuyên vụn vặt của đời mình, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn lấn cấn vì cứ phải so đo cân nhắc luôn. Hơn nữa, một khi tư tưởng chưa thuộc hẳn về Chúa thì những chi tiết vụn vặt ấy dễ vuột khỏi sự kiểm soát của chính tôi để chạy tuột theo đà của chúng. Lúc bấy giờ tôi không còn là của Chúa, cũng không còn là của tôi, mà chỉ còn là nô lệ cho những thần tượng lợi thú nào đó của mình mà thôi.

Lạy Chúa xin cho tư tưởng con luôn luôn hướng trọn về Ngài . Amen


Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcRjujUfwvsaWaQco1IEbvr59p4X1Z_3z9saovOrNpFMfkFF5xbvYnVy2JK_yQ Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcSEuIPJslGgbiZOYDTUoDflKNKc5X4JS7lhbFW2g07YnMsz-dz9 Ơn Gọi KiTô hữu Images?q=tbn:ANd9GcRmWrtMJNps3-sDb0oe1mHqHmfgajdLNca0DtaJ3RvGczA4GPG5mA
_____________________________________________

NNH - Sk...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Ơn Gọi KiTô hữu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ơn Gọi KiTô hữu   Ơn Gọi KiTô hữu EmptyTue Aug 02, 2011 9:45 pm

Ngày Ơn Gọi tại Giáo xứ Vườn Chuối 15/5/2011


NNH Sk...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Ơn Gọi KiTô hữu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giờ này đối với tôi ĐỨC KITÔ LÀ AI RỒI...
» Giáng sinh 2011 với Giáo xứ Xuân KiTô
» Ðức Giêsu Kitô là ai ?
»  Bài Cảm nhận nhân đề tài: Con người KiTô hữu...
» Đạo hiếu - cái nhìn từ một KiTô hữu...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến