Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chữ TÂM luận bàn

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Chữ TÂM luận bàn Empty
Bài gửiTiêu đề: Chữ TÂM luận bàn   Chữ TÂM luận bàn EmptyThu Mar 07, 2013 8:29 pm

Cảm nhận những câu chuyện về chữ Tâm

Về Chữ Tâm – nhân xem những bộ phim…

Chữ TÂM luận bàn 10tam

Có nhiều bộ phim mà tôi đã xem đi xem lại nhiều lần, nhưng lần nào cũng thấy thích; ngoài chuyện phim đã hay với một thiên trường nội dung phong phú và hấp dẫn – mà còn lôi cuốn con người ta phải đi vào một thiên hướng nghĩ suy với một tính cách logic học về nhân bản của một con người trong bất cứ xã hội nào, bất cứ một dân tộc nào đi chăng nữa… Ở đây chúng tôi chỉ xin mạn phép “luận bàn” về một chữ Tâm mà hầu như bất cứ mỗi con người chúng ta – tôi tin chắc rằng: sẽ có những nhận xét, những nghĩ suy, và ngay cả những thiên kiến rộng lượng hoặc hẹp hòi về cho một định kiến của xã hội….

Chúng tôi xin mạn phép nêu ra những bộ phim sau đây mà chúng tôi đã vinh dự thưởng thức ngay từ đầu:
1- Bộ phim: Đại Tống truyền kỳ
2- : Tây Du ký.
3- : Bảo Liên đăng tiền truyện
4- : Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu

Đây là những bộ phim có thể nói rằng: đối với tác gỉa bài viết là cả một kho tàng lý luận theo phương pháp logic học, để cuối cùng chúng ta có thể nhận thấy được toàn bộ tổng thể của những bộ phim truyện: tất cả chỉ vì một chữ Tâm – một đại từ hầu như sẵn có trong mỗi con người chúng ta; trước khi bàn về điểm này, chúng tôi xin nêu ra một thành ngữ mà ông bà xưa chúng ta đã từng nói: “Nhân chi sơ – tính bổn thiện” – đó là điều tất nhiên và không thể nói là hi hữu chút nào cả…

Biết bao lần trong những bài viết, những bài diễn thuyết của chúng tôi… thì hầu như vấn đề chữ Tâm… chúng tôi đã có những định nghĩa cho lên hàng đầu… hoặc mỗi khi nói về cái nhân bản nhân văn của mọi người sống trong xã hội, hoặc đang theo bất cứ một tôn giáo nào… Đây chỉ là một vài suy nghĩ của chúng tôi để luận bàn từ những bộ phim truyện dài kỳ mà chúng tôi tận mắt được vinh dự thưởng thức. Dẫu rằng, ai cũng đã có rất nhiều lần xem phim, thoáng qua vài tập, hay theo dõi hết trọn bộ… nhưng với chúng tôi, đôi lúc khi xem xong cũng đã có nhiều suy luận và rồi dẫn đến những tranh cãi… Và từ đó rút ra cho chính chúng ta một lẽ sống với nhiều bài học…

1- Tâm là gì ?
Chúng tôi xin được mạn phép đi sâu vào lĩnh vực tôn giáo để luận bàn về chữ Tâm như sau:

a- Với Phật giáo và chữ Tâm:
Học thuyết Duy tâm là một trong những lý thuyết chủ yếu và hầu như xuyên suốt cả bộ kinh Lăng già. Những mục của Lăng già không phải hướng đến trình bày một lý thuyết. Mục đích của nó là chú tâm đến Vô ngã – không và nhấn mạnh đến sự tự chứng, tự nội, tự thực hành thể nghiệm hay tự chứng cảnh giới. Sự tự chứng, tự nội ấy, theo Lăng già, chính là sự nhận ra rằng “ba cõi là chính cái tâm”, “tâm sinh ra ba cõi” ; và đều này chỉ nhận thức trực tiếp về chân lý mà không thể chia sẻ cho người khác bằng lý luận. Nó vượt ra ngoài nhận thức phân biệt của con người.

Thật là khó luận bàn về cảnh giới giác ngộ của tự tâm khi mà tâm thức của chúng ta còn quá nhiều phân biệt và ô nhiễm. Thế nhưng, chỉ nhận định suông rằng cái chân lý được thể chứng trong tâm thức thâm sâu tạo thành lý do của đời sống Phật giáo thì hoàn toàn không đủ để thuyết phục được người khác. Do đó, để phù hợp với truyền thống triết học thông thường của Phật Giáo đại thừa, Lăng Già đã biện minh về học thuyết Duy Tâm như là một lời tuyên bố khác về kinh nghiệm tự nội. Hành giả có thể nương theo nghĩa lý trong đó mà tự khám phá nội tâm của mình.

Bây giờ, chúng ta thử khảo sát xem Duy Tâm là gì ?

Duy tâm là không có gì được nhìn thấy ngoài cái tâm, là chỉ có tâm mà thôi, tất cả đều do tâm hiển hiện. Những gì có thể được quan niệm, tư duy hay nhìn thấy qua các quan năng như thân thể, tài sản, đất đai, nhà cửa...thuộc thế giới bên ngoài đều là giả ảo. Chúng chỉ là phóng ảnh của tâm thức. Kinh nói: “thân thể, tài sản và nhà cửa những thứ này không có gì khác hơn là những cái bóng của tâm, họ chẳng định hay bác bỏ và sở dĩ như thế là do bởi cái tâm mà thôi”. Ngoài cái này thì không thể có gì nữa cả.

Thế nhưng, khi Lăng Già tuyên bố, không có cái gì được nhìn thấy ngoài cái tâm, thì tâm ở đây nghĩa là gì ? Theo Lăng Già tâm gồm Citta, mạt na thức và 5 thức giác quan. Trong danh từ Citta (=tâm), nó có nghĩa là cái kho chứa của tất cả các ý tưởng, cảm thọ, ham muốn, bản năng.v.v...Từ Citta có căn ngữ « ci » nghĩa là suy nghĩ, nhận thức, nhưng cũng có thể dùng căn ngữ “cit”, có nghĩa là chồng chất, thu góp, sắp đặt. Vậy Citta hay tâm có nghĩa là thu thập chất chứa nhận thức.Và trong nghĩa này, tâm được đồng hoá với Alaida (tàng thức), Mạt na thức (ý thức) và có khi đồng hoá với năm thức giác quan nữa. Vậy thị Duy Tâm mà Lăng Già trỏ đến là nhằm vào đối tượng nào trong những thứ trên ?

Tâm trong Lăng Già, theo ý nghĩa tông quát là chỉ cho toàn bộ hệ thống hoạt động của 8 thức đang vận hành. Trong nghĩa này, tâm gồm một trung tâm là thức thứ 8, Alaida, tự trong bản chất nguyên gốc của nó (tự tính) thì tĩnh lặng, thanh khiết và vượt lên trên cái nhị biên của chủ thể và khách thể. Thế nhưng, ở đây lại xuất hiện một cái gọi là “cảnh giới” hình thành từ “hành động”, “hành tác” mà ta quen gọi là nghiệp, và những cơn gió nghiệp này đã thổi vào biển tâm (Chơn Như) làm gợn sóng phân biệt và biến thành 8 thức. Alaida, mạt na, mạt na thức và 5 thức giác quan ; và đồng thời những sự biến hoá này, toàn bộ vũ trụ hiện hữu với những hình tướng đa thức của nó. Sự liên kết vận hành của 8 thức tạo thành tâm theo nghĩa tổng quát. Do đó, trong phạm vi tâm lý học của kinh Lăng Già, Duy tâm có nghĩa là chỉ có sự vận hành của các thức, Duy tâm chính là Duy thức vậy.

Tuy nhiên, trong ý nghĩa đặc biệt và cũng là ý nghĩa căn bản, tâm mà Lăng Già chú trọng chính là Alaida, tức căn bản thức hay Như Lai tạng. Alaida được ví như một cái kho chứa hàng hoá, nó chứa tất cả các tập khí, tư tưởng, tình cảm, ước muốn, hành vi...từ xa xưa của con người một cách không phân biệt. Nó không có hoạt tính tích cực và không mang tính phân biệt nhị nguyên. Nó là đối tượng trong tâm của hành giả để đạt đến tự chứng. Do vậy, về bản chất Duy tâm có nghĩa là chỉ có Alaida, hay Duy tâm là duy Alaida vậy.

Như đã đề cập, mục đích của kinh Lăng Già là tự chứng thánh trí cảnh giới, cái trạng thái tâm thức trong đó tâm lý sâu kín nhất được hiển bày trực tiếp trong tâm người ta. Lần theo chỉ dẫn của Lăng Già, chúng ta tự khám phá ra tự tâm của mình, tức là chơn tâm. Chúng ta biết, chân tâm có thể nhìn thấy hai mặt: mặt hiện tượng (sinh diệt) và mặt tự tánh (chân như). Hiện tượng từ nơi tự tánh mà có. Hiện tượng và tự tánh không phải là một, không phải là hai. Đó là Alaida. Alaida có nghĩa là hàm chứa và làm phát hiện tất cả các pháp. Đây chính là ý nghĩa “Tam giới Duy tâm”.

Sự trình bày về Duy tâm như thế đã khiến cho nhiều người hiểu lầm Phật Giáo chủ trương hữu ngã. Thật ra Tâm hay Alaida cũng là duyên khởi là vô ngã. Do đó, khi nói tâm, các thức, Alaida, thực ra không có sự khác biệt giữa các thức,tâm và Alaida: “cũng như không có sự khác biệt trong các sóng biển, cũng thế không có sự khác biệt nào trong tâm về các thức” (Lăng Già kệ 1O5). “Tâm, mạt na, mạt na thức được nói đến như là khác nhau do bởi các hiện trạng của chúng, nhưng thực ra, 8 thức không có dấu hiệu định tính cũng không có cái gì được định tính” (Lăng Già kệ 104). Hiểu rõ được vấn đề này là thấy được tự tánh vô ngã của các pháp con đường dẫn đến tự chứng, tự nội hay giác ngộ.

Mặt khác theo chức năng phân biệt của Duy tâm là chỉ cho sự cấu thành và liên đới hoạt động của 8 Thức.Các thức lại là sáng tạo của Alaida: “Lấy Alaida làm chỗ nương tựa, ý phát triển, dựa vào tâm và ý, hệ thống thức phát triển” (Lăng Già kệ 269). “Từ Alaida, tất cả các hoạt động của tâm thức sinh khởi lên giống như những cơn sóng, do tập khí làm nguyên nhân, tất cả sự vật được sinh ra phù hợp với các điều kiện của nhân duyên” (Lăng Già kệ 871). “Với cái Citta làm nguyên nhân của nó và trợ nó. Mạt na tiến bước vào Citta, Citta được Vijnana làm cho vận hành và có một sự hỗ tương tuỳ thuộc giữa hai thứ này” (Lăng Già kệ 180).

Từ những điều này, chúng ta thấy rõ rằng, mạt na dựa vào Citta mà hiện hữu và đồng thời Citta lấy mạt na làm đối tượng hoạt động của nó. Không có mạt na thì sẽ không có tâm thức, và không có tâm thức thì sự hiện hữu của chính là Citta sẽ không được biết đến. Cái này phụ trợ cho cái kia và đồng thời được cái kia phụ trợ. Mặt dù vậy, Bản chất của Alaida vẫn thanh tịnh bình đẳng: “cái tâm, tự bản tính là thanh tịnh và thoát khỏi cái phạm trù xác định và vô định, là cái chúng sinh hữu tình hiểu một cách lầm lạc” (Lăng Già kệ 750) .

Vậy thì, do đâu mà các thứ nghiệp được tích tập ? Kinh nói: “tâm tự bản tính thanh tịnh, do vì chúng mà các thứ nghiệp được tích tập và kết quả là hai thứ bất định hay ô nhiễm” (Lăng Già, kệ 754).

Như vậy, khi Như Lai tạng được nối kết với 7 thức thì nhị biên sinh khởi từ sự chấp trước (của mạt na) và sự phân biệt (của mạt na thức); và rằng khi nhận thức thông suốt điều này thì gở bỏ được sai lầm. Từ đây, chúng ta tìm ra manh mối để thanh tịnh hoá tâm thức, để cho nó trở về với bản tính chơn như, như nhất của nó. Đó là nhờ vào sự quán chiếu của ý thức và mạt na thức, về tư tánh y tha khởi, tạo ra những động lực chuyển hoá tận gốc rễ của các thức ấy trong chiều sâu của alaida. Và chính lúc này, hành giả chợt nhận ra rằng: “Thế giới như chúng ta thấy nó không hiện hữu, các đa tính của sự vật sinh khởi từ cái tâm đang được nhìn thấy theo bề ngoài: Thân thể, tài sản, nhà của đều biểu hiện ra cho chúng ta thấy, là của thức alaida” (Lăng Già, kệ 125).

b- Chữ Tâm trong lĩnh vực KiTô giáo:
Câu nói này dẫn chúng ta ngược nguồn trở lại buổi khai thiên lập địa, sách Sáng thế ký đã ghi chép lại rằng: Thiên Chúa tạo dựng trời đất để đặt con người mang hình ảnh cao quí của Ngài vào giữa đất sống trần gian. Spinoza nói: "Con người là một hiện thể tư duy là một phần trong thách đố của con người, song ngược lại con người cũng không tránh khỏi là thách đố của Thượng Đế. Con người ra sao, văn hoá của nó thế nào thì Thượng Đế của nó như thế ấy. Con người không chỉ dựng xong đền thánh là đã làm xong cái việc xây cất nơi cư trú cho linh hồn. Cũng không phải khi nó nguệch ngoạc làm dấu thánh giá là Thiên Chúa sẽ hạ xuống an bài cho nó. Không? Thiên Chúa phải là bầu trời khát vọng luôn luôn biến đổi từ ánh dương sáng láng buổi bình minh đến những tia nắng cuối chiều u hoài hùng vĩ cho tâm linh khát khao sáng tạo của con người. Nghĩa là, Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa cho con người khi mà nó day dứt khôn nguôi trong suy tưởng và sự nghiệp làm người. Thiên Chúa sẽ chết khô héo khi mà linh hồn định ngừng nghỉ bằng cuộc an thần nơi tượng đài Thiên Chúa. Jasper nói "Những người vô thần có khi lại gần lý tưởng hữu thần hơn là những người mang bộ áo hữu thần”.
Thượng Đế có hay không? Không hữu ích bằng việc chúng ta nhân danh Ngài để nhắm tới cứu cánh cao cả siêu việt làm người, và để sống với lý tưởng làm người đang thăng thiên về siêu việt. Maurice Barrès nói: "Tôi không phán đoán chân lý tôn giáo, tôi chỉ nhận định rằng những chân lý ấy liên hệ đến sự phát triển của tâm hồn tôi".

Chúng ta không quên lãng Thượng Đế - cõi con người lý tưởng của chúng ta. Và bây giờ chúng không thể quên lãng con người - kẻ hành hương đi tìm Thượng đế mong tự hoá thân thành lý tưởng của mình. Bởi thế, sau Thượng Đế tất yếu là con người. Thánh Augustine nói: "Lý thuyết về sáng tạo tự thân sẽ dẫn đến lý thuyết về con người. Bởi lẽ con người chiếm cứ một địa vị ưu tiên trong thế giới được tạo lên: Con người tức thì hiện diện như non cao giữa thế giới khả giác và thế giới tinh thần thuần khiết. Đó là nguyên nhân tại sao sau khi tiếp xử Thượng đế - Đấng sáng tạo, triết học phải hướng về con người, đúng bản tính và cứu cánh của nó".

Đó là ngôi vị của con người trong dãy số sáng tạo của Thiên Chúa. Song, nếu không có Thiên Chúa thì sao? Nếu không có Thiên Chúa thì không có thoả ước bí nhiệm giữa Thiên Chúa và con người, con người liệu có tự chấm dứt tra vấn về mình, về cuộc đời mình như một hữu vô trì hay không? Không! Nếu không có Thiên Chúa thì con người cũng phải nỗ lực tự cứu rỗi lấy mình, còn nếu như có Thiên Chúa cũng vậy, con người vẫn phải tự cứu rỗi lấy mình, bởi lẽ trong ngày tận thế Thiên Chúa sẽ chọn ra cỏ lùng và lúa, cỏ lùng sẽ bị đốt, còn lúa sẽ được xếp vào kho nhà trời. Vấn đề con người là tất yếu của Hữu tự cứu rỗi lấy mình, J.P.Sartre nói: "Không phải vấn đề hiện hữu của Thiên Chúa. Trái lại con người phải tự tìm ra mình và tự tin chắc rằng không thể có gì cứu rỗi được mình ngoài chính mình, mặc dù đã có một chứng cớ có giá trị về sự hiện hữu của Thiên Chúa".

Đó là con người, cái con người bị đính mắc vào dòng chảy sáng tạo của Thiên Chúa. Trong dòng chảy đó, con người được xem như một phó sản tối cao của Thiên Chúa, hoặc một ốc đảo đứng độc lập khỏi sự soi bóng của quyền trượng Thượng Đế mong tự cứu rỗi lấy mình. Còn đất đứng thực tại của con người thì sao? Con người đứng giữa trần gian - trân trân giữa những biến cố hãi hùng đổ nát của lịch sử, của xã hội thì sao? Con người trước hết là con người sống đã rồi sau mới triết lý. Và cái con người, nó chẳng bao giờ thoát khỏi cái trung tâm cá thể của mình.

Thế giới ? Nó cũng chỉ là xã hội “liên cá thể" mà thôi. Nghĩa là thế giới chẳng bao giờ thoát nổi cái chu vi mà ở đó mọi cá thể tham dự vào như những đơn tử riêng rẽ tụ hội về. Xã hội xét cho cùng cũng chỉ là một hữu siêu hình - nó hiện ra như một mạch vữa tương tác giữa các cá thể với nhau. Không có cá thể thì không có xã hội. Bởi thế hữu đầu tiên của nhân loại là hữu cá thể hữu con người riêng rẽ hữu cái tôi. G.Marcel nói "Hữu thể mà tôi yêu hơn hết đó là chính tôi".

1- Người Công giáo và niềm tin Kitô giáo:
Dựa vào Lời Chúa trong Sách Thánh cũng như trong đời sống của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, người công giáo tin rằng Đấng Tối Cao, Đấng Chí Thánh Chí Tôn, là Thiên Chúa nhất thể tam vị. Tin rằng Ngôi Cha là Tình Yêu. Tin rằng Thiên Chúa Cha yêu thương loài người đến độ gởi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô, là hiện thân Tình Yêu, đến làm người sống với loài người, để những ai tin vào Người Con nầy thì được sống muôn đời. Tin rằng Chúa Cha cũng gởi Thánh Thần của Ngài, là Thần Khí sự sống và là nguồn lực Tình Yêu, đến với mọi người, để những ai đón nhận Thánh Thần thì được sống dồi dào.

Cốt lõi niềm tin kitô giáo là xác tín Thiên Chúa là Cha trên trời giàu lòng yêu thương. Và vì yêu thương, Ngài ban cho ta cả kho tàng hồng ân cứu độ. Hồng ân trọng đại nhất là Người Con Một và Thánh Thần của Ngài, cùng Lời Chúa và các Nhiệm tích. Do đó, người công giáo chân chính là người cảm nhận những gì mình có, - sự sống và đạo làm người, gia đình cùng mọi sự an lành và mọi điều thiện hảo trong cuộc sống -, là quà tặng của Người Cha đầy lòng thương yêu. Đối với người công giáo, sống niềm tin Kitô giáo là đáp trả lại tình thương vô biên của Cha trên trời với tấm lòng thảo kính tuân hành ý Ngài. Tôn ý của Ngài là người người sống yêu thương chan hoà trong gia đình, coi mọi người anh em đồng bào và đồng loại là con một Cha, là anh em một nhà, và chia sẻ cho nhau mọi hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho, trước tiên là hồng ân đức tin, là cánh cửa mở vào kho tàng hồng ân cứu độ.

2. Người Công giáo và luật của Đạo Chúa
Luật tối thượng của Đạo Chúa là mến Chúa yêu người. Luật nầy trước tiên được ghi khắc ngay trong bản chất con người được Thiên Chúa tạo thành theo hình ảnh của Ngài là Tình Yêu. Luật thành văn đến sau, nhằm giúp con người ý thức về nguồn gốc của mình là con Cha trên trời, về bản chất của mình là yêu thương.

Ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội công giáo, cách đây 20 thế kỷ, nhiều người trong xã hội bấy giờ đã nhận ra các tín hữu tiên khởi hợp thành một cộng đoàn yêu thương và cộng sinh, nhờ thế mà trong cộng đoàn không có ai thiếu thốn, đói khổ, bị bỏ rơi. Cách đây gần 500 năm, khi ông bà tổ tiên đón nhận Đạo Chúa mới đến trên đất nước Việt Nam, đồng bào chúng ta đã chứng kiến Đạo Chúa là sức sống mới, là sức mạnh của tình yêu mới nối kết các tín hữu tiên khởi trong tình huynh đệ tương thân tương trợ và đùm bọc lẫn nhau. Và vì thế, họ đặt tên cho Đạo mới là Đạo yêu thương. Ngày nay, cũng chính nhờ sức mạnh của tình yêu mới đó, có những cộng đoàn công giáo nơi cư ngụ, cùng chung sức khắc phục có hiệu quả tình trạng nô lệ sự dữ và tội lỗi, tình trạng suy thoái trầm trọng của đời sống luân lý và đạo đức trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tại những cộng đoàn đó, mọi người sống trong tình liên đới huynh đệ, trong một hoà khí tự do và an lành hơn. Những nơi đó, trước đem lại sự sợ hãi cho cộng đồng, nay trở thành điểm tựa đáng tin cho nhiều người.

Từ đó, người ta không còn dừng lại ở định nghĩa người công giáo là người đi nhà thờ, song người công giáo là người cảm nhận được Cha trên trời yêu thương, đồng thời là người biết sống tình huynh đệ liên đới với mọi người, không phân biệt giai cấp người giàu hay nghèo, sang hay hèn, học thức hay thiếu học, bạn hay thù, lành hay dữ.

2- Ý nghĩa về những bộ phim ?
Tại sao ở phần trên chúng tôi lại luận bàn về chữ Tâm theo khía cạnh tôn giáo mang đầy tính triết học nhân văn như thế? Xin thưa: chỉ một điều đơn giản là chúng tôi đang mạn phép luận nghĩ về cái Tâm – chữ Tâm của con người chúng ta chắc chắn rằng ai ai cũng phải có; và trong mỗi con người chúng ta ắt hẵn sẽ có những đôi điều nghĩ suy. Khi nói về Tâm; thì một điều chắc chắn rằng bất cứ ai cũng hiểu được: cái tâm của con người (chỉ có ở con người) đều phải có; chính những khi ta nảy sinh những ý đồ, mưu lược, ý định… thì đó đã được xuất phát từ cõi tâm trong chính mình; vì thế chắc chắn một điều: chúng ta sẽ hiểu được cái được xuất phát từ cõi tâm của chúng ta, sẽ biết được đó là điều thiện hay điều ác; điều đó giúp người hay hại người khác, hầu mong đem được cái lợi đến cho mình; bản tính rộng lượng hay ích kỷ trong chúng ta đều được xuất phát từ cái tâm của chúng ta mà ra; từ đó qua nhiều bộ phim mà tôi xin đưa ra một vài điển hình thiết thực, một trong những muôn vàn khía cạnh then chốt trong cuộc sống khi đề cập đến chữ Tâm, do đó người viết bài này xin mạn phép được tạm dẫn chứng tóm lược qua những bộ phim đã được trình chiếu sau đây:

1- Bộ phim: Đại Tống truyền kỳ
Khi nói về bộ phim này chúng ta sẽ hiểu ngay rằng đó là một triều đại thời nhà Tống bên Trung Hoa… bộ phim đặt nặng đến nhân vật Quách Hòe – một vị quan có thể nói là tài ba lỗi lạc va mưu lược định thanh toán cả triều đình nhà Tống từ Vua quan đến Hoàng hậu và tất cả những quan quyền nội các ở trong triều, không hiểu Quách Hòe là một vị quan thế nào – nhưng có lẽ cũng là một tay cận thần của Vua Tống và cũng là một bậc quân sư tối thượng trong triều đình, hay nói đúng hơn là một vị Tổng Tham Mưu trưởng đúng nghĩa… Ông đã lộng hành như thế nào trong triều đình và làm nghiêng đảo khuynh thành nhà Tống đến nỗi không hiểu sao miệng lưỡi Quách Hòe đã làm cho Vua Tống phải xiêu lòng và cuối cùng chỉ biết nghe và vâng phục Quách Hòe…. Nhưng kết cuộc một cái chết thật bi thảm đã đến với ông ngay trong triều đình trước mặt Vua Tống bởi một cái ném độc bình từ chính tay bà Hoàng hậu… Một trường thiên sử lược của nhà Tống chỉ còn khoảng vài giây khắc đối diện với cái chết thật bi thương của nhà Vua; nhưng rồi lòng căm hận của Hoàng hậu và thêm một số quan chức triều đình… nhưng cuối cùng Quách Hòe cũng phải đành thất thế ngã gục trước tay một người đàn bà; điều đó chúng ta cũng đủ biết “nỗi căm giận” của người đàn bà như thế nào; nghĩa là một khi họ tức tối lên tột đỉnh thì có thể ai cũng phải làm như vậy… Ở đây chuyện phim kể lại nỗi oan ức và sự đối nghịch của hai mưu lược để tranh dành ngôi vị cho mình, nhưng kết quả hầu như đã “bất phân thắng bại” giữa hai tay mưu lược và thâm độc từ Quách Hòe và bà Hoàng hậu… Có thể nói cái tâm của Quách Hòe và cái Tâm của bà Hoàng hậu là hai cái Dã Tâm của hai con người… ở trong họ không bao giờ có chút thiện tâm nào cả…

Ngược lại – những vị quan công hầu, thái giám, hoặc quan văn thì có phải chăng là những bậc học giả, thông suốt kinh điển và sách hiền… nên chúng ta khỏi bàn tới trong những nhiệm vụ và trách nhiệm của họ… Vì thế khi đã thông qua bộ phim này một cách tường tận, chúng ta sẽ thấy được những cái thiện và cái ác, những cái hay và cái khuyết, những cái nên và những cái hư; do vậy hồi kết đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho người xem qua một cái nhìn và đã có lắm điều nghĩ ngợi…

2- Với bộ phim: Tây Du ký.
Tôi còn nhớ có một lần vào năm 1998 khi còn đứng lớp ở một lớp học gần một ngôi chùa, và cũng lắm khi vào hàn huyên trò chuyện với một vị Đại Đức trụ trì… Một lần nọ tôi chợt hỏi vị Đại Đức:
- Thưa thầy có phải bộ phim Tây Du Ký là một phần trong giáo lý Phật giáo phải không – Thưa Thầy ?
Vị Đại Đức trụ trì bình thản trả lời:
- Không phải, đó chẳng qua cũng chỉ là một câu chuyện mà thôi, mà có gì không thầy !
Tôi cũng hơi bối rối không hiểu tại sao lại không phải là như thế, nếu xét ra từ đầu cho đến cuối bộ phim thì Hòa Thượng Trần Huyền Trang là một nhân vật bắt chúng ta nghiêng về chữ Tâm rất nhiều và rất lớn… nhưng ở đây khi chính tôi được câu trả lời là “không phải” thì có lẽ lúc ấy tôi cũng hơi thất vọng…

Bộ phim ghi lại cuộc hành trình của Hòa Thượng thuộc đời nhà Đường (Trung Hoa) tên là Trần Huyền Trang trong chuyến đi thỉnh kinh về Tây Thiên Trúc… chúng ta có thể bố cục bộ phim thành ba phần như sau:
1- Cuộc duyên trần của Hòa Thượng Huyền Trang chuẩn bị lên đường hướng về Tây Thiên.
2- Đoạn khổ ải và gian nan trên bước đường hành trình đi Tây Thiên Trúc
3- Cái tâm ắt toàn thắng từ cuộc hành trình đó…

Chúng ta có thể so sánh bộ phim qua ba giai đoạn đó ví như một đời người của chúng ta:
1- Con người từ lúc chào đời.
2- Lớn lên và phải đi qua nhiều cay đắng
3- Bước đường đi tới vinh quang…

Xuất phát cũng chính từ một cái Tâm mà thôi – bộ phim đã dẫn đưa chúng ta luôn quay về với cái thiện, cái đẹp của cuộc sống, và nhất là luôn phải hướng tới được cái chân lý của nhà Phật, học theo triết lý nhà Phật – lấy Đức Phật Thích Ca làm tâm điểm trong cuộc sống của con người từ cõi vô thường, cái bản ngã, nhất là chính cái tôi của chúng ta… để rồi ngày sau hết sẽ được đón lấy sự vinh quang trong niềm hướng thiện của chính chúng ta vậy; bộ phim đã đem đến cho chúng ta (theo thiển ý của người viết bài) về một cái tôi trong cái Tâm ở trong cõi nhân duyên này; phải nói lúc nào cũng bị vây bủa bởi những tham, hận, sân, si, hỷ, nộ… để rồi chính chúng ta phải luôn kềm chế và tự thắng với chính mình như thế, bộ phim không phải quan trọng ở những chỗ Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng giao chiến với các loài yêu tinh ma quái, không phải trên đoạn đường gian khổ và xa thẳm của cuộc hành trình… nhưng điều đó đã chứng tỏ cho chúng ta thấy: chính cái Tâm của Hòa Thường Huyền Trang đã cảm hóa được từ Tề Thiên Ngộ Không, đến Bát Giới, đến Sa Tăng; và cũng chỉ vì hướng về chân thiện mỹ của cái Tâm mà ba vị đồ đệ của Hòa Thượng cũng đã quay về với ngay chính và bỏ gian tà…

Trong cuộc sống của chúng ta tất nhiên ai cũng sẽ gặp phải những éo le và những cái tôi muôn mặt của chính con người chúng ta… vì thế đâu phải cả ba đồ đệ của Hòa Thượng Huyền Trang là đều tốt hết cả đâu… mà phải nói chính ngay trong chúng ta cái bản ngã bản thể đôi lúc tự giằng xé nhau để chiến thắng – điển hình như: Ngộ Không và Sa Tăng luôn thể hiện là một con người công chính và sống cho lẽ phải; Bát Giới luôn chú ý đến những đam mê trần tục và quên mất đi chính cái tôi của mình, có thể nói cho dù là một Hòa thượng đang theo nhà Phật nhưng đôi lúc cái thiện của Bát Giới đã bị cái khuyết chiếm lĩnh đa số… vì thế chúng ta sẽ nhìn rộng ra ngoài xã hội, biết bao nhiêu người tự cho là công chính và ngay lành… nhưng chỉ là cái miệng lưỡi mà thôi còn trong tâm linh chỉ là một mưu đồ trái hẵn với lời nói của chính họ… Tây Du ký có thể nói là một bộ phim được thể hiện rõ nét về chữ Tâm nhất theo khía cạnh cuộc sống và cả lĩnh vực tôn giáo của chúng ta khi đề cập về cái tâm mà nhân vật chính ở đây là Đức Hòa Thượng Huyền Trang…

3- Cùng với bộ phim: Bảo Liên đăng tiền truyện
Có thể nói đây là một câu chuyện có tính chất thần thoại, nhằm để thu phục sự đam mê của khán giả qua việc bố trí nội dung của câu chuyện; ở đây chúng tôi chưa nói đến câu chuyện của phim mà xin đề cập đến hình thức của một câu chuyện đời có tính hoang đường và viễn tưởng của con người chúng ta… Tuy nhiên suốt bộ phim đã gây sự chú ý cho người xem bị lôi cuốn và thu hút mãnh liệt chỉ về hình thức đánh nhau và phép thuật; những nhân vật trong phim như: Ngọc Hoàng Thượng đế thì nhu mì và mềm yếu trước một phu nhân là Nương Nương Hoàng hậu luôn sắp sẵn những mưu lược để thống trị tam giới; một Nhất Nương, Nhị Nương, Tam Nương là những con người thanh cao và ngay lành nhưng cũng phải “bất lực” trước những ý đồ thâm sâu của Nương Nương Hoàng hậu và cho dù đó chính là “con của mình”; một Nhược thủy, một công chúa, một tiểu thư thủy long, một thiên hộ cẩu, một đại sư ẩn tu nhưng khiếp nhược trước những cơn bão dữ, một thiên hộ pháp với những tính toán lợi dụng và nịnh hót để được “vinh thân phì da”; một Dương Tiễn với sự công chính và luôn đấu tranh cho lẽ phải… tất cả hầu như đã toát lên cho chúng ta thấy một viễn cảnh của con người đang sống ở trên đời như chúng ta… biết bao nhiêu nhân vật khác trong truyện phim đã cho chúng ta diện kiến được những cái thực chất và những cái đen tối của con người…

Chính vì cái Tâm của chàng Dương Tiễn, chính vì sự đắn đo suy nghĩ của nhân vật Dương kia; bộ phim cũng đã cho chúng ta những dấu hỏi cực kỳ ngay từ tập thứ mười, để rồi suốt cả bộ phim gồm bốn mươi sáu tập phim nó sẽ lột tả được hết cho chúng ta thấy từ tình huynh muội, tình cha con, tình thầy trò, tình anh em bạn hữu… tất cả cũng chỉ xuất phát từ một chữ Tâm mà ra. Bảo Liên đăng là một vật biểu tượng cho sự chung tình hiếu nghĩa, tôn trọng lời thề, giữ vững chữ tín của con người với con người, giữ trọn được tình chung thủy vô song với tình nghĩa vợ chồng, tình đoàn kết, tình thâm sâu một lòng một dạ… vì thế nếu đứng về khía cạnh của con người thì chúng ta sẽ thấy Tâm và Tín – nó có một địa vị và chức tước cao trọng biết dường nào trong con người của chúng ta… ở vào khía cạnh thần thoại bùa phép và tài biến hóa xuất thần đó chỉ là những dấu ấn phụ họa làm cho bộ phim thêm sinh động về cốt truyện… nếu chúng ta xuyên suốt toàn bộ câu chuyện Bảo Liên đăng chắc chúng ta sẽ thấy những cái bất ngờ nơi chàng công tử Dương Tiễn… từ đó bộ phim sẽ cảm hóa được trong chúng ta về một cách sống riêng biệt; sống cho tha nhân và chính mình…để rồi mặc dù kết chuyện phim thì những mối chân tình phải tan tác ly tan; nhưng trong cái ly tan đó cái tâm con người của nhân vật Dương Tiễn cũng đã thấy an lòng vì sức mạnh của lẽ phải đã chiến thắng được gian tà; cho dù Tam hoa nương bị giam xuống tận cõi thâm cùng hoa sơn; cho dù những người anh em một lòng một dạ với Dương Tiễn phải chia tay về tận Hoa sơn để sống cuộc đời riêng biệt cách xa thiên giới; cho dù người vợ của Dương Tiễn cũng phải ngậm lòng chia tay với người chồng… nhưng cái hậu ở đây đã gây cho người xem một bối cảnh được thỏa mãn rằng: như thế cũng xong; chấp nhận là điều tạo hóa đã định trước, và ý nghĩ của tất cả người xem đều cảm thấy hài lòng chỉ vì cái Tâm và lẽ phải đã được chiến thắng.

4- Và bộ phim: Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Xin thưa – Tôi - người biết bài này là một tín đồ KiTô giáo; không chính vì thế mà người đang viết bài này lại đề cao một Đấng Tối Cao của ngay chính mình – chúng ta đang luận bàn về chữ Tâm trong con người của chúng ta….

Qua bộ phim Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nếu đứng vào khía cạnh của một tôn giáo cũng giống như bộ phim Tây Du ký; tất nhiên cũng như chúng ta đều có một cảm nhận về cái Tâm của một con người có niềm tin và tín ngưỡng như chúng ta, ở đây tôi muốn đặt nặng về lĩnh vực tâm linh không cùng vào khía cạnh của tôn giáo mà chỉ nói về một cái Tâm của một nhân sinh của tất cả chúng ta… Chúa Giêsu – một Đấng quyền năng và phép tắc, đã xuống tại thế gian và “đã làm Người” chắc có lẽ nhiều ai đó sẽ đặt nặng về vấn đề tại sao; nhưng vì là Đấng Tối Thượng, Đấng quyền năng, Đấng phép tắc và chịu phận hèn để làm một “con người bình thường” như tất cả chúng ta, để rồi chịu “ứng nghiệm theo lời Kinh Thánh” chịu mọi đớn đau và cả những nhục hình – chỉ vì một lý do: “Chuộc tội cho nhân loại…” Chúng ta thử nghĩ và đặt một câu hỏi lớn là: Tại sao ???

Trước hết là vì chữ Tâm, vì Tình yêu Thiên Chúa, vì quyền năng và sự bảo hộ cho tất cả thế gian (chúng sinh); như vậy Ngài đã chịu “tất cả mọi đớn đau và những nhục hình” và nếu xem qua bộ phim thật xuyên suốt thì chính người viết bài này dám thẳng thắn nói lên: “Không có một ai chịu được như thế !!!” Bộ phim là một câu chuyện trường thiên và đã cho chúng ta thấy được hình ảnh của “một con Người” như bao nhiên con người… Không phải vì đó là một Đấng Thánh đã làm như vậy để được công chúng tôn thờ và sủng ái, không phải đó là những sự chịu đựng và nhẫn nhục, cái ý chí bền gan và sắt đá để cho chúng ta thấy được tận cùng cái khổ đau mà thôi…. Nhưng chính là sự đớn đau đó, nhục hình đó, cực khổ đó – để chúng ta thấy được cái bề trái của cuộc đời và sự hiện diện tội lỗi trong chúng ta… từ đó ai ai cũng nhận thức được kết hậu phải trả giá là như thế…

Khoan đề cập đến vấn đề Kinh Thánh mà tất cả những tín đồ KiTô giáo tin vào sẽ được “Cứu rỗi”; khoan đề cập đến lòng tin của chúng ta để chúng ta tin rằng có một Thiên Chúa vô cùng trong cõi trời đất hôm nay và của hôm qua…. Nhưng chúng ta cần đề cập tới lĩnh vực tâm linh hiện hữu trong mỗi chúng ta, để rồi tất cả chúng ta đều nhận thấy: tại sao Thiên Chúa xuống thế làm Người, và chịu chết trên thập giá chỉ với mục đích: Cứu chuộc cho nhân loại… Cũng chỉ vì cái tâm, cũng chỉ vì tình yêu bao la của Ngài đối với con người của chúng ta; cũng chỉ vì một tình yêu vô bờ bến của một Người với tất cả tha nhân. Ngài đã hạ mình ngay trong mùa đông giá lạnh không được ai đón tiếp; chỉ có những đứa trẻ mục đồng, hơi ấm chỉ là những con chiên lừa đang ở ngoài đồng giữa đêm khuya, trên không trung với tiếng kèn loa của Thiên thần và những bài ca từ Thiên quốc vọng xuống trần gian, những tiếng kèn, những bài ca từ Thiên quốc ấy là ở ngay trong cõi tâm linh của những đứa trẻ mục đồng, người chăn chiên ở đêm ngoài ấy, không ồn ào vang động trên cả nhân gian, trái lại những âm thanh ấy, sự chào đón ấy chỉ vang vọng trong chính tâm thức của những con người trần thế với ý niệm muốn được Cứu rỗi mà thôi; một ngôi sao lạ đã dẫn đường cho ba nhà thông thái đến thờ lạy từ phương xa; chúng ta thử hỏi: Tại sao ở tận phương trời xa nào đó duy nhất chỉ có vòn vẹn ba nhà bác học thông thái đó biết mà đến, còn những người khác nữa thì không – ở đây chúng tôi chưa nói đến lĩnh vực Thần học KiTô giáo… mà chỉ đề cập đến khía cạnh là những con người nhận biết Đấng ấy; đại diện cho những đồng dân như thế – nghĩa là không chỉ có ở Bethleem mà thôi Đấng quyền năng sẽ đến ở đó mà còn là những con người trên trần gian này đã nhận biết Đấng Trời đất hôm nay đã giáng thế và đến làm Người giữa những con người như chúng ta vì tình thương, vì lòng nhân ái bao dung, và nhất là với chương trình Cứu độ trần thế, nên Ngài đã xuống thế làm Người…

Sống một cuộc đời thanh bần như bao nhiêu con người nghèo hèn khác; chúng ta lại thêm một câu hỏi khác nữa: tại sao Ngài không dùng quyền năng của mình để điều khiển các phép thần thông biến hóa và sử dụng cho mình một cuộc sống trần gian trở nên giàu có và sung túc, mà ngược lại trong phận hèn chỉ với là “đứa con của bác thợ mộc” mà thôi… cái nghèo, cái khổ, thiếu thốn và đòi hỏi sự cật lực lao động của chính bản thân Người để đổi lấy miếng ăn và dành Sự Sống… chừng đó là một hình ảnh cho tất cả chúng ta nhận biết chính con người chúng ta trong một xã hội, trong cuộc đời này phải tự làm việc, cố gắng và phấn đấu để mưu sinh… Vấn đề chính ở phần này; như chủ đề mà chúng tôi đã đề cập ngay từ đầu: cũng chỉ vì cái Tâm của con người; cái Tâm ở ngay trong Ngài; tồn tại và theo đuổi chúng ta thường xuyên và bền bỉ; nhưng có mấy ai vì cái Tâm đó mà biết hướng thiện cho mình… Ở đây chúng ta đang đề cập đến một chuyện phim: Cuộc đời Chúa Giêsu và Cuộc khổ nạn của Ngài; không hẵn là những con người KiTô giáo mà thôi; mà còn lan rộng ra ngoài xã hội kể cả những con người chưa phải là KiTô giáo… Bởi vì tôn giáo nào cũng thế; đều có một triết lý (giáo lý) của tôn giáo đó, nhưng người viết bài này nhận thấy một điều: cái Tâm ở trong bất cứ tôn giáo nào cũng được đặt lên hàng đầu của cõi tâm thức mỗi con người chúng ta; điều dễ hiểu: tôn giáo là một sự nhận biết (tôi không dùng từ nhận thức) của mọi con người được bắt nguồn từ những khuynh hướng của cá nhân đó;

Do vậy ở đây chúng tôi chỉ xin mạn phép bàn về chữ Tâm khi được nêu ra ý nghĩa từ những bộ phim mà người viết bài này đã theo dõi; ắt hẵn chúng ta sẽ nhận biết được: Tâm – nó quan trọng đến dường nào… Những bộ phim nêu trên là những điển hình của sự nhận biết của mỗi con người chúng ta; không còn là ở lĩnh vực tôn giáo mà thôi; chữ Tâm kia còn ở vào khía cạnh của xã hội và của bất cứ một dân tộc nào; nói chung là ở ngay trong ý thức hệ của chúng ta; ở ngay trong nhân sinh quan của tất cả chúng ta…

3- Những luận bàn ?
Như vậy mục tiêu chính hôm nay là chúng tôi chỉ luận bàn về một chữ Tâm mà thôi; chữ Tâm được bắt nguồn từ ý thức; từ vô thức… của mỗi con người chúng ta. Đến đây người viết bài này xin được phép trích lại vài ý kiến nhỏ khi luận về chữ tâm… để từ đó thực chất chúng ta để suy gẫm…

Luận về chữ Tâm - Giải pháp nào cho đạo đức xã hội?
Đọc bài "Dạy và cấp bằng chữ “Tâm”, tại sao không?" của tác giả Hoài Phương trên Diễn đàn Dân trí ngày 28/1/2008, chúng tôi vẫn còn một số băn khoăn, xin được trao đổi qua một bài viết nhỏ này.

Chữ Tâm là một phạm trù cơ bản trong đạo lí truyền thống của dân tộc. Tâm qua cách viết tượng hình được các cụ giảng là những giọt máu đỏ thắm trong trái tim nóng hổi. Nếu như não được coi là xuất phát điểm của trí tuệ (Trí) thì trái tim được coi là trung khu của tình cảm, tâm lí.

Những đôi trai gái yêu nhau thường nói “dâng hiến trái tim”, “đường vào trái tim”… Hạt nhân của chữ Tâm là tình cảm thương yêu, trân trọng con người, vạn vật, là khát vọng đem lại hạnh phúc cho con người, xây đắp một cuộc sống tốt đẹp. Chữ Tâm là gốc của đạo đức, đạo lý làm người, điều này được thể hiện rất rõ trong các kết hợp ngôn ngữ phổ biến: tâm đức, nhân tâm, tâm huyết, nhiệt tâm, thành tâm, thiện tâm, công tâm, nhất tâm, hằng tâm…

Người Việt cũng nói: tà tâm, lãnh tâm, ác tâm, nhị tâm…để chỉ những kẻ độc ác, vô cảm, phản trắc. Xã hội nào cũng đề cao chữ Tâm, đề cao đạo đức, bởi vì chữ Tâm, đạo đức là gốc của sự hài hoà, vững bền, phát triển. Những danh nhân được tôn vinh đều là những người có tâm trong sáng, cao cả.

Việt Nam có vài danh nhân thế giới đều gặp nhau ở lòng nhân ái bao la, sâu thẳm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Các tôn giáo cũng đều đề cao chữ Tâm, lòng nhân ái: Đạo Thiên Chúa đề cao lòng nhân ái, đạo Phật đề cao phẩm chất từ bi, hỉ xả và đạo Nho cũng coi nhân nghĩa là hạt nhân tư tưởng của mình.

Khi nói về chữ Tâm, nhiều người thường tách bạch “Tâm” và “Trí”. Thực ra trong mỗi người, Tâm và Trí là một sự thống nhất hài hoà không thể tách rời “tuy hai mà một”, đều là hoạt động tâm lí và có vai trò điều khiển hành động. Nếu như có mối quan hệ “Tâm-Trí” thì Trí tuệ là gốc chứ không phải Tâm là gốc như nhiều người ngộ nhận. Nếu người ta không nhìn thấy nhau, không hiểu nhau thì làm sao yêu nhau được? Nhận xét một người “có trí tuệ nhưng không có tâm” rõ ràng không thoả đáng, phải nói là người đó có vấn đề về trí tuệ thì mới đúng: tất cả những ai không có Tâm đều không có trí. Đạo Phật có khái niệm “giác ngộ” và gốc của giác ngộ là trí tuệ: những kẻ tàn ác, vô cảm, bất nhân dù tài giỏi đến mấy cũng là bất trí, u mê. Đó là minh triết của nhân loại đã được thừa nhận.

Một ngộ nhận nữa là khi nói về chữ Tâm, người ta thường nhấn mạnh ở khía cạnh “thương”, “yêu thương”, “cảm thương” mà coi nhẹ, bỏ qua yếu tố “ghét”, “căm ghét”, “phẫn nộ”.... Người không ghét cái xấu, không căm thù cái bất nhân thì sao có thể gọi là có Tâm được? Một nhà thơ nổi tiếng đã viết : “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”.

Trước sự suy thoái về đạo đức xã hội, nói như tác giả Hoài Phương là chữ Tâm “có vấn đề”, nhiều người đã đưa ra những giải pháp khác nhau. Việc đưa nội dung giáo dục chữ Tâm vào chương trình giáo dục, rồi cấp bằng chữ Tâm… xem ra chỉ là ảo tưởng.

Nhiều người hễ thấy xã hội có những biểu hiện tiêu cực gì là nghĩ ngay đến việc đưa nội dung ấy vào nhà trường. Nếu cứ đà này, chương trình giáo dục phổ thông sẽ trở nên quá nặng nề đến mức phải kéo dài thời gian học lên gấp đôi, gấp ba cũng chưa xong và không có một sự đảm bảo nào về mặt hiệu quả. Đó chẳng qua là một biểu hiện của sự bế tắc.

Nhà trường chỉ là một phần của xã hội, việc học ở trường chỉ trang bị được những kiến thức cơ bản có tính định hướng, chủ yếu là người ta học và trưởng thành từ “trường đời”. Sự đánh giá về hạnh kiểm đối với học sinh được phản ánh thông qua những nhận xét trong học bạ chỉ là một kết quả từ góc nhìn ở các mối quan hệ trong nhà trường, nên không thể đầy đủ và chính xác.

Một nhà triết học nổi tiếng đã viết: “Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Thước đo đạo đức, chữ Tâm của con người phải xét từ mọi mối quan hệ xã hội mà con người tham gia. Vì vậy, muốn đánh giá, điều chỉnh về mặt đạo đức của con người, phải bắt nguồn từ các mối quan hệ xã hội, qui luật của cuộc sống chứ không phải từ nhà trường.

Có nhiều cách để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người (xây dựng chữ Tâm): như nêu gương, tuyên truyền vận động, thuyết phục, giải thích, tạo dư luận ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu….Những việc ấy là rất cần thiết và đáng quí nhưng quan trọng và có tính quyết định nhất là điều chỉnh bằng pháp luật. Xin đừng nghĩ pháp luật là một cái gì đó lạnh lùng, cứng rắn hay “vô tình”.

Bản chất của pháp luật là một khế ước xã hội, được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức, pháp lí phổ biến nhằm đảm bảo cho một xã hội công bằng, ổn định, bền vững. Pháp luật qui định những hành vi không được làm và những hình phạt tương ứng đã được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi, nhằm ngăn chặn, triệt tiêu những hành vi phương hại đến con người, đến cộng đồng.

Hệ thống qui phạm pháp luật cũng không phải là một cái “khuôn” cứng nhắc, cố định mà luôn được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Như vậy, cái gốc của pháp luật là tình người, là cái Tâm, là đạo lí, nhân nghĩa. Cho nên, một khi xã hội có vấn đề về chữ Tâm, cái cần xem xét đầu tiên là hệ thống các qui phạm pháp luật và các cơ quan, nhân viên hành pháp. Xin nêu một ví dụ: ở Singapore, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng rất cao, đường phố sạch tinh, không ai vô ý xả rác, vứt tàn thuốc lá…bởi vì họ đã qui định rất rõ những hình thức trừng phạt nghiêm khắc với bất kì ai có những hành vi làm tổn hại đến môi trường, vệ sinh.

Người Việt vốn duy tình, trọng tình, trọng trực quan nên không tránh khỏi những ngộ nhận. Nhiều người rất ca ngợi việc một doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm từ thiện, nhưng lại bỏ qua những yếu tố khác như: doanh thu, tình trạng đóng thuế, giá cả, chất lượng các sản phẩm của công ty đó, rồi công ty đó có gây ô nhiễm môi trường hay không, mục đích thực sự của việc từ thiện ấy… Đây là một cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng nền pháp chế.

Trước khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của nước ta, một người nước ngoài ngạc nhiên: Tại sao lại thế? Phải coi pháp luật như không khí để thở thì mới đúng. Lại vòng về vấn đề ý thức của người dân, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, nâng cao dân trí. Đó là con đường đúng đắn để ổn định và phát triển đất nước. Thực tiễn hàng ngàn năm của lịch sử nhân loại đã cho thấy: quốc gia nào pháp luật được tôn trọng thì thịnh, quốc gia nào pháp luật bị khinh nhờn thì tất suy. (Bài của Trần Quang Đại )

LTS - Qua bài viết tham gia ý kiến về chủ đề “chữ Tâm”, tuy rằng cách hiểu, cách đặt vấn đề vẫn còn những điểm khác nhau, nhưng có thể nhất trí về cơ bản: coi “chữ Tâm” là gốc của đạo đức, là đạo lý làm người.

Chữ Tâm không phải là một khái niệm trừu tượng chỉ để tôn thờ, mà nó hiện diện ở tấm lòng tốt của mỗi người và được thể hiện ở hành động, ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, ở cách xử sự giầu lòng nhân ái, ở thái độ bất bình trước những thói hư, tật xấu, luôn đứng về phía chân lý.

Một người biết coi trọng lẽ sống, có nhân cách, có đạo đức tốt cũng là người có chữ Tâm. Điều ấy cho thấy chữ Tâm không tự nhiên mà có trong mỗi con người, mà đó là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục, quá trình tu dưỡng rèn luyện của mỗi người. Môi trường giáo dục của gia đình cũng như của nhà trường và xã hội có vai trò quan trọng góp phần tạo dựng cơ sở ban đầu cho việc hình thành chữ Tâm từ tuổi ấu thơ cho mỗi con người….

Và người viết xin được giới thiệu thêm về ý kiến của một con người đã từng nổi tiếng, đến khi nhận biết được chữ Tâm thì cô đã có một thái độ gọi là thống hối trong cuộc sống của chính mình:

Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcQ9FdJvp9uRGgto4G56oV_h_-5zdA31tEfYg-h58xkbbeo62WwDYA Chữ TÂM luận bàn Amada+Rosa+P%25C3%25A9rez+2
Cựu người mẫu thời danh nước Côlômbia …..
Trích: VietCatholic News (25 May 2010 13:21)

BOGOTA, thủ đô nước Colômbia ngày 25/05/2010 - Theo bản tin của Thông Tấn Xã CNA, cô Amada Rosa Pérez, đã là một trong những siêu người mẫu nổi tiếng nhất của nước Côlômbia, thế rồi bỗng một hôm cách đây 5 năm cô chợt biến mất khỏi ánh mắt công chúng. Ngày hôm nay người phụ nữ xinh đẹp nhất nước Côlômbia này lại bất ngờ xuất hiện trên trang nhất các báo và qua tin nóng hổi của truyền thanh truyền hình-không phải vì những chuyện về sắc đẹp mốt thời trang, nhưng cô siêu mẫu xinh đẹp lần này xuất hiện để.. .. chia xẻ về câu chuyện ăn năn trở lại đạo của cô.



Amada giải thích với Nhật báo El Tiempo (Thời Báo Côlômbia) rằng cô ta đã được chẩn đoán là cô mắc phải một căn bệnh khiến cô sẽ chỉ còn có 60% sức nghe được (thính lực) ở bên tai trái. Tin buồn này khiến cho cô suy tư về lối sống của cô. "Tôi đã cảm thấy thất vọng, bất mãn, mất phương hướng, và sau đó buông trôi cho đời tôi chìm ngập trong những lạc thú chóng qua... Tôi đã luôn luôn đi tìm các câu trả lời và thế giới trần tục này chẳng cho tôi điều gì ngoài sự câm lặng!"

"Trước đây tôi luôn luôn sống trong vội vã, chịu đựng mọi căng thẳng qúa mức và dễ dàng nổi giận". Người phụ nữ xinh đẹp một thời nhất nước Côlômbia tiếp tục kể lại; Và bây giờ thì khác hẳn, vì tôi đã an vui sống trong thanh bình. Cái thế giới trần tục này không còn chi hấp dẫn và quyến rũ tôi được nữa. Tôi hân hoan hưởng thụ mỗi phút giây đời sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho tôi... Bây giờ hàng ngày tôi tham gia Thánh Lễ, nguyện Kinh Mân Côi và xướng chuỗi kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót đúng 3 giờ chiều." Amada nói thêm, " Tôi năng xưng tội và chịu phép Giải Tội" Hiện nay người mẫu Amada cho biết cô đang làm việc rất hăng say, không hề biết mệt mỏi cho.. .. một Cộng Đoàn Tu Hội Đức Mẹ Maria tại Côlômbia."

Nhớ về cái công việc mang lại vinh quang trần thế trước đây, người mẫu Amada nói; "Trở thành một người mẫu có nghĩa là trở thành một tiêu chuẩn đặc biệt nào đó, mà có một số người tin là rất đáng để bắt chước. Nhưng rồi sau đó dần dà tôi đã trở nên mệt mỏi qúa sức vì phải trở thành một mẫu hình của cái gì đó rất hình thức, rất chú trọng vẻ bề ngoài mà thật ra rất hời hợt. Tôi đâm ra chán ngấy cái thế giới đầy những lừa dối, khoác lác ấy, trọng vẻ bề ngoài, gian xảo lừa đảo bên trong, đạo đức giả hình và đầy cạm bẫy gạt gẫm.

Một cái xã hội chứa đầy những gía trị phản lại xã hội vì toàn tâng bốc bạo lực, ngoại tình gian dâm, nghiện rượu, đánh giết nhau, và đó chính là cái thế giới trần tục hiện đang rêu rao sự giàu có tiền của, lạc thú cá nhân, các loại lừa đảo và những hành động tình dục vô đạo đức."

Amada nói; " Ngày nay tôi muốn trở thành một người mẫu xinh đẹp khác, một mẫu người chỉ biết cổ võ và thăng tiến cho nhân phẩm đích thực của nữ giới và không để cho phụ nữ đang bị lợi dụng vào trong các mục đích thương mại nữa."

Đến đây người viết loạt bài này xin được phép tạm kết thúc về một luận đề của mỗi con người chúng ta, bất cứ môi trường nào, xã hội nào, tôn giáo nào đi chăng nữa… thì sự ý thức hệ của chúng ta đều được giấy viết mô tả là lên hàng đầu, trên sự nhận thức của chúng ta… để từ đó tình yêu thương, tình đồng loại được bắt nguồn từ một chữ Tâm – để tất cả chúng ta sống với nhau “gần gũi hơn”…


4- Một vài hình ảnh của những bộ phim ?
* Phim Đại Tống truyền kỳ:
Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcSzxsxviW3bGcwmiIZPOFt3C80QaxUd3ZEfz3WEH8AHjOiQQjnl Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcSF1AC2-Kco2sEjdaelNPwptgd5qBbYyBEPXdr0BAyiin0oyieX Chữ TÂM luận bàn MqdefaultChữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcQHzd5fXkghhuB7ezFqNCPyJaWo_JjsW410ynHOgucWtQEGJoJa Chữ TÂM luận bàn Og69qzljyrrtuiw1jjr


* Phim Tây Du ký:
Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcSaG_wyTOxxoBfxzx9tZkJ0ITXmasWNVrHiAmSEAJX3cUNltU5w Chữ TÂM luận bàn Tay-du-ky-1986-giaoduc.net.vn Chữ TÂM luận bàn 13024905781338947179_574_574 Chữ TÂM luận bàn Journey-to-the-west-tay-du-ky


* Phim Bảo Liên Đăng tiền truyện:
Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcTchnThppIjdn6NGeTq-r4lNCArMk507DtYrhRvBxamcaGd51JI Chữ TÂM luận bàn 130710phim3_634146297663365000 Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcS4nhHYzF7nn8c_awJVpqGhbeGoPhXhwNBRmWR6riRNyQvF91zo9w Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcTEJU-QP3qz9yIgMt7wRkxbUypWDaVG5bImL5L2y-lyh_AwfyMi_g Chữ TÂM luận bàn 44647022bv3


* Phim Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu:

Tựa đề: The Passion Of The Christ
Đạo diễn: Mel Gibson
Vai Chúa Giêsu: James Caviezel
Vai Mẹ Maria: Maia Morgenstern
Vai bà Mađalêna: Monica Bellucci
Vai Quan Philatô: Ivano Marescotti

Chữ TÂM luận bàn MV5BNzUyMjIzMTM5N15BMl5BanBnXkFtZTYwODI0OTM3__V1__SX485_SY319_ Chữ TÂM luận bàn ChuaVacThanhGia Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcR6Zx_R6QwcOVLUUqqo21uwMiW6azOB5-lY25QlHsbSO8Kn6bCu Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcRWCaXaPqvYKRNBibu30ITNvXt5I7Sx8LIKqg1ZmbvaWILBfvVa Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcTswZszhaNuHkLytg0qNHfE23lW9Gp2i9yE5M1a-5YFpwvP5JBe Chữ TÂM luận bàn Images?q=tbn:ANd9GcSZ_KuZu5FafuiUMWDZIncvXbNY13qa_c_HjEG7mJ2PxR13RbJJrg Chữ TÂM luận bàn Dongdinh Chữ TÂM luận bàn Passion

________________________________

Xin trân trọng kính chào quý độc giả và toàn thể anh chị em đã bỏ chút thời gian vàng ngọc để tham khảo bài viết này…

Nguyễn Ngọc Hải
(Chuẩn bị ngày mừng kính Thánh nữ Monica – 2010)

______________________________________


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Chữ TÂM luận bàn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Luân hồi...
» Chữ TÂM luận bàn...
» Đạo Thiên Chúa giáo với kiếp luân hồi
» Đức Mẹ Fatima và những luận cứ của thánh Phaolô
» Tính hiện đại và lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến