Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 FATIMA... và những niềm tin của người công giáo

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo EmptyMon Oct 22, 2012 6:26 pm

Xin được giới thiệu về loạt bài viết về Đức mẹ Fatima và những niềm tin và sự kiện của Lm Nguyễn Hữu Thy.
__________________________________________

Fatima và viễn tượng cánh chung

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo 200px-VNO-fatima

Một điều chắc chắn là nội dung Sứ điệp Fatima chứa đựng viễn tượng cánh chung của nhân loại. Cũng vì thế, với tình mẫu tử bao la Mẹ Maria đã thiết tha kêu mời nhân loại hãy lắng nghe những lời cảnh báo khẩn thiết của Mẹ, hầu họ được cứu sống và khỏi bị tiêu diệt. Để hiểu rõ hơn những viễn tượng cánh chung ấy, chúng ta thử tìm hiểu vài khía cạnh sau đây:

Vận mệnh Âu châu

Thật ra, khi nghiên cứu Sứ điệp Fatima người ta phải công nhận điều này là không một ai có thể khẳng định được rằng những gì Đức Mẹ mặc khải ở Fatima chỉ liên quan tới vận mệnh Âu châu hay vận mệnh của riêng một nước nào khác. Trái lại, lời tiên báo của Đức Mẹ trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13.7.1917 có liên quan tới tất cả các dân tộc; theo đó: nước Nga sẽ gieo rắc các lạc thuyết của mình ra khắp thế giới, các người lương thiện sẽ bị bắt bớ, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chiến tranh sẽ bùng nổ và nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt.

Nhưng đàng khác, người ta cũng phải nhìn nhận được điều này là nếu những lời tiên báo của Đức Mẹ có liên quan tới các dân tộc, thì trước hết phải liên quan tới Âu châu. Thật vậy, với tất cả những cuộc tàn phá và hủy diệt khủng khiếp – về vật chất cũng như về tinh thần, về các của cải bên ngoài cũng như về sinh mạng con người – đã xảy ra tại Âu châu trong các cuộc chiến tranh và các cuộc xung đột địa phương, nhất là trong hai cuộc thế chiến I và II, người ta có đủ chứng cứ để khẳng định được điều đó. Vì thế, không phải là một điều tình cờ hay vô mục đích mà Mẹ Thiên Chúa đã đích thân hiện ra tại Bồ Đào Nha, một quốc gia thuộc phần đất Tây Âu để mang đến cho nhân loại những phương thế hữu hiệu nhất trong cuộc chiến chống lại „con mãng xà đỏ“(x. Kh 12,1tt) khổng lồ đã xuất đầu lộ diện tại Nga, vùng lãnh thổ thuộc Đông Âu, và đang ngăm nghe đe dọa nhuộm đỏ và tiêu diệt phần đất còn lại của Âu châu cũng như cả thế giới.

Với biến cố Fatima, kế hoạch của Trời Cao đã đạt tới đỉnh cao cuối cùng của nó: Ở Fatima, Đức Mẹ đã khẳng định một cách rõ ràng và dứt khoát là sự cứu rỗi và nền hòa bình chân chính và bền vững của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ của con người có biết lắng nghe và thực thi các phương thế cần thiết mà Mẹ đã mang đến cho họ qua sự trung gian của ba trẻ trong lần hiện ra vào ngày 13.7.1917 hay không. Dĩ nhiên, các điều kiện ấy tuyệt đối không giống như những đánh giá và những ước định theo kiểu nhân loại của khối quân sự Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO hay của cộng đồng các nước Âu Châu EU đưa ra, nhưng là điều mà theo ngôn ngữ ngày nay người ta gọi là những ưu tiên hàng đầu. Chính Sứ điệp Fatima chứa đựng những ưu tiên hàng đầu và chắc chắn nhất cho nền hòa bình và sự sống còn của Âu châu cũng như của cả thế giới.

Thật vậy, trước hết Sứ điệp Fatima là một lời kêu mời tha thiết và khẩn cấp của Trời Cao dành cho lục địa Âu châu, một lục địa từng được khai sáng và thấm nhuần ánh sáng Kitô giáo, để cứu vãn sự sống còn cũng như để bảo đảm tương lai của nó. Nhưng người ta đã tự hỏi là các dân cư của lục địa này có nhìn nhận ra được rằng thời hạn cuối cùng dành cho họ sắp điểm và họ đang đứng trên bờ vực thẳm, và hố diệt vong đang mở ra sẵn chờ để nuốt chửng họ, hầu họ biết tự cảnh tỉnh mình mà sám hối tội lỗi, mà cải thiện cuộc sống và quay trở về cùng Thiên Chúa, để nhờ thế họ được cứu rỗi hay không? Hay họ vẫn tiếp tục sống một cách vô cảm, vô trách nhiệm và nhất là sống phản bội lại tình thương của Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh 94 đã trình bày: „Suốt bốn mươi năm, dòng giống này làm Ta chán ngán. Ta đã nói: Đây là dân tâm hồn lầm lạc, chúng nào biết đến đường lối của Ta, nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.“ Nếu vậy, đó quả là một sự kết liễu khủng khiếp của lục địa Âu châu!

Các sự sau

Chúng ta đã biết rằng thị kiến hãi hùng về hỏa ngục mà Đức Mẹ đã tỏ ra cho ba trẻ xem thấy trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13.7.1917 – như đã được trình bày ở trên – đã gây cho các em thị nhân một nỗi kinh hãi khủng khiếp đến nỗi có thể làm các em chết được và đã ám ảnh tâm trí các em suốt đời. Nhưng chính trong thị kiến ấy chứa đựng sự thật mặc khải mà thánh Gioan Tông Đồ đã trình bày trong Sách Khải Huyền: „Có lửa từ trời rơi xuống và ma quỷ bị quăng vào trong hồ lửa diêm sinh ấy, một nơi mà người ta phải chịu mọi cực hình đau khổ ngày đêm đời đời kiếp kiếp.“ (Kh 20,9b-10a; 14tt; 21,Cool. Bởi vậy, thị kiến về hỏa ngục này cũng nằm trong chương trình mặc khải của Thiên Chúa, qua đó Người muốn nhắc nhở chúng ta không được quên điều quan trọng này là ma quỷ và hỏa ngục là những thực tại hiện hữu thực sự, và đồng thời là những mối đe dọa nguy hiểm luôn rình mò để cướp giựt sự cứu rỗi và sự hạnh phúc chân thật khỏi tay con người.

Nếu chúng ta nhìn biến cố Fatima từ góc độ ấy thì chúng ta sẽ phải khẳng định rằng, sự chọn lựa mang tính chất cánh chung đáng sợ đó là điểm đặc thù của Sứ điệp Fatima, tức:

Thứ nhất, Sứ điệp Fatima kêu mời con người phải có một sự quyết định dứt khoát có liên quan trực tiếp đến hạnh phúc vĩnh cửu của mình, với hai hậu quả tất yếu hoàn toàn khác biệt kèm theo, đó là: „Hỡi những người Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc“ hoặc: „Quân bị nguyền rũa kia, đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời.“ (Mt 25,34+41).

Thứ hai, nhất định chúng ta phải thuộc về hàng ngũ những người được Thiên Chúa chúc phúc, và để được hồng phúc ấy Mẹ Maria là „dấu chỉ vĩ đại“, là sao mai sáng chói đưa đường dẫn lối.

Trong khi kể về tên Phản-Kitô, nhà đại văn hào và triết gia người Nga Wladimir Solowjew đã trình thuật là dưới sự đàn áp khủng khiếp của tên Phản-Kitô „sự liên kết của các Giáo Hội đã thể hiện được từ trong bóng đêm đen tối tiến lên điểm cao chót vót“ như thế nào. Tuy nhiên, bóng tối của đêm đen đã bỗng chốc bừng sáng nhờ có được ánh huy hoàng ngời sáng, và một dấu chỉ quyền năng xuất hiện trên trời: một Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao sáng chói. Sự xuất hiện của Bà đứng yên trong một chốc lát, rồi Bà từ từ di chuyển về hướng Nam. Đức Giáo Hoàng Phêrô dương cao cây giám mục của ngài và kêu lớn tiếng: „Đó là ngọn cờ của chúng ta, chúng ta hãy bước theo“. Và ngài đã đi về hướng chỗ xuất hiện, đồng hành với Đức Giáo Hoàng có hai vị Trưởng Lão và hàng ngũ đông đảo các Kitô hữu, tất cả cùng tiến về Núi Thánh của Thiên Chúa.

Ngày nay thị kiến ấy không còn là thị kiến nữa, nhưng đã trở nên thực tại hiển nhiên. Dấu chỉ vĩ đại đã xuất hiện trên bầu trời rồi. Công đồng Vatican II cũng đã dạy: „Maria, signum certae spei et solatii peregrinanti populo Dei: Mẹ Maria, dấu chỉ của niềm hy vọng chắc chắn và của niềm an ủi cho Dân Chúa đang trên đường lữ hành“ (Lumen Gentium, số 68+69).

Vậy, con đường chắc chắn nhất dẫn đưa chúng ta đến sự cứu rỗi chân thật, là thực thi những lời mời gọi tha thiết của Mẹ Maria đã nhắn nhủ tại Fatima: „Thôi đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa. Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi. Hãy sám hối ăn năn. Hãy cải thiện cuộc sống. Hãy lần hạt Mân Côi mỗi ngày và hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.“



Được sửa bởi NgNgHai ngày Mon Oct 22, 2012 6:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo EmptyMon Oct 22, 2012 6:28 pm

Fatima và Phép Thánh Thể

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo 17_315_DucMeDiuHien

Các tín hữu có lòng sùng kính Mẹ Maria thường phải đối mặt với những lời chỉ trích là qua sự sùng kính Mẹ Maria của họ, họ đã vô tình hay hữu ý hạ thấp và làm phai nhạt lòng tôn thờ Phép Thánh Thể, trọng tâm mọi sự thờ kính trong Giáo Hội. Nhưng dựa trên nền tảng và mục đích sự tôn sùng Mẹ Maria, thì sự chỉ trích này hoàn toàn không có cơ sở.

Tuy nhiên, người ta cũng không nên quên rằng, trong mỗi sự chống đối hay phê bình chỉ trích đều chứa đựng ít nhiều sự thật. Vì thế, để biết được việc sùng kính Mẹ Maria của chúng ta có đúng chỗ hay không, hay nói cách khác, liệu việc sùng kính Mẹ Maria có làm lu mờ và phai nhạt lòng tôn sùng Phép thánh Thể nơi chúng ta hay không, thì chúng ta cần chân thành tự vấn mình là liệu lòng sùng kính Mẹ Maria có giúp chúng ta tiến gần Chúa Giêsu hơn không? Trong điểm này, có lẽ chúng ta cần ý thức được đầy đủ hơn những gì Đức Thánh Cha Piô XI đã viết cho Đức Hồng Y Capotosi năm 1930, khi ngài đề cử Đức Hồng Y làm sứ thần đại diện ngài chủ tọa đại hội Thánh Thể tại Loreto: „Bởi vậy, quả là cả một sự khởi đầu đầy hạnh phúc và hy vọng, khi sự tôn sùng Mẹ Maria luôn luôn được liên kết chặt chẽ với lòng tôn thờ Bí tích Mình Thánh Thánh Chúa.“

Điều đó muốn khẳng định rằng, toàn diện sự sùng kính Mẹ Maria chỉ trung thực và chân chính khi được biểu lộ qua sự sùng kính Phép Thánh Thể. Vì thế, những ai mang hoa nến đến dâng lên bàn thờ kính Mẹ Maria mà lại xa lạ với Bàn Tiệc Thánh Thể, thì hoàn toàn chưa hiểu được bản chất sâu thẳm nhất của sự sùng kính Mẹ Maria cũng như nỗi niềm khao khát tha thiết của chính Mẹ Maria.

Nhưng đối với sứ điệp Fatima, đâu là mối tương quan giữa sứ điệp Fatima và Phép Thánh Thể? Ở đây, chúng ta có thể quả quyết rằng, trên khắp thế giới không có một trung tâm hành hương Đức Mẹ nào lại được liên kết một cách hết sức chặt chẽ với Phép Thánh Thể như ở Fatima. Ngay trong sự sửa soạn một năm trước đó cho biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn chiên, đã hoàn toàn được gắn liền với Phép Thánh Thể.

Thật vậy, vào cuối thánh 9 và vào đầu thánh 10 năm 1916, thánh Thiên Thần đã hiện ra ít là ba lần với ba trẻ thị nhận để xin các em cầu nguyện và hy sinh đền tội. Trong lần hiện ra thứ ba với các em, thánh Thiên thần đã cầm một chén thánh trong tay và các em nhìn thấy tấm Bánh Thánh đứng lơ lửng trên miệng chén thánh. Và từ tấm Bánh Thánh trắng tinh các em nhìn thấy từng giọt Máu Thánh nhỏ xuống chiếc chén thánh. Bỗng chốc thánh Thiên Thần bỏ chén thánh ra khỏi tay và chiếc chén thánh đứng lơ lửng một cách lạ lùng trong khoảng không. Đoạn thánh Thiên Thần quỳ gối xuống bên cạnh các em và thờ lạy Phép Thánh Thể và lặp đi lặp lại ba lần lời nguyện: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, con khiêm tốn sấp mình thờ lạy Chúa và dâng lên Chúa Mình và Máu rất châu báu, linh hồn và thiên tính của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, đang luôn hiện diện trong các Nhà Tạm trên khắp thế giới để đền bù cho tất cả mọi xỉ nhục mà thiên hạ hằng xúc phạm đến chính Người. Nhờ công nghiệp vô cùng của Trái Tim cực thánh Người và nhờ Trái Tim vẹn sạch Mẹ Maria, con khẩn cầu Chúa ban cho các kẻ có tội ơn ăn năn hối cải.“ Đoạn thánh Thiên Thần đứng dậy, cầm Mình Thánh Chúa và cho Lucia rước lễ. Tiếp đến, thánh Thiên Thần trao chén thánh cho Gia-xin-ta và Phanxicô rước Máu Thánh Chúa và nói: „Các em hãy nhận lấy Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã bị xúc phạm một cách khủng khiếp bởi những kẻ vong ơn bội nghĩa. Các em hãy đền bù phạt tạ cho tội lỗi của họ và an ủi Chúa.“ Và sau đó, thánh Thiên Thần lại quỳ gối một lần nữa và lặp lại bà lần lời nguyện như ngài đã làm trên: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh…“ và rồi biến đi.

Tất cả các điều đó muốn khẳng định rằng, qua thị kiến trên người ta không thể phủ nhận được sự thật này là: Mục đích của tất cả mọi lần Đức Mẹ hiện ra được biểu lộ một cách quá tỏ tường, đó là nhờ Mình và Máu Thánh rất châu báu Chúa Giêsu Kitô mà đền bù phạt tạ Thiên Chúa Ba Ngôi vì mọi tội lỗi của nhân loại.

Nhưng sứ điệp Fatima không chỉ được sửa soạn một cách huyền nhiệm bằng chứng tích hướng về Phép Thánh Thể như thế, mà cả thời hậu những biến cố Đức Mẹ hiện ra còn được liên kết chặt chẽ với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thật vậy, chính nhà thờ nơi Đức Mẹ hiện ra được xây dâng kính Mẹ Maria với tước hiệu „Đức Bà Bí Tích Cực Thánh“. Năm 1921, Thánh bộ Lễ Nghi đã ấn định hằng năm Lễ này được cử hành vào ngày 13 tháng 5. Và sự ấn định này không nhất thiết là nhằm kỷ niệm lần hiện ra thứ nhất của Đức Mẹ tại Fatima, và vì thế là một sự trùng hợp thật đáng ghi nhận. Phải chăng qua đó người ta nhận ra được sự an bài của Trời Cao là với những lần hiện ra của ngài, Mẹ Maria chỉ muốn đưa dẫn chúng ta tới cùng Chúa Giêsu, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể?

Dĩ nhiên, không chỉ vì do việc cử hành Lễ đặc biệt này mới giúp các tín hữu ý thức được sự tôn thờ Phép Thánh Thể, nhưng cũng như tại Lộ Đức và các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ trên khắp thế giới, tại Fatima người ta cũng lấy sự tôn sùng Phép Thánh Thể làm trọng tâm: ngày đêm Mình Thánh Chúa được long trọng đặt trên bàn thờ để các khách hành hương tới chầu, đặc biệt nhất là vào ngày 13 mỗi tháng. Ngay cả giữa đêm, trong Vương Cung Thánh Đường chan hòa ánh sáng, Mình Thánh được trưng bày trên bàn thờ chính giữa rừng hoa nến rực rỡ và các tín hữu vẫn kiên trì thay nhau canh thức qùy gối chầu và cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Và trong các thánh lễ mỗi buổi sáng, ai có thể đếm được hết hàng ngàn hàng vạn tín hữu sốt sắng đi lên rước Mình Thánh Chúa?

Nói tắt, Đức Kitô là trọng tâm của sứ điệp Fatima. Vâng, sự sùng kính Phép Thánh Thể là tâm điểm của mọi sinh hoạt phụng vụ ở Fatima: Mình Thánh Chúa được trưng bày ngày đêm liên tục trên bàn thờ để hàng trăm hàng ngàn các tín hữu khắp nơi trên thế giới tuôn kéo đến tỏ lòng sùng kính, phạt tạ và khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Trên danh nghĩa, người ta vẫn tự nhủ là đi hành hương Đức Mẹ khi người ta trên đường tiến về Fatima. Nhưng khi tới Fatima, người ta lại say sưa và sốt sắng chầu Mình Thánh Chúa hàng giờ đang được trưng bày trên bàn thờ. Đây chính là dấu chỉ minh chứng sự chân chính và xác thực của biến cố Đức Mẹ hiện ra, vì Chúa Giêsu là trọng tâm của mọi sự thờ kính tại đây, chứ không phải Mẹ Maria. Mẹ Maria chỉ là người dẫn đường cho ta tìm gặp được Chúa Giêsu, Con Mẹ: Per Mariam ad Jesum: Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, chỉ trong Người chúng ta mới tìm được ơn cứu rỗi cho chính mình, cho nhân loại và cho cả thế giới.

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo EmptyMon Oct 22, 2012 6:36 pm

Fatima: Tội lỗi và việc ăn năn sám hối

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo 1278209635

Bị ảnh hưởng và bị chi phối nặng nề bởi trào lưu vô thần, não trạng tôn thờ và hưởng thụ vật chất thái quá, con người ngày nay thường coi nhẹ tội lỗi, nên họ dễ dàng sa phạm tội. Từ quan niệm lệch lạc ấy, một số không nhỏ các Kitô hữu đã trở nên thờ ơ và ít quan tâm tới việc lãnh nhận Bí tích Cáo Giải và đồng thời vẫn tiếp tục rước Mình Thánh Chúa. Ở Đức vào thập niện 60 của thế kỷ vừa qua, triết gia Max Scheler (1928-2003) đã trình bày một hiện tượng – được coi là còn khá mới mẻ vào lúc bấy giờ – làm cho nhiều người đồng thời không khỏi bỡ ngỡ và thắc mắc, khi ông cho rằng, lúc làm trắc nghiệm một cách khách quan người ta thấy rằng khi tội lỗi càng nhiều thì ý thức về tội càng giảm thiểu và vơi nhẹ đi; trong khi đó, nếu việc sa ngã và phạm tội càng ít đi thì ý thức về tội càng tăng lên và càng nhạy bén hơn. Điều này muốn khẳng định rằng các người lành thánh thường cảm thấy mình là kẻ có tội, vì họ luôn ý thức được các tư tưởng và các hành động phải trái của mình, dù chúng nhỏ mọn đến đâu, và nhận ra được từng khiếm khuyết và lỗi lầm của mình, trong khi đó các kẻ phạm trọng tội lại cảm thấy hành động tội phạm của họ vẫn bình thường và lương tâm không hề cắn rứt chút nào. Dựa theo kết quả này, người ta chủ trương cứ sống bừa bãi và phạm tội, vì họ cho rằng việc ý thức có tội hay không hoàn toàn chỉ là một hiện tượng thuần tuý tâm lý mà thôi. Bởi thế, tình trạng luân lý của thế giới ngày nay đang trên đà xuống dốc một cách khủng khiếp: các trào lưu tục hóa, ăn chơi trụy lạc, truyền bá cách sống vô luân đồi tụy và khiêu dâm đang được phổ biến một cách công khai và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kể các phương diện truyền thông các nhà nước.

Thực ra, sự ghi nhận của Max Scheler không hề là một khám phá mới mẻ, nhưng là phản ứng bình thường của con người. Chẳng hạn: khi người ta ngồi lâu trong một căn phòng khép kín, người ta cảm thấy bầu không khí trong căn phòng vẫn bình thường, chứ không có gì khác lạ cả, trong khi đó một người từ bên ngoài bước vào thì cảm nhận ngay là bầu không khí trong căn phòng khép kín ấy quá ngột ngạt và khó chịu, chứ không trong lành, nhẹ nhàng và dễ thở như bầu không khí ở ngoài trời khoáng đạt. Cũng thế, khi con người triền miên trầm mình trong tội lỗi, thì lương tâm họ đâm ra chai lỳ và thiếu nhạy cảm, khiến họ không còn cảm nhận được sự ghê tởm và nặng nề của tội lỗi nữa. Trong khi đó, những người lương thiện và lành thánh luôn tránh xa mọi tội lỗi và hướng tâm tìm kiếm một cuộc sống trọn lành hoàn hảo, thì lương tâm họ tựa như một cây đàn căng dây, chỉ một hạt bụi nhỏ rớt xuống va chạm vào cũng đủ làm vang lên tiếng ngân, chỉ một lỗi lầm nhỏ mọn cũng đủ làm cho họ ray rứt áy náy. Và đó mới chính là sự thật, chứ kết quả sự trắc nghiệm của Max Scheler về cảm giác vô tội của những kẻ trầm mình sống trong tội lỗi không hề liên quan gì tới bản chất xấu xa và nặng nề của tội lỗi.

Nhưng điểm đáng sợ ở đây không phải là những điều ghê tởm xảy đến – một điều mà trước kia chắc hẳn cũng đã từng xảy ra – nhưng là cách thức những điều ghê tởm ấy xảy ra: chúng không còn xảy ra cách e dè lén lút, nhưng một cách công khai, ngang ngược và vô luân; và nhất là đại đa số con người ngày nay nói chung và rất nhiều các Kitô hữu nói riêng – những người đã bị trào lưu tục hóa quá trớn của xã hội duy vật chất ngày nay chi phối một cách nặng nề – đã đánh mất hết mọi cảm thức về tôn giáo, về Thiên Chúa, về các thực tại siêu nhiên vô hình và về cả cuộc sống vĩnh cửu mai hậu. Vì thế, họ cũng không còn ý thức đầy đủ về tội lỗi nữa, hay ít ra họ đã hiểu và phán đoán một cách lệch lạc về tội lỗi, về những điều đi ngược lại lý trí, đi ngược lại luật luân lý tự nhiên của Tạo Hóa. Và hiệu quả tất yếu của một quan niệm sai lạc như vậy là người ta cảm thấy không cần phải sám hối và hoàn lương, và vì thế họ trở nên xa lạ với Bí tích Hòa Giải và tìm cách loại bỏ tòa giải tội ra khỏi các nhà thờ, và thay vào đó, người ta chỉ truyền bá và thực hành „lễ nghi thống hối“, tức giờ suy niệm chung về tội lỗi, và coi đó như một hình thức „xưng tội chung.“ Nhưng trên thực tế, lễ nghi thống hối chỉ là một giờ suy niệm, một sự sửa soạn, giúp chúng ta ý thức đầy đủ và sâu sắc hơn về bản chất tội lỗi trước khi chúng ta bước vào tòa cáo giải để xưng tội và qua đó để lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, chứ tự bản chất của nó, lễ nghi thống hối không phải là Bí tích.

Để sửa sai và vạch trần các trào lưu và quan niệm sai lầm tai hại ấy, Sứ điệp Fatima đã cảnh cáo nhân loại trước các xúc phạm tới Thiên Chúa và kêu mời mọi người hãy sám hối các tội lỗi của mình và trở về cùng Thiên Chúa. Đặc biệt nhất trong lần hiện ra lần cuối cùng vào ngày 13.10.1917, Đức Mẹ đã khẩn thiết nhắc nhủ: „Nhân loại phải cải thiện cuộc sống, phải khẩn cầu ơn tha thứ các tội lỗi họ đã phạm.“ Nhất là Đức Mẹ đã nhấn mạnh bằng những lời nghiêm trọng này: „Nhân loại thôi đừng xúc phạm tới Thiên Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi!“

Những lời cảnh cáo trên đây của Mẹ Thiên Chúa là một sự thật hiển nhiên, hoàn toàn trùng hợp với cuộc sống thực tế sa đọa của xã hội nhân loại ngày nay nói chung và cuộc sống cụ thể của mỗi người nói riêng. Bởi vậy, người ta đừng coi thường những lời cảnh cáo nghiêm trọng ấy, vì viện lý do: đó chỉ những mặc khải tư. Không, những gì được Đức Mẹ nhắn nhủ qua ba trẻ tại Fatima không gì khác hơn là chính những mặc khải vô cùng quan trọng của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại, tức Người muốn nhân loại phải từ bỏ tội lỗi, cải thiện cuộc sống và hoàn toàn quay trở về cùng Người, hầu họ khỏi bị hư mất đời đời, nhưng là được cứu sống.

Và vì não trạng con người ngày nay coi nhẹ sự tai hại và nguy hiểm của tội lỗi cũng như dễ dàng để mình vướng mắc vào các thứ tội lỗi, nên người ta cũng xa lạ với những ý niệm „đền bù, phạt tạ tội lỗi“, „hy sinh hãm mình“ hay „thực hành các việc lành“, v.v…, và coi chúng là những thực hành không những dư thừa vô ích mà còn làm cho con người trở nên hèn yếu, mất tự tín. Phải chăng đây là một sự ngụy biện của những kẻ không muốn hay không đủ can đảm từ bỏ lối sống tội lỗi và cải thiện cuộc sống mình? Và phải chăng sự ngụy biện sai lạc đó là dấu chỉ một đức tin èo uột và đang trên đường phai nhạt dần?

Bởi vì, sự thực hành việc đền bù tội lội, sự hy sinh hãm mình và làm các việc lành phúc đức không phải là những phát hiện do trí tưởng tượng của những người đạo đức bày đặt ra, nhưng hoàn toàn bắt nguồn trong Kinh Thánh và đã được chính Mẹ Thiên Chúa khẩn thiết nhắc lại trong các lần Mẹ hiện ra, ở Lộ Đức, ở Fatima cũng như ở các nơi khác trên khắp thế giới. Tuy mới vừa xấp xỉ bảy tuổi, tâm hồn hãy còn hoàn toàn trong trắng, nhưng Gia-xin-ta đã hiểu rõ lời yêu cầu sám hối và hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các kẻ có tội của Mẹ Maria, và để đáp lại lời yêu cầu của Đức Mẹ, em đã can đảm chịu đựng mọi thử thách và nhất là các cơn đau đớn dữ dội do chứng bệnh bất trị của em gây ra. Và đây, những lời vĩnh biệt đầy đơn sơ trong trắng và thánh thiện, nhưng cũng vô cùng cảm động và can trường của Gia-xin-ta khi em đứng bên giường hấp hối của anh trai mình là Phanxicô: „Khi về Thiên đàng anh nhớ chào Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ thật nhiều giùm em. Xin anh thưa với các Ngài rằng, vì các kẻ có tội em luôn sẵn sàng chịu đựng tất cả mọi đau khổ như các Ngài muốn, để an ủi Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria.“

Đây quả thực là một sự khôn ngoan và sức mạnh chịu đựng hy sinh phi thường hiếm có nơi một đứa trẻ mới lên bảy, và chỉ với mục đích duy nhất là để làm đẹp lòng Thiên Chúa, an ủi Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria và để cầu nguyện cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại! Phải chăng nhân loại nói chung và các Kitô hữu chúng ta nói riêng không khỏi xấu hổ và tự vấn lương tâm mình trước tấm gương đạo đức thánh thiện và đầy quả cảm của Gia-xin-ta, của một em bé mới lên bảy như thế?

Phải chăng không phải là một trách nhiệm nặng nề và bó buộc đối với lương tâm các Kitô hữu chúng ta, nếu một đàng chúng ta biết rằng, nhiều dân tộc và cả thế giới rất có thể sẽ bị tiêu diệt – một điều mà với các thứ vũ khí tối tân ngày nay rất có thể xảy ra – nhưng một đàng khác chúng ta lại cũng biết chắc rằng, chúng ta có thể góp phần vào việc tránh cho các dân tộc ấy và cả thế giới khỏi rơi vào hố diệt vong qua việc siêng năng sốt sắng cầu nguyện, cải thiện cuộc sống và chấp nhận mọi hy sinh trong cuộc sống hằng ngày của mình?

Vâng, một trách nhiệm vô cùng linh thiêng đối với tất cả mọi Kitô hữu chúng ta và đối với mỗi người trong chúng ta là phải thực thi các phương tiện khả thi nhưng đầy hiệu quả ấy, để cứu vãn các dân tộc và cả thế giới khỏi bị tiêu diệt. Vì thế, nếu chúng ta sao nhãng không thực thi các phương tiện khẩn thiết ấy, chắc chắn chúng ta không tránh khỏi trách nhiệm trước sự tiêu diệt của đồng loại. Thái độ khinh suất và sao nhãng việc cầu nguyện, việc cải thiện cuộc sống và ăn năn sám hối cũng như việc đền bù các tội lỗi của mình là một tội ác đối nhân loại, vì qua đó nhân loại bị hủy hoại và hư mất. Thiên Chúa là Đấng đầy nhân hậu và khoan dung, nhưng nếu con người khinh thường và không cần đến lòng nhân hậu vô biên của Người, thì Thiên Chúa cũng không thể cứu họ khỏi sự tiêu diệt được! Sự cứu sống hay sự hủy hoại của cả nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự cộng tác của chúng ta với ơn thánh và lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo EmptyMon Oct 22, 2012 6:51 pm

Sứ Điệp Fatima, sứ điệp hòa bình

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Fatima_1

Ngày nay hầu như tất cả mọi người đều đã nhận thức được rằng, mục đích chính của biến cố Fatima, biến cố Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, là mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại.

Nhưng để hiểu rõ hơn sứ điệp hòa bình Fatima và sự an bài đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại – mà Người hằng yêu thương, mặc dù nhân loại luôn chối bỏ và không ngừng xúc phạm đến Người – chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện đã xảy ra trên diễn đàn chính trị thế giới vào thời điểm lúc bấy giờ và hoàn toàn trùng hợp một cách kỳ diệu với biến cố Fatima, và vì thế càng nhấn mạnh và càng làm nổi bật tính chất siêu nhiên huyền nhiệm của biến cố Fatima.

Thật vậy, trong khi tại Fatima Mẹ Thiên Chúa loan báo chiến tranh sắp sửa chấm dứt và đồng thời đưa ra những điều kiện tiên quyết, hầu cho nhân loại được hưởng một nền hòa bình lâu dài, thì đồng thời một số chính phủ Âu Châu cũng đã đưa ra nhiều đề nghị để vãn hồi hòa bình. Ngày 29.01.1917, qua trung gian của hoàng thân Sixtus von Bourbon-Parma, hoàng đế nước Áo Charles đã đưa ra đề nghị thiết lập những cuộc đàm phán và gặp gỡ giữa các quốc gia và các phe phái chính trị đối lập để giải quyết các bất đồng, ổn định tình hình, và qua đó, sẽ giữ vững được nền hòa bình thế giới. Và các cuộc đàm phán ấy kéo dài tới mùa hè năm đó, và rồi bị đổ vỡ, bất thành.

Nhưng quan trọng nhất là những đề nghị hòa bình của Giáo Triều Roma được gửi cho chính phủ Đức vào ngày 13.6.1917. Và trong khi các cuộc đàm phán hòa bình đã được khởi động, ĐGH Bênêđíctô XV đã trình bày những đề nghị hòa bình vào ngày 1.8.1917, trong đó ngài kêu gọi tất cả các dân tộc và các chính phủ cần phải gấp rút chấm dứt mọi xung đột bằng vũ lực và cùng nhau vãn hồi lại nền hòa bình công bằng và bền vững.

Chính trong lúc các cuộc vận động hòa bình tại thủ đô các nước đang trong ngõ bí và không thiếu những kẻ lợi dụng „nước đục thả câu“, xúi dục các phe gây hấn để bán vũ khí thu lợi, thì những lời đề nghị hữu lý mang tính cách lịch sử của Đức Giáo Hoàng là một định hướng hết sức cần thiết.

Còn Anh quốc, trong khi chờ đợi quốc thư hồi âm tích cực từ phía Đức quốc liên quan tới các mục đích chiến tranh của nước này, thì vào ngày 13.10.1917 chính họ đã kết thúc mọi hành động sửa soạn của mình cho thời cuộc đen tối ấy. Nhưng thời điểm này cũng chính là lúc Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng với ba trẻ tại Fatima để nhắc bảo nhân loại: Thôi đừng tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi và hãy ăn năn hoán cải cuộc sống để được hòa bình. Điều đó lại một lần nữa khẳng định lời Kinh Thánh: „Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được.“(Lc 19,42). Vào ngày 5.5.1917, tại Roma Đấng Kế Vị thánh Phêrô đã công khai kêu cầu sự bầu cử của Mẹ Maria cho nền hòa bình thế giới, và ngài đã thông báo từ nay mọi tín hữu trong toàn Giáo Hội sẽ tung hô Mẹ Maria trong Kinh Cầu Đức Bà với tước hiệu „Nữ Vương ban sự bằng yên - cầu cho chúng con.“

Trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13.7.1917, Đức Mẹ đã nói: „Nếu nhân loại đáp lại lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được hưởng hòa bình“ Phải chăng đó không phải là lời mời gọi đầy yêu thương và khẩn cấp của Mẹ Maria với mục đích duy nhất là mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, và vì thế, đó cũng là một lời mời gọi mà mọi quốc hội và mọi chính phủ của các quốc gia trên thế giới cần phải lắng nghe và chấp nhận để toàn thể nhân loại được hưởng hòa bình?

Hòa bình! Thật khẩn thiết và quan trọng biết bao cho cuộc sống nhân loại! Mọi người đều mong muốn hòa bình, đều mong muốn được sống trong hòa bình. Và Mẹ Maria sẽ ban cho nhân loại chúng ta một nền hòa bình công bằng, chân chính và bền vững. Nhưng dĩ nhiên, muốn được hưởng nền hòa bình chân chính ấy, nhân loại cần phải thực hiện những điều kiện hữu lý và hoàn toàn khả thi, mà Đức Mẹ đưa ra, đó là:

1. Sám hối ăn năn và cải thiện đời sống. Xưng tội rước lễ các ngày Thứ Bảy đầu tháng.

2. Siêng năng cầu nguyện, hy sinh hãm mình đền tội và lần tràng chuỗi Mân Côi.

3. Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Ở đây, người ta tự hỏi: Trước những lời đề nghị hữu lý và khả thi như thế của Trời Cao nhân loại đã phản ứng như thế nào? Họ đã phấn khởi đón nhận hay phớt lờ coi thường?

Câu trả lời là những đề nghị của Mẹ Thiên Chúa cũng không gặp được may mắn hơn những đề nghị vãn hồi hòa bình của Đức Thánh Cha cũng như sứ mệnh vận động hòa bình của Đức Sứ Thần Eugenio Pacelli (Sau này được bầu làm Giáo Hoàng với biệt hiệu là Piô XII (1939-1958) trước đó không lâu, cũng vào năm 1917. Trước kia, người ta đã lịch sự từ chối những thiện ý mong cầu hòa bình của Tòa Thánh bằng những ngôn từ xã giao, chẳng hạn: Tất nhiên, mọi người rất thành thật tri ân ơn sự trung gian hòa giải của Tòa Thánh và hứa sẽ đưa ra cứu xét một cách thận trọng và đầy đủ hơn những lời đề nghị ấy, hầu có thể tìm ra được một lối thoát thỏa đáng cho vấn đề; nhưng … và chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá thế giới một cách khốc liệt, mãi cho tới ngày kết liễu trong chết chóc, đổ nát và mất mát khôn lường!

Và nay đối với sứ điệp hòa bình của Trời Cao, con người vẫn có thái độ và cách đối xử hoàn toàn tương tự như thế, và có lẽ còn tồi tệ hơn, bởi vì nhân loại đã không hề thèm quan tâm tới và vẫn tiếp tục sống và hành động một cách bất cần và vô luân, như thể không có Thiên Chúa. Ở Fatima, Mẹ Maria đã khẩn khoản yêu cầu nhân loại: Thiên Chúa đã bị xúc phạm quá nhiều rồi, thôi đừng tiếp tục xúc phạm đến Người nữa, nghĩa là đừng phạm tội nữa. Nhưng thử hỏi đã có mấy ai biết lắng nghe và đáp lại lời hiệu triệu khẩn thiết ấy của Mẹ Thiên Chúa? Và đặc biệt ngày nay, trong thế giới văn minh tiến bộ này, người ta càng khinh rẻ coi thường đời sống thiêng liêng nội tâm và cười chê những ai còn nhắc đến tội lỗi như những kẻ lạc hậu, lỗi thời.

Vì thế, như chúng ta đã từng chứng kiến, đã xảy ra cho nhân loại những gì phải xảy ra: Trận thế chiến thứ hai vào các năm 1939-1945 còn tàn khốc và khủng khiếp hơn trận thế chiến thứ nhất bội phần. Như thế, bây giờ chúng ta đang đứng trước một lời tiên báo khác còn đáng sợ hơn nữa: „Nếu nhân loại không nghe theo lời Mẹ dạy, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết ra khắp nơi trên thế giới và chiến tranh sẽ bùng nổ; nhiều người thiện tâm sẽ bị sát hại; Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ; nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt…“ Đây hẳn là một sự thật về những viễn tượng tiêu cực của tương lai con người.

Chính ông John F. Kennedy, vị Tổng thống bị ám sát của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã tuyên bố trong một bài diễn văn của ông vào ngày 23.9.1961 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc: „Hôm nay mỗi cư dân của hành tinh nơi chúng ta đang ở cần phải ý thức được cái ngày mà hành tinh này không còn là nơi để sống được nữa. Tất cả mọi người, đàn ông, đàn bà và trẻ con, đang luôn phải đối mặt với mối đe dọa khủng khiếp của bom nguyên tử đang được treo trên những sợi chỉ mỏng manh, mà trong phút chốc chỉ cần một sơ ý, một sự tính toán sai hay một hành động đãng trí nào đó đều có thể làm bùng nổ.“ Tiếp theo sau đó, vào tháng giêng năm 1965, Tổng thống Johnson cũng tuyên bố rằng, những vũ khí nguyên tử hiện nay tồn trử ở Đông cũng như Tây đã quá đủ để tiêu diệt toàn thể nhân loại không chỉ một lần, nhưng là năm lần.

Những ai chưa muốn tin vào lời Đức Mẹ tiên báo ở Fatima, thì ít nhất hãy nghe những nhận định của hai vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ này.

Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội

Chúng ta thường xưng tụng Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, và đó là sự thật, vì Mẹ là Mẹ Đức Kitô, Đấng là đầu của thân mình huyền nhiệm của Người, tức Giáo Hội, và là Đấng cứu chuộc nhân loại. Là Mẹ Đức Kitô, Mẹ Maria chính là dấu hiệu xuất hiện trên trời tựa như sao mai sáng chói, báo hiệu trước sự xuất hiện của vừng kim ô huy hoàng rực rỡ là Đức Kitô, vì người mẹ bao giờ cũng xuất hiện trước con mình.

Chúng ta kính chào Mẹ là Đấng đã từ Trời Cao thân hành hiện đến với con cái loài người tại Fatima để mang tới cho họ nền hòa bình chân chính, nếu như họ biết thực hiện và chu toàn những lời nhắn nhủ phát xuất từ Trái Tim hiền mẫu của Mẹ.

Chúng ta kính chào Mẹ là “Nữ Vương truyền phép rất thánh Mân Côi” và hứa sẽ trung thành lần hạt Mân Côi kính Mẹ. Vũ trụ này sẽ tươi đẹp biết bao và nhân loại sẽ an vui hạnh phúc biết chừng nào, nếu mọi người đều biết đồng tâm nhất trí trong kinh nguyện trước toà Chúa!

Chúng ta kính chào Mẹ là Đấng luôn toàn thắng trong mọi cuộc chiến của Thiên Chúa chống lại ma quỷ và các đồ đệ của chúng và là Mẹ của Giáo Hội, vì chính Mẹ sẽ chấm dứt mọi khổ đau của Giáo Hội và ban cho Giáo Hội sự phục sinh mới đầy huy hoàng.

Chúng ta hằng kính chào Mẹ là “Nữ Vương ban sự bằng yên”, Đấng vì lời cầu nguyện thành khẩn của chúng ta sẽ ban cho thế giới nền hòa bình chân chính và bền vững, một khi Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ được toàn thắng trong các tâm hồn. Bấy giờ chúng ta sẽ cùng hân hoan cất cao bài ca Magnificat vĩnh cửu, bài ca Magnificat của tình yêu, của lòng cảm mến chúc tụng và của tâm tình cảm tạ tri ân Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, nơi duy nhất mà chúng ta chắc chắn sẽ tìm được định hướng đúng đắn cho đời mình, tìm được chân lý tối hậu và sự bình an chân thật cho tâm hồn. Vậy mỗi người trong chúng ta hãy xác tín dâng lên Chúa tiếng lòng mình:

“Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, là vua cai trị mọi loài!
“Xin Trái Tim Chúa làm vua cai trị lòng con suốt đời!”

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Ducme_jpii FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Images?q=tbn:ANd9GcT4MYdpO_HWp0kQPUD_yqhPcjsUz6366L4qaAp79Q5jejyP4F0c2Y1ADQr1 FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Ngay13

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Images?q=tbn:ANd9GcQvKT5Sth5P52AnxLzr01gZlamqqOT4qB9EE0hcIrlYLUQfjV-hG4CXj70R FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Fatima_01b FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Padre-Pio66

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Fatima%202
__________________________________
NNH Sk... từ những tư liệu của Lm NguyenHuuThy


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo EmptyMon Oct 22, 2012 7:20 pm


Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.wmv















____________________________________________


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: FATIMA... và những niềm tin của người công giáo   FATIMA... và những niềm tin của người công giáo Empty

Về Đầu Trang Go down
 
FATIMA... và những niềm tin của người công giáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG NỘI TÂM
» Tường thuật và cảm nhận ngày Tĩnh tâm của Giáo viên Công giáo.
» Giáo Hội Công Giáo VN và Những Sắc chỉ cấm đạo
» Người Công giáo và cuộc sống nội tâm
» Tìm hiểu tên "Thánh" của người Công Giáo Việt Nam.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến