Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Còn mãi tiếng gọi đò

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Còn mãi tiếng gọi đò Empty
Bài gửiTiêu đề: Còn mãi tiếng gọi đò   Còn mãi tiếng gọi đò EmptyTue Oct 23, 2012 7:57 am

Nhân chào mừng ngày Nhà giáo 2012…
Chút cảm xúc để tưởng nhớ về cho thầy Nguyễn Đình Chương
________________________________________________

Còn mãi tiếng “Gọi đò”…

Tôi đã viết rất nhiều cho những con người mà tôi đã từng quen thân và cũng đã có lòng ngưỡng mộ và kính phục, biết bao nhiêu con người đáng kính, những thi nhân của nhà SaoMai của tôi, có thể nói đó là một tấm lòng mà tôi đã từng khâm phục và tôn vinh…

Hôm nay nhân một chút cảm xúc nào đó về cho một “con người” mà trong đời tôi cũng đã có sự kính phục, và ái mộ, có thể nói đây là một người thầy, một tôn sư của chúng tôi và ngay cả những người Cựu học trò ngày hôm nay, khi tất cả đều nhớ lại… đó là thầy Nguyễn Đình Chương – phu quân của Cô Lê Thị Bích Thuận – Cựu GS của nhà Mẹ SaoMai chúng ta…

Khi nói và đề cập về cho thầy NguyenĐinhChương, có lẽ hầu như toàn thể những Cựu HSSM chúng ta đều chưa biết hết về cho thầy, cũng như ngày Gửi: Bảy 1 28, 2012 2:20 am khi tôi đã đăng hung tin thầy NgĐinhChương tạ thế, liền sau đó chúng tôi đã có ý định đăng lên toàn bộ hình ảnh buổi tang lễ của thầy, nhưng với nhiều lý do này, nhiều lý do khác, và nhất là nhóm Cựu sinh viên Văn khoa Saigon cũ đã chưa được thống nhất với nhau, chính vì thế ý định của chúng tôi đã bị ngưng trệ trên “sân trường SaoMai” – hôm nay nhân chuẩn bị bước vào “mùa Tôn sư trọng đạo” – sắp sửa đến ngày Nhà giáo, cá nhân tôi mới có ý định thay vì đăng toàn bộ số hình ảnh của thầy và cùng cô Lê Thị Bích Thuận… thì riêng cá nhân tôi đã có nhã ý viết về cho thầy “ngay trong sân trường SaoMai này” với một niềm tri ân đối với thầy và Cô Bích Thuận vậy… (khi bài này đã được đem lên trong sân trường SaoMai- thì nhóm Cựu SVVK Saigon cũ cũng đã thực hiện số hình ảnh của thầy và gia đình trên các trang web riêng rồi)
___________________________

NGUYENĐINHCHƯƠNG – có thể nói là một con người được sinh ra để mãi chìm đắm vào làng văn học của nước nhà vậy, nhớ lại những lần gặp thầy sau những lần về từ hải ngoại, từ những câu chuyện tình thầy kể lại cho chúng tôi nghe với “người đẹp Bích Thuận” – thì có thể nói là câu chuyện tình đối với số học trò chúng tôi đã có rất nhiều tình tứ và lãng mạn, tôi còn nhớ cái ngày đầu tiên (trước khi rời trường cuối mùa hè 1972) cô Bích Thuận tay cầm xấp hồ sơ xin việc vào phòng Giám học của thầy Trần Công Ngạn để xin việc – bọn học sinh lớp chúng tôi năm ấy đang làm trong phòng cho thầy Ngạn, cũng đã nhìn về cho Cô với một cái nhìn ngưỡng mộ và sủng ái qua dung nhan của cô… và có ai ngờ đâu về sau năm 75 khi tình cờ gặp lại thì chính cô lại là phu nhân của thầy tôi…

Những năm còn hàm thụ tại trường Văn Khoa Saigon, tôi đã gặp thầy nhiều lần, có thể những lần ấy thầy nói chuyện với chúng tôi nhiều lắm, nhà thầy có tất cả sáu bảy anh chị em mà ai cũng có được vị thế cho mình trong xã hội – đó là một điều diễm phúc cho một gia đình, hồi ấy chúng tôi nhìn gia đình của thầy với một niềm ước mơ khát khao sau này cũng như thế, một gia đình có những 3 giáo sư, một nữ tu… nhưng rồi thời gian đã đánh đổi và chuyển hướng đi tất cả, sau thời gian năm 75, số anh em của thầy một số đi định cư ở nước ngoài, với riêng thầy hình như có lẽ là không được phù hợp với thầy với những lần gặp gỡ với bạn bè, không đồng tâm chí hướng trong vấn đề tìm hiểu và tham khảo cho nền văn học nước nhà, sau thời gian cô đơn trong vấn đề trên, và cũng như chuyện gia đình của thầy, thầy đã có ý định về lại quê nhà để mong gặp lại những gương mặt tâm đầu ý hợp với mình, nhưng cũng thất bại, vì có người đã vĩnh viễn nằm xuống, có người bôn ba vì mưu sinh, vì thế thầy hay gọi và gặp gỡ với chúng tôi để chuyện trò, trong những câu chuyện của thầy Chương, thầy chỉ chú trong xoay quanh về các vấn đề thời sự, chuyện gia đình, chuyện tạp lục, nhưng vấn đề văn học triết lý là chính – và mỗi khi bàn thảo về vấn đề triết lý văn học… là chúng tôi lại được một lần được nghe thầy giảng thuyết, phải nói con người của thầy Chương là con người bị chìm đắm vào nền triết học Vietnam và thế giới, nhiều câu chuyện triết học danh nhân thế giới, thầy ngồi thầy kể vanh vách về các triết gia Descartes, Jean Paul Sartre, Aristote, Kant, về Biện Chứng pháp; hay là Heidegger… và ngay cả Karl Mark hoặc về những con người như: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Trần Thị NgH. v.v… chỉ có một câu chuyện mà thầy có lần đề cập trong câu chuyện: quả trứng và con gà trong Tư bản luận của Karl Mark, chính thầy sau khi phân tích và diễn nghĩa thì thầy cũng đành phải chào thua sau khi đưa ra những lập luận của riêng mình… Có một điều là thầy Chương đã “nhờ cá nhân tôi” đi kiếm cho thầy cuốn sách với nhan đề: Nhân Chứng, sau một thời gian dài ròng rã cả tháng trời lùng sục kiếm cho thầy từ sách báo hàng cũ, tiệm sách và ngay cả trên InterNet…. Và sau đó khi tôi tới nhà thầy thì chỉ xót xa đành buông một câu: Không tìm thấy thầy ạ !!??? …… chúng tôi nhìn thấy thầy cũng mở một cụ cười gượng gạo, thầy đã thất vọng và căn bệnh đời đã dần dà đưa thầy về với cõi vĩnh hằng trong thời gian khoảng nữa năm sau đó….
_____________________________

Khác với những “danh nhân tôn sư SaoMai” của chúng ta mà tôi đã được diện kiến, không như những người thầy mà đã dạy dỗ chúng tôi, hoặc những vị Giáo sư của nhà chúng ta, với cá nhân thầy NgĐinhChương, có thể nói là một vị thầy đã có nhiều tư tưởng, lý luận khác thường với tất cả chúng tôi… Có thể nói là một bậc thầy đúng nghĩa trong việc sưu khảo văn học và điều này đã làm cho chúng tôi noi theo và có lòng khâm phục thật sự, tháng ngày qua đi sau năm 75, cá nhân thầy không phải đi cải tạo như thầy Thụy (anh của thầy) để rồi sau này hình như tư tưởng của thầy luôn vẫn giữ một lập trường kiên quyết với một cái nhìn về cho văn học nước nhà vậy… chúng tôi còn nhớ những lần chuyện trò với thầy tại nhà, thầy nói chuyện rất lớn giống như một vị nào đó đang diễn thuyết vậy, chúng tôi chỉ biết ngồi nghe và nhìn thầy cười, tuy nhiên trong căn bệnh huyết áp và tiểu đường của thầy hiện tại lúc ấy… thầy vẫn mời chúng tôi qua những ly rượu, và chúng tôi có khuyên can ngăn thầy nhưng thầy chỉ buông một câu: không sao đâu – mấy đứa đừng lo… cho đến khi thầy đã “nằm xuống” – có lẽ chúng tôi mới hiểu hết thầy với hàm ý: đến tuổi này có còn gì đâu nữa mà tiếc nuối…

Tại quê nhà sau thời gian định cư ở hải ngoại, thầy sống một cuộc sống thanh đạm và mang nhiều nỗi ưu tư phiền muộn về cho một kiếp sống, cho dù con cái thầy cô nay đã lớn và thành đạt trong cuộc sống; nhưng với tâm tư của thầy, chúng tôi được biết là cá nhân thầy cũng đã tham gia viết được vài cuốn sách nói về tư duy và lẽ sống của con người, số sách khiêm tốn ấy của một văn hào như thầy Chương cho dù qua ít ỏi so với những văn hào khác, và cũng đang chờ đợi xuất bản theo thủ tục hành chánh của nhà nước, nhưng thầy đã bỏ lại tất cả… những lần như thế thầy cho chúng tôi xem những bản thảo viết tay của thầy với những xấp giấy A4, chúng tôi không thể nào nhìn thấy được đâu và đâu, vì trong một xấp như thế… có lẽ chỉ có thầy hoặc là Trời mới biết được… nhưng rồi thầy cũng đã thực hiện một số bài viết trên máy; với thầy – ít khi tham gia vào các buổi sinh hoạt cộng đồng như chúng tôi, chỉ có những buổi họp mặt sinh hoạt và vui chơi như những lần nhóm họp Cưu SVVK của chúng tôi, thì thầy tham gia như với tính cách đi chơi một chút nào đó cho khuây khỏa trong tâm hồn của thầy, thời gian còn lại thầy cũng đôi khi “tham dự” vào những trận bóng đá quốc tế… và rồi thầy lại chúi đầu vào những tác phẩm văn học…

Có lẽ với lứa tuổi thất tuần cổ lai hy như thầy, hình như thầy cần những giây phút tĩnh lặng nhiều hơn để ngẫm nghĩ sự đời riêng cho mình và cho cả tha nhân, không hiểu có phải như thế không, và hình như lĩnh vực văn học triết lý là một sở thích độc nhất và niềm đam mê của thầy Chương, với số học trò ngày xưa như chúng tôi, nam có nữ có, những lần ngồi lại với thầy hầu như đã có ý định trước là luôn phá tan đi cái tư duy văn học của thầy để biến thầy quay về với thực tại, nhưng không lẽ “thầy đang say mê diễn thuyết” như thế thì chúng tôi lại cắt ngang – vô lễ quá, nhưng từ đấy chúng tôi lại được học thêm những bài học về nhân bản, những bài học thêm về tư duy và cách lý luận thực tiễn nhất thêm nữa, có lẽ ngày xưa khi còn trên ghế nhà trường, chỉ là những bài học có tính từ chương… nhưng hôm nay với hai thế hệ đang cùng một cuộc sống, chúng tôi cũng từ đó đã có thêm cho mình những bài học kinh nghiệm về lẽ sống và cả về tư duy nữa !!!

Những lần về lại Saigon, (theo lời kể của thầy) thầy hay gặp gỡ những bạn bè của thầy trong những hội quán, trong những cuộc hội ngộ và cả những lần hội thảo chung với số bạn bè của thầy, có lẽ thầy đã đưa ra nhiều lập luận và ý kiến – và thầy còn cho biết đôi khi những lý lẽ của thầy cũng chưa được đồng nhất mấy với số bạn bè của thầy… nhưng sau đó tất cả cũng đều chỉ đón nhận với nhau những nụ cười thân thiện…

Có thể nói với thầy Chương, một con người đã kinh qua nhiều tư tưởng, nhiều lập luận văn học mà thầy đã lĩnh hội được trong cuộc sống, thì đó là một bài học trường kỳ vô định không khi nào có dấu chấm hết cả… Với những lần gặp gỡ giữa thầy với những bậc hậu sanh như chúng tôi, thầy luôn cho chúng tôi những kinh nghiệm sống quý báu, đôi khi thầy cũng bắt buộc chúng tôi cũng phải có những lý luận có lẽ để cho thầy tổng hợp và từ đó rút cho mình những kinh nghiệm chăng ? Không phải là một sự độc đoán nào, mà chúng tôi cũng nhận thấy đôi khi thầy đã ngồi nghe chúng tôi”diễn thuyết lại” cùng với những ly rượu, để từ đó câu chuyện một ngày cứ hăng say hơn… Với thầy chúng tôi rất thích ngồi uống rượu với thầy – cho dù biết thế ấy là có hại đến sức khỏe của thầy về sau, nhưng cuối cùng chúng tôi chỉ nghe lại một câu: Còn gì nữa mà tiếc… vì vậy cuộc vui cứ mãi kéo dài, kéo dài có khi đến tối chúng tôi mới được tan hàng…

* * * * * * *
Ngày hôm nay, lại một mùa trọng ơn – những ngày này những con người học trò đang háo hức nhớ về ngày Nhà Giáo, thì thầy Chương đã không còn nữa, vì thầy đã đi về nơi xa lắm, một cõi xa nghìn trùng của mây ngàn gió biếc, nơi ấy đã có những vong hồn trong tiếng khóc oan khúc vì chưa làm hết nỗi cho mình một cuộc đời… nghĩa là còn cứ vướng mãi nợ trần gian, có lẽ với vong linh thầy Chương cũng như thế, bởi vì đâu đó trên cõi đời này trong các tiệm sách, trên tay của những người học trò cũ của thầy ngày xưa, chưa có ai cầm được một tác phẩm của thầy, thầy đã ra đi và đi vào nghìn dặm trường khôn nguôi, giọt nước mắt nào của cô giáo ngày xưa có còn nhỏ lệ để tiễn biệt thầy được về nơi an nghỉ, giọt nước mắt nào của người con gái, con trai của thầy còn cứ mãi rơi để tiễn đưa vong linh cha mình được về nơi chín suối… ??? …
Thế là hết một đời, qua đi một đời và cũng đã xong xuôi một đời người.

Một đời với cái nghiệp cầm phấn của những con người lái đò năm xưa mà chúng tôi đã được thọ giáo, một đời của những trái tim nhân hậu luôn mang đến cho đời những kiến thức và một lớp hậu duệ như chúng tôi.

Một đời đã qua đi với bao nhiêu nỗi niềm còn mãi trăn trở, còn mãi những ưu phiền, để rồi những con người còn lại trên cõi dương thế này bao giờ vẫn canh cánh một lòng với những niềm nhớ thương, ngày tiễn đưa thầy về nơi an nghỉ cuối cùng, hình như thầy Chương cũng còn những băn khoăn với những nỗi niềm chưa hoàn tất, linh cửu được đưa về Saigon sau khi đã cử hành Thánh lễ tại cái xứ rừng núi xa xôi này, để nơi ấy xác của thầy sẽ được hỏa táng và vào nhà Chúa tại giáo xứ Thiện Tâm Saigon để tiện bề con cái chăm sóc và nguyện cầu… (còn cô Bích Thuận phải trở về nơi phía bên kia bờ đại dương để tiếp nối với ngày tháng còn lại… )

Một đời qua đi, từ miền trung xa xôi và cằn cỗi, từ miền gió núi trường sơn khô cằn và sỏi đá, nơi chính quê hương xứ Quảng của thầy để rồi mấy mươi năm dài về sau thầy nằm yên giấc ngàn thu nơi xứ thành đô hoa lệ mà nguyện cầu với Ơn Trên như lòng mong ước để cầu xin cho lớp trò cũ của thầy luôn được sống bình an.

Ngày hôm nay thầy Chương đã vĩnh viễn ra đi về với cõi mây ngàn cũng giống như thầy Trần Tế, giống như bà cụ VoThiVan ngày nào nơi xứ núi Phương Lâm – Có thể nói Một cõi đi về của thầy vẫn là một kiếp sống trường sinh bất tử giống như đoạn bandrol treo trước nhà của thầy khi thầy vừa nằm xuống: “Sự sống thay đổi chớ không mất đi…” - Đúng như thế đấy, có lẽ khi thầy nằm xuống cũng là lúc là thầy đã tạm hoàn tất cho mình được cuộc hành trình trên cõi dương thế này, dù sao thầy cũng đã quay về với cội nguồn nguyên thủy xa xưa là cát bụi, và hôm nay không phải thầy quay lại với cái triết lý của TrinhCongSon: hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…. không phải thế, mà phải là: hạt bụi nào hóa kiếp thầy Chương – để hôm nay thầy lại trở về với cát bụi… khi thầy cũng đã hoàn tất với sứ mạng của đời mình…

Chúng tôi biết sự ra đi của thầy có lẽ cũng chưa được thanh thản phần nào trong ý nguyện của thầy, cho dù khi sống thầy đã hết lòng với chính mình và cho cả tha nhân… cho dẫu việc ra đi của thầy là một mất mát lớn cho những con người chung quanh thầy, nhưng cái nghiệt ngã vẫn luôn đeo đuổi và cái phận làm người như thế ai cũng phải có, giờ này - không có một tấc đất nghĩa trang nào ôm xác thầy như bao con người khác sẽ trở về lòng đất mẹ, mà với thầy Chương – chỉ còn là những hạt bụi tro tàn đang ở trong ngôi thánh đường với những lời cầu xin, ngoài cái tiểu nho nhỏ thường tình chỉ còn ghi: nơi an nghỉ của linh hồn Giuse Nguyễn Đình Chương mà thôi…

Như thế là đã hết chưa hả thầy, hay còn lưu lạc thêm một chút vướng bận nào cho cõi thế gian này mà thầy chưa trả nổi… giờ đây chúng em – những Cựu học trò của Thầy năm xưa xa rồi chỉ còn kêu lên hai tiếng: Thầy ơi ! mà thôi, và trong tiếng kêu ấy hình như còn mãi vang vọng vào nghìn thu sỏi đá, bay hoài bay mãi để réo gọi vong linh của thầy trong những cõi âm u nào đó…

Trong một lần khi loạt bài cảm tác: Nhớ về Thầy qua những hồn thơ – NNH đã có đoạn:
. . . . .. . . . . . . . .
Nhớ về thầy, nhớ về trường xưa, nhớ về cả bạn cũ, nhớ tất cả những gì thân quen của một thời… Lại những lần nhớ, một đời người lắm muộn phiền trong những nỗi nhớ… không phải vì hôm nay ngày của Thầy mà những người con của ngày xưa lại nhớ về cho Thầy và cô… nhưng hầu như ngày nào một khi ngôi trường xưa cứ ẩn hiện về trong tiềm thức thì ai chắc cũng phải nhớ, nhưng Thầy ơi! Đã bao năm rồi hở Thầy ơi? Bao năm rồi? bao người con “ra đi” nhưng còn Thầy thì ở lại, bên thềm xưa, trong lớp cũ, với chiếc bảng đen ngày nào biết bao nhiêu chuyện trên ấy, viết rồi lại xóa, xóa đi rồi viết, viên phấn trắng cứ mòn mỏi theo thời gian nhưng những con người cứ mãi ra đi. Bụi phấn bay bay, nhưng ai đó cứ tự nhủ thầm: đó là bụi phấn, hay những dấu chấm của thời gian ngày đó, ngày hôm nay của những con người, của những nhân tài – đã nằm trong những bụi phấn bay bay ấy, để rồi cứ mãi vương lên tóc thầy, tóc ai…

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

THẦY (Không biết tác giả…)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thế đấy – vẫn êm trôi với tháng ngày còn lại, câu chuyện tình của thầy vẫn chưa đến hồi kết thúc, vẫn còn dở dang, và người xưa của thầy vẫn còn hoài vọng mãi trong nỗi đau buồn vì đã vắng đi một nữa đời mình, bước chân ai ngày xưa vẫn bên nhau đi qua từng con đường làng nhỏ, câu chuyện nào vẫn còn văng vẳng đâu đây với lời hẹn ước ngàn năm không phai, nụ cười nào của một người con gái ngày xưa còn nhìn thầy với một tấm lòng thiết tha trìu mến, để rồi hôm nay – cô trở về với một linh hồn tượng đá trong những dòng lệ sầu tủi hờn cho một số kiếp còn nhiều bạt bẽo – phải không thưa thầy.

Mùa trọng ơn – mùa nhớ về cho những người thầy, cô giáo, hôm nay tôi ngồi viết lại bài này với một niềm cảm xúc thương mến về cho thầy và cô giáo cũ của chúng tôi, phải chăng âu đó cũng là một cõi triết lý của mình, một triết lý nhân sinh không như của J.P.Sartre, không như của Descartes, không như của Sigmund Freud, cũng không như của Heraklite, hoặc ngay cả Aristote cùng với những câu phán bất hủ… mà ngày xưa chính thầy cũng đã truyền đạt cho chúng tôi vậy.

Để rồi hôm nay – khi thầy Chương cũng đã đi vào cõi thiên ngàn định mệnh nào, thì mùa trọng ơn, ngày Nhà giáo hôm nay, chúng tôi còn có thể tụ họp nhau lại, kính dâng về thầy một nén nhang lòng, một nén nhang của những Cựu học trò sinh viên ngày xưa để còn thắp lên cho thầy – và nơi chín suối nào đó chúng tôi chắc chắn rằng: nhìn về cho chúng tôi – không biết Thầy có còn mỉm cười hay không ???… (hay còn phải vướng bận nào đó một chút nợ đời…)

Nguyễn Ngọc Hải
Nhớ về thầy với niềm tiếc thương… (11/2012)

_______________________________________

Xin được đăng trích lại một số hình ảnh tang lễ của thầy NguyenĐinhChương…

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3641
Bản cáo phó tang lễ của Thầy Paul. NguyenDinhChuong

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3640
Thầy Paul. NguyenDinhChuong đã vĩnh viễn nằm xuống

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3645
Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3647
Nhóm Cựu sinh viên Văn khoa cũ kính viếng trước linh cửu của Thầy

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3646
Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3643
Gia đình của Thầy Chương

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3642
NNH và cô Bích Thuận; (một câu chuyện đã kể giữa hai cô trò vào mùa hè năm 1972 ngày xưa...)

Còn mãi tiếng gọi đò CIMG3637
Nhà của Thầy Chương tại Ấp 2 xã Xuân Tâm-Xuân Lộc-Đồng Nai...
_____________________________________

NNH thực hiện...



Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Còn mãi tiếng gọi đò Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Còn mãi tiếng gọi đò   Còn mãi tiếng gọi đò EmptyTue Oct 23, 2012 8:45 am

Xin kính trao về cho linh hồn Phaolo bản thánh ca sau đây:

Sự Sống Thay Đổi Mà Không Mất Đi


Nguyện cầu cho linh hồn Phaolo được yên nghỉ chốn vinh phúc đời đời...


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Còn mãi tiếng gọi đò
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CungQuang – Hồn thơ cùng những tiếng mưa rơi…
» Thơ vui về tiếng Huế
» Tôi yêu tiếng nước tôi
» 10 cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam
» Tiếng hát Hà Vương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến