Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Người Công giáo và cuộc sống nội tâm

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Công giáo và cuộc sống nội tâm   Người Công giáo và cuộc sống nội tâm EmptyFri Aug 12, 2011 8:42 pm

NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG NỘI TÂM

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm 211081_124029871018889_5946937_n

Tại Đại Hội Dân Chúa 2010, một tham dự viên thuộc tổng giáo phận Huế ( Bà Maria Nguyễn thị Nga ) đã đưa ra nhận định = “đa số giáo dân Việt nam được thừa hưởng một đức tin gọi là đức tin truyền thống từ nền giáo dục tôn giáo của gia đình và giáo xứ. Họ sống theo kiểu đạo Cộng đồng, đạo Tập thể chứ chưa phải là một xác tín cá nhân, một tương quan tình yêu liên vị với Thiên Chúa” (Nguồn Hành Trình Dân Chúa)

* Chẳng hiểu quan niệm “đức tin truyền thống” là như thế nào, tuy nhiên quả là giáo dân Việt Nam hiện đang sống kiểu đạo cộng đồng, nghĩa là người ta chỉ ..sống đạo khi ở trong nhà thờ hoặc với tập thể còn khi ra khỏi những nơi đó thì cũng chẳng có gì là khác với người không có đạo. Tôn giáo được gọi là đạo, là đường mà hễ có đường thì phải đi, không đi không sống thì đạo ấy chẳng còn giá trị gì nữa và tất nhiên sẽ không sao tránh khỏi bị người đời chê ghét “Trong các tháng qua, đức Thánh cha Biển Đức XVI đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bách hại các tín hữu đó đây trên thế giới và khuynh hướng bài Kito giáo trong chính các quốc gia Âu Châu có nền văn hóa Kito. Phong trào tục hóa và chủ trương duy đời cực đoan ngày càng lan tràn tại Âu Châu khiến cho các giới lãnh đạo chính trị của đại lục này không chỉ thờ ơ với Kito giáo mà còn tìm mọi cách gạt bỏ Kito giáo ra khỏi cuộc sống xã hội. Nhân danh nguyên tắc tách rời tôn giáo và nhà nước, họ muốn bịt miệng không cho giáo hội lên tiếng về các vấn đề của con người và của xã hội. Nhân danh chủ nghĩa duy đời cực đoan và sự tôn trọng đối với tín hữu các tôn giáo khác hay đối với những người vô tín ngưỡng họ cấm các ngày lễ và các biểu tượng tôn giáo trong đời sống công cộng” (Nguồn Vietcatholic News 15 Feb 2011).

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Images?q=tbn:ANd9GcTkSqkgh-5j7l-v9GaWhdRrXpFnIv0mwMRKd5iPohUnPFtoXya3Qg

Hễ là người có đạo thì phải sống đạo và đây cũng chính là điều mà Đức Kito truyền dạy “ Anh em phải là muối ướp cho đời nhưng muối mà nhạt đi thì lấy gì làm cho nó mặn lại. Nó đã thành vô dụng thì chỉ còn có việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp”( Mt 5, 13 ). Muối ướp là để gìn giữ thức ăn cho khỏi hư thối, bởi đó người có đạo không thể chỉ biết sống cho mình mà còn phải cho người, cho đời. Thế nhưng làm sao có thể sống cho người mà trước hết lại không sống cho mình ? Có sống cho mình thì mới biết mình muốn gì, cần thiết những gì. Một khi đã biết được mình muốn gì, cần gì thì khi đó ắt cũng sẽ biết được những gì người cần, người muốn. Tại sao ? Bởi vì người với ta tuy hai mà một, tuy một mà hai. Là hai bởi vì khác nhau về ngôn ngữ, chủng tộc nhưng là một bởi vì cùng được tạo dựng là Hình Ảnh Thiên Chúa. Cũng chính vì là Hình Ảnh Thiên Chúa thế nên con người mới mang nơi mình khát vọng khôn nguôi phải trở về với Đấng đã tạo dựng nên mình. Chẳng cứ riêng gì con người mà có thể nói sự trở về là thuộc tính của muôn loài chúng sinh vạn vật. Minh triết Đông Phương gọi sự trở về ấy là Phản Phục “ Vạn vật tịnh tác ngô dĩ quan phục, phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn” ( vạn vật cùng đều sinh rat a lại thấy nó trở về gốc, ôi mọi vật trùng trùng đều trở về cội rễ của nó – Lão Tử ĐĐK chương 16 ). Hết thảy đều được sinh ra và trở về với nơi mà nó xuất phát. Chúng vô tình như đất đá trăng sao …thì tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, cây cỏ vươn theo ánh sáng mặt trời, vật từ trên cao rơi xuống chỗ thấp, trăm sông đều đổ ra biển v.v..Còn chúng hữu tình như loài người chúng ta thì phải trở về với bản tâm mình. Trở về được thì lòng an vui thanh thản, ngược lại thì lo lắng muộn phiền. Trở về là về với Tâm nhưng Tâm ấy là cái vô hình vô thanh vô sắc thế nên là việc hết sức khó khăn. Dẫu vậy, ta thấy không có truyền thống tâm linh vĩ đại nào mà lại không cổ xúy cho việc trở về ấy bằng những tên gọi khác nhau. Bà la môn giáo nói Tat twam asi. Đạo Nho nói Tri Thiên Mệnh. Lão giáo nói là ĐẠO. Đạo Chúa Cựu ước nói là Thiên Chúa Giehova, còn Đức Kito trong Tân Ước có khi gọi là Đấng Cha, có khi gọi là Nước trời. Tất cả những danh xưng ấy tùy thời, tùy nơi mà có những tên gọi khác nhau nhưng vẫn ám chỉ cùng một Thực Tại Tâm.

Cứu cánh của tôn giáo là để trở về với Thực Tại miên viễn thường hằng đó, thế nhưng thực tế cho thấy hầu như tất cả đều đã đi ngược lại con đường các đấng khai sáng đã vạch, Đức Phật Thích Ca trở thành vị thần linh ban ơn giáng phúc để thiên hạ vái van cầu khẩn cùng với biết bao dị đoan mê tín. Lão Tử thành ra Thái Thượng Lão Quân với đủ mọi trò bói toán cầu cơ lên đồng nhảm nhí. Còn Nước Trời mầu nhiệm nội tại mà Đức Kito rao giảng thì nay thần học lại biến nó thành ra Nước Trời tục hóa mang màu sắc chính trị.v.v.. Thiên Chúa là Đấng Ẩn Giáu , vô sở bất tại ( Ga 1, 18 ) không thể suy, không thể cảm nhận và con đường duy nhất để đến với Ngài là phải hết lòng tìm kiếm, ngoài ra không còn con đường nào khác. Khó khăn là vậy nhưng Thiên Chúa có …cách của Ngài bởi vì Ngài không chỉ là Đấng Ẩn Giấu mà còn là Thiên Chúa Cứu Độ. Không phải chỉ có ta tìm kiếm nhưng chính là Chúa cũng rất muốn tìm ta. Đức Kito nói với người đàn bà xứ Samari bên bờ giếng Giacop “ Giờ sắp đến và nay đã đến rồi, những kẻ thờ lạy cách chân thật thì phải lấy tâm thành và lẽ thật mà thờ lạy Cha vì Cha vẫn hằng tìm kiếm người như vậy để thờ lạy Ngài” Ga 4, 23 ).

Thông qua các ngôn sứ, Thiên Chúa tìm kiếm con người hầu cho chúng biết đường phượng thờ Ngài. Tuy nhiên sự phượng thờ ấy lại chẳng phải với bất kỳ đấng nào khác ở bên ngoài nhưng ngay ở nơi mình.

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Images?q=tbn:ANd9GcScep35Da6b1M8-OIq-oBn6Hqo-MKexPa9t_tsoZuDti2qAMHDZ

I/- TÌM KIẾM ĐỂ TRỞ VỀ

Con người được sinh ra là để cho cuộc tìm kiếm và công việc ấy tất yếu phải là của từng mỗi cá nhân, không ai có thể làm thay cho ai được. Lý do không thể thay bởi đơn giản là vì đó là công việc của Tâm mà hễ là Tâm thì người nào có nỗi buồn vui thương nhớ của người ấy, có ai cảm ai thương cho người khác được ? Buồn vui thương nhớ đã vậy, còn về việc lên Thiên đàng hay xuống Hỏa Ngục cũng thế, nào có ai thay được cho ai ?Tôn giáo tất nhiên cần phải có thể chế tức giáo hội để tồn tại, thế nhưng thực chất đó phải là công việc của mỗi cá nhân, không nhận ra tính chất cá nhân này thì như đã nói đó chỉ có thể là cái đạo nhà thờ, đạo tập thể, không có cách chi thiết lập được mối tương quan Tình yêu liên vị với Thiên Chúa. Chính là Tình Yêu đã thúc bách Thiên Chúa tìm kiếm con người và cuộc tìm ấy phải là công việc xuất phát từ ở nơi Tâm để rồi lại trở về Tâm. Toàn bộ Kinh Thánh đều để diễn tả về cuộc hành trình tâm linh và sự diễn tả ấy đã được hình tượng hóa bởi một …giấc mơ thế này” Giacop từ Bê ê Seba đi đến Charan tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất thì qua đêm tại đó , bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Này Đức Giehova ngự trên thang mà phán rằng Ta là Giehova ĐCT của Apraham tổ phụ ngươi cùng là ĐCT của Isaac, Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi ĐẤT mà ngươi đang nằm ngủ đây. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. Này Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu sẽ theo gìn giữ ngươi và đem ngươi về XỨ này vì Ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi đã làm xong những điều đã hứa cùng ngươi. Giacop thức giấc và nói rằng thật Đức Giehova hiện có trong nơi đây mà tôi không biết. Người bắt sợ và nói rằng = chốn này đáng kinh khủng thay. Đây thực là đền ĐCT, thật là cửa của trời” ( St 28, 10 -17).

Về chữ ĐẤT, có thể hiểu theo hai nghĩa, hoặc nghĩa đen ( sens litteral ) hoặc nghĩa huyền. Nếu theo nghĩa đen thì ĐẤT ám chỉ cho miền Canaan ( Trung đông ) mà Thiên chúa đã hứa ban cho tổ phụ ( St 12, 7) Với cách hiểu như thế thì cái gọi là đất hứa ấy hoàn toàn chẳng liên hệ gì tới những dân tộc khác không phải Do Thái như chúng ta chẳng hạn. Vả lại ngay với người Do Thái dù là xưa hay nay, thì lời hứa ấy nào có ý nghĩa chi đâu ? Nhận ra như vậy để thấy rằng nhất thiết ĐẤT cần được hiểu là TÂM và Tâm đây cũng chính là Đấng Tạo Hóa vô phân biệt “Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện, mưa cho người công chính cùng kẻ bất chính” ( Mt 5, 45 ). ĐẤT được ví với TÂM đồng thời là Đấng Tạo Hóa Vô Phân Biệt bởi đặc tính của đất là nhận lãnh tất cả để rồi sản sinh tất cả, không có chi phân biệt lành dữ tốt xấu. Mặc dầu vậy Thiên Chúa cũng còn là Đấng Cha nhân lành và Ngài đã hứa với tổ phụ Giacop = này Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu Ta sẽ theo gìn giữ và đem ngươi về XỨ này …Qua giấc chiêm bao chúng ta thấy dường như giữa ĐẤT và XỨ là một nhưng thật ra vẫn có sự khác biệt. Được hứa ban cho ĐẤT nhưng việc trở về là về với XỨ chứ không phải với ĐẤT. ĐẤT thì vô hình vô thanh vô sắc tượng trưng cho Nước Trời mầu nhiệm nội tại. Còn XỨ thì có thanh âm hình dạng sắc màu tượng trưng cho Nước Thiên Đàng cực lành cực vui. Được hứa ban cho ĐẤT nhưng để có thể trở về được với XỨ thì phải có sự Ở Cùng và gìn giữ của Thiên Chúa là Cha. Xuyên suốt cuộc hành trình tâm linh đã được ghi chép trong Kinh Thánh ta thấy Thiên Chúa đã ban vô số Lời hứa và với toàn bộ những lời hứa ấy Thiên Chúa đều đã thực hiện bởi vì Ngài là Đấng trung thành trong lời hứa và Thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Tuy nhiên có một lời hứa vô cùng quan trọng là hứa ban Đấng Cứu Thế thông qua sự quở trách với rắn Satan “ Ta sẽ làm cho mày cung Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” ( St 3, 15 ).

Trong trình thuật Kinh Thánh, chúng ta chỉ thấy có hai…nhân vật đó là Người Nữ ám chỉ cho Đức Maria còn con rắn cho Satan. Tại sao không đá động gì đến Đấng Cứu Thế mà lại nói là lời hứa ban Đấng Cứu Thế ? Lý do là vì Đấng Cứu Thế chỉ có thể ra đời bởi Tiếng Xin Vâng ( Fiat ) của Đức Nữ Trinh Maria và rồi trong suốt cuộc hành trình tâm linh thực hiện ở nơi từng mỗi một Kito hữu, Chúa Giesu Cứu Thế cũng chỉ có thể hình thành và hoạt động bởi hai tiếng Xin vâng tức trải qua cuộc giao tranh với sự phù trợ của Đức Mẹ để chiến đấu và chiến thắng với kẻ thù thâm hiểm là rắn Satan. Có thể khẳng quyết một điều là không có Tiếng Xin Vâng của Đức Maria thì Chúa Cứu Thế không thể ra đời. Cũng vậy nếu mỗi một Kito hữu chúng ta không biết Xin Vâng trong mọi nơi mọi lúc thì Đức Giesu Kito cũng không thể sinh ra ở trong ta. Hiểu như vậy thì vai trò của Đức Maria trong công trình Cứu Độ của Thiên Chúa không phải để thực hiện điều chi khác ngoài ra để dẫn dắt chúng ta trên đường trở về tìm gặp và yêu mến Chúa Giesu Người Con Chí Thánh của Mẹ.

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Images?q=tbn:ANd9GcQcXMYM9o6WMh9UBAFYEo1NAxdpAUFN5RK871GkRz9hbiTbsKQ0wZMA6Yjg

II/- TRỞ VỀ TRONG CUỘC CHIẾN NỘI TÂM

Trở về và xin cho sự trở về, đó là toàn bộ lẽ sống của người có đạo “ Hỡi Đức Giehova hãy xoay chúng tôi trở về Ngài thì chúng tôi sẽ trở về. Làm những ngày chúng tôi lại mới như thuở xưa” Ac 5, 21 -22 ). Nói đến trở về tức có ra đi, vậy ra đi khi nào ? Xin thưa đó là khi nguyên tổ bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng vì đã nghe lời xúi giục của Rắn Satan cố tình ăn trái phân biệt mà Thiên Chúa đã cấm” Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn, nhưng về cây biết thiện biết ác thì chớ có hề ăn đến, bởi một mai ngươi ăn chắc là phải chết”( St 2, 16 -17 ). Tội nguyên tổ là tội phân biệt tức thấy có ta và cái ở ngoài ta, kể cả Thiên Chúa. Một khi đã đi vào phân biệt ( lý trí ) thì Thiên Chúa không hơn không kém đó chỉ là một thứ quan niệm chứ không phải thực tại.. Đang khi đó Thiên Chúa từ thuở đời đời vẫn hằng hữu trong ta nhưng ta nào có biết. Chính bởi thế, Giacop sau khi tỉnh giấc chiêm bao mới thảng thốt kêu lên “ Chốn này đáng kinh khủng thay, đây thực là đền thờ ĐCT và thật là cửa của Trời” ( St 28, 10 -17 ). Thiên Chúa hằng hữu ở nơi ta và Ngài như Người Cha nhân lành lúc nào cũng mong nhớ những đứa con xa lạc trở về “ Khi còn ở đàng xa cha thấy nó thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ nó mà hôn riết” ( Lc 15, 20 ) Thiên Chúa mong nhớ con cái tội nghiệp trở về, còn về phần chúng ta thì lại quá ư tệ bạc chẳng những biền biệt ra đi mà còn cố tình…khai tử Ngài. Thiên Chúa một khi đã bị…giết bỏ thì đương nhiên nhân loại không còn có chỗ để VỀ. Có đi thì phải có về, ra đi mà không về, người ta gọi đó là đi bụi, đi hoang. Cái nỗi bất hạnh lớn nhất của nhân loại hôm nay không phải là đói khát dịch bệnh tràn lan, khủng bố điêu linh, ô nhiễm môi trường.. v.v. nhưng là không còn có chỗ để VỀ ( retour à l’ essentiel) Tình trang không có chỗ về M. Heidegger gọi đó là Lãng Quên Tính Thể ( l’ oublie de l’Etre ).

Dù là người hay vật cũng đều phải có nơi có chốn để ở, chỗ ở của người gọi là nhà, của vật gọi là tổ là hang. Đi đâu thì cũng mong được về lại chỗ ở của mình, dù đó chỉ là túp lều tranh vách đất. Có hai lý do khiến chúng ta mong về lại nhà mình, trước hết đó là vì ở đó có những người đang mong đợi, có thể là cha mẹ ta, chồng vợ con cái ta…Tiếp đến là nỗi khổ vì không được đối xử yêu thương hoặc vì không có những tiện nghi như khi còn ở nhà mình…v.v..Nếu ra đi mà lại nghĩ chẳng có ai mong ai đợi hoặc ra đi mà lại …sướng vui hơn ở nhà thì chắc chẳng ai muốn về ?Xét trong tính chất sâu xa của câu chuyện sa ngã nơi Vườn địa Đàng, ông bà nguyên tổ vì ăn trái cấm thế nên mới bị..ra đi để phải đối mặt với đủ thứ lao phiền cực nhọc…đàn bà thì mang nặng đẻ đau, đàn ông phải làm lụng đổ mồ hôi trán mới có cái để ăn ( St 3, 16 -19 ). Lý do ra đi khỏi nhà của chúng ta có thể là vì công ăn việc làm, có thể là để du lịch đó đây, hoặc thăm thú bạn bè…Còn của nguyên tổ là vì trót ăn phải trái cây phân biệt. Ăn là một hành vi và hành vi này diễn ra ở trong tâm thức, nhà Thiền gọi đó là khởi tâm phân biệt. Khi nhìn một sự vật, như bông hoa chẳng hạn. Nếu ta thấy đó chỉ là bông hoa và không khởi lên một ý niệm đẹp xấu gì cả thì đó là cái thấy của Thực Tại. Ngược lại nhìn bong hoa lại khởi ý tưởng đẹp xấu, lớn nhỏ thơm thúi hoặc muốn sở hữu nó, đó là đã đánh mất thực tại. Với bông hoa đã vậy, còn với toàn thể những hành vi khác như ăn uống tắm giặt, lái xe đọc kinh dâng lễ…cũng vậy, hễ khởi tâm phân biệt là đã mất thực tại. Khởi tâm phân biệt con nhà đạo gọi là chia lòng chia trí. Sự chia lòng chia trí thường thì chúng ta chỉ áp dụng cho việc đọc kinh, lần hạt và cho là nó….chẳng có tội gì hoặc là tội rất nhẹ, nhưng thật ra nếu hiểu sự chia lòng chia trí tức phân tâm ấy khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa thì cần phải có một thái độ khác trong cầu nguyện. Cầu nguyện tức là cầu với Chúa ở nơi mình thế nên không thể cứ mặc tình chia lòng chia trí. Thánh Thomas Aquino nói “ Kẻ để trí khôn suy tưởng những sự dông dài thì nó nhạo báng ĐCT. Vì cũng như khi nói chuyện với người thế gian mà chẳng để trí khôn vào những lời mình nói tức là nhạo báng người ấy vậy” ( Kẻ nữ tu Thánh thiện ).

Đọc kinh, lần chuỗi thì không thể chia lòng chia trí bởi nó làm ta xa cách Thiên Chúa ( Mt 15, Cool Thế nhưng sự phân tâm chia trí có thể nói đó là thuộc tính của con người vì chưng không ai là không mắc vào vòng trói buộc của tội nguyên tổ là tội phân biệt. Mặc dầu không thể tránh sự chia trí nhưng chính cái điều không thể ấy lại trở nên công nghiệp cho ta một khi ta quyết tâm từ bỏ bởi lẽ “ Khi nguyện ngắm là ta hy sinh cho Chúa hết mọi tình tư dục của mình, mọi tình xu hướng mọi sự quyến luyến thế gian, mọi mối lợi của tính tự ái” ( Thánh Balthazar Alvarez – Kẻ nữ tu Thánh thiện ). Cầu nguyện được ví như hơi thở của linh hồn nhưng để cho hơi thở cũng chính là sự trở về Thực Tại Thần Linh ấy được thành tựu, chúng ta cần phải kiên tâm bền chí trong cuộc chiến đấu “ Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ” (Mt 10, )./.



NNH - Sk Fr... tinvui.info

Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Images?q=tbn:ANd9GcT9dHUwTWklIZ403V4FQI70HSfSKCidhho5gYYJq_HaTiTlqpxc Người Công giáo và cuộc sống nội tâm Images?q=tbn:ANd9GcQkh__KdLf_3zovEjBwzBhOZngtXL3T-4FS3oBaMlMsBy3ZXTSFyQ

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Người Công giáo và cuộc sống nội tâm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG NỘI TÂM
» Giáo Hội Công Giáo VN và Những Sắc chỉ cấm đạo
» Tìm hiểu tên "Thánh" của người Công Giáo Việt Nam.
» FATIMA... và những niềm tin của người công giáo
» Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhân ngày hòa bình thế giới 2012: Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến