Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI... Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI...   Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI... EmptySat Mar 02, 2013 7:01 pm

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)
www.conggiaovietnam.net conggiaovietnam@gmail.com

Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI... Afp_pope_turin_shroud_02may10_300_eng

Bài Giáo Lý Cuối Cùng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI

“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và Chúa sẽ không để nó bị chìm”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý trong buổi triều yết cuối cùng của ĐTC Bênêđictô XVI, tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm Thứ Tư, ngày 27 tháng 2 năm 2013.

* * *
Các Huynh Đệ đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục!
Thưa các Vị Hữu Trách!
Anh Chị Em thân mến!
Cảm ơn anh chị em đã đến dự buổi triều yết cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng của tôi với một số người thật đông như thế này.

Hết lòng cảm ơn anh chị em! Tôi thực sự xúc động! Và tôi thấy Hội Thánh vẫn đang sống! Và tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải cảm tạ Đấng Tạo Hóa vì thời tiết đẹp mà Ngài ban cho chúng ta lúc này khi vẫn còn trong mùa đông.

Như Thánh Tông Đồ Phaolô trong bài Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe, trong lòng tôi, tôi cũng cảm thấy phải đặc biệt cảm tạ Thiên Chúa là Đấng hướng dẫn và làm cho Hội Thánh tăng trưởng, là Đấng đang gieo Lời của Ngài và do đó nuôi dưỡng đức tin của Dân Ngài. Vào lúc này, tâm hồn tôi mở ra và ôm ấp toàn thể Hội Thánh trên toàn thế giới, và cảm tạ Thiên Chúa vì “những tin tức” mà trong những năm trong sứ vụ Giáo Hoàng, tôi đã có thể nhận được về đức tin trong Chúa Giêsu Kitô, và về tình yêu được luân chuyển một cách thực sự trong Thân Thể của Hội Thánh và làm cho nó sống trong tình yêu, cùng về niềm hy vọng mở ra cho chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến sự viên mãn của cuộc sống, hướng về quê hương trên trời.

Tôi cảm thấy rằng tôi mang tất cả anh chị em trong lời cầu nguyện, trong một hiện tại là hiện tại của Thiên Chúa, ở đó tôi gom lại mọi cuộc gặp gỡ, mọi chuyến tông du, mọi cuộc thăm viếng mục vụ. Tôi gom lại tất cả mọi sự và tất cả mọi người trong cầu nguyện để phó thác cho Chúa, ngõ hầu chúng ta có thể biết trọn Thánh Ý Ngài, trong tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết tâm linh, và để chúng ta hành xử một cách xứng đáng với Ngài và tình yêu của Ngài, bằng cách mang lại hoa quả trong mọi việc lành (x. Col 1:9-10).

Vào lúc này, tôi cảm thấy rất tin tưởng, bởi vì tôi biết, tất cả chúng ta đều biết, rằng lời chân lý của Tin Mừng là sức mạnh của Hội Thánh, đó là sự sống của Hội Thánh. Tin Mừng thanh tẩy và đổi mới, sinh hoa kết quả, ở bất cứ nơi nào cộng đồng tín hữu nghe và nhận được ân sủng của Thiên Chúa trong chân lý và bác ái. Đây là sự tin tưởng của tôi, đây là niềm vui của tôi.

Khi ấy vào ngày 19 tháng tư gần tám năm trước đây, tôi đã chấp nhận gánh vác sứ vụ của Thánh Phêrô, tôi đã có một niềm tin chắc chắn luôn luôn đi kèm với tôi: niềm tin chắc chắn này vào sự sống của Hội Thánh, vào Lời Chúa. Vào lúc ấy, như tôi đã nói nhiều lần, những lời đã được vọng lên trong tâm hồn tôi là: Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Đây là một gánh nặng lớn mà Chúa đật trên đôi vai con, nhưng nếu đây là điều Chúa muốn con làm, thì vâng lời Chúa, con sẽ thả lưới, với niềm tin tưởng chắc chắn rằng Chúa sẽ hướng dẫn con, ngay cả với tất cả những yếu đuối của con. Và tám năm sau, tôi có thể nói rằng Chúa đã thực sự hướng dẫn tôi, Người đã gần gũi tôi, tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của Người mỗi ngày. Đó là một phần của cuộc hành trình của Hội Thánh là cuộc hành trình đã có những lúc vui mừng và sáng sủa, nhưng cũng có những lúc khó khăn. Tôi đã cảm thấy như Thánh Phêrô và các Tông Đồ trong thuyền trên Biển Hồ Galilêa, Chúa đã cho chúng ta nhiều ngày có nắng và làn gió nhẹ, những ngày đánh được rất nhiều cá, và có những lần biển động cùng gió nghịch chiều, như trong toàn thể lịch sử Hội Thánh, và Chúa dường như ngủ. Nhưng tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và Chúa sẽ không để nó bị chìm, Chính Người dẫn đạo nó, chắc chắn là qua những kẻ mà Người đã chọn, bởi vì Người muốn như thế. Đây là một điều chắc chắn mà không có gì có thể làm lu mờ. Và đó là lý do tại sao hôm nay tâm hồn tôi tràn đầy lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngài đã không bao giờ để cho toàn thể Hội Thánh hoặc tôi thiếu sự an ủi, ánh sáng và tình yêu của Ngài.

Chúng ta đang ở trong Năm Đức Tin, mà tôi đã muốn củng cố đức tin vào Thiên Chúa của chúng ta trong một bối cảnh dường như đang càng ngày càng đẩy nó vào hậu trường. Tôi muốn mời mỗi người tái xác nhận niềm tin tưởng vững chắc vào Chúa, tín thác như trẻ em nằm trong vòng tay Thiên Chúa, yên tâm rằng những cánh tay ấy luôn nâng đỡ chúng ta và là điều cho phép chúng ta bước đi mỗi ngày, ngay cả trong những mệt nhọc. Tôi muốn mỗi người cảm thấy mình được yêu thương bởi Thiên Chúa ấy là Đấng đã ban Con Ngài cho chúng ta và cho chúng ta thấy tình yêu vô biên của Ngài. Tôi muốn mọi người cảm nhận được niềm vui của việc là một Kitô hữu. Trong một kinh nguyện đẹp được đọc hàng ngày vào buổi sáng, có nói rằng: “Lạy Thiên Chúa của con, con thờ lạy Chúa, con yêu mến Chúa hết lòng hết sức. Con cảm tạ Chúa vì đã dựng nên con, đã cho con làm Kitô hữu….” Phải, chúng ta rất vui mừng vì hồng ân đức tin, là điều quý giá nhất, mà không ai có thể lấy đi khỏi chúng ta được! Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì mỗi ngày này, bằng cầu nguyện và bằng một đời sống Kitô hữu thích hợp. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, nhưng cũng mong chúng ta yêu mến Ngài!

Nhưng tôi không chỉ muốn cám ơn Thiên Chúa mà thôi vào lúc này. Một Giáo Hoàng không hướng dẫn thuyền của Thánh Phêrô một mình, ngay cả khi trách nhiệm đầu tiên là của ngài. Tôi đã không bao giờ cảm thấy cô đơn trong việc gánh vác niềm vui và gánh nặng của sứ vụ giáo hoàng. Chúa đã đặt tôi cạnh tôi nhiều người, với lòng quảng đại và tình yêu đối với Thiên Chúa và Hội Thánh, đã giúp đỡ và gần gũi tôi. Trước hết là các anh em, các hiền huynh Hồng Y thân yêu: sự khôn ngoan, các lời khuyên và tình bằng hữu của các anh em thật là quý giá đối với tôi; các cộng sự viên của tôi, bắt đầu với Hồng Y Quốc Vụ Khanh, là người đã trung thành đồng hành với tôi trong những năm qua, Quốc Vụ Khanh và toàn thể Giáo Triều Rôma, cũng như tất cả những người phục vụ Tòa Thánh trong các lĩnh vực khác nhau: có nhiều khuôn mặt không lộ ra ngoài, họ vẫn ở trong bóng tối, nhưng chính trong sự thinh lặng này, trong công việc hàng ngày của họ, trong tinh thần đức tin và khiêm tốn, họ đã là sự nâng đỡ vững chắc và đáng tin cậy của tôi. Tôi đặc biệt nghĩ đến Hội Thánh ở Giáo Phận Rôma, Giáo Phận của tôi! Tôi không thể quên các anh em trong Hàng Giám Mục và Linh Mục, những người được thánh hiến và toàn thể Dân Thiên Chúa: trong các cuộc thăm viếng mục vụ, các buổi gặp gỡ, các buổi triều yết, các chuyến tông du của tôi, tôi đã luôn luôn cảm nhận được sự chăm sóc tuyệt vời và tình cảm sâu đặm, nhưng tôi cũng yêu thương tất cả và từng người, không trừ ai, với đức ái mục vụ là điều nằm ở trong lòng của mọi mục tử, đặc biệt là Giám Mục Rôma, Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô. Mỗi ngày, tôi đã nhớ đến từng người trong anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi, với tất cả tấm lòng của một người cha.

Vậy, tôi muốn gửi lời chào mừng và cám ơn đến tất cả mọi người: tâm hồn của một Giáo Hoàng trải rộng ra cho toàn thế giới. Và tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi dành cho Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh, là cơ quan làm cho một đại gia đình của các quốc gia được hiện diện. Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả những người làm việc cho một truyền thông tốt đẹp và cảm ơn họ vì việc phục vụ quan trọng của họ.

Vào lúc này, tôi muốn hết lòng cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới, trong những tuần gần đây đã gửi cho tôi những bằng chứng cảm động của sự chú ý, tình bằng hữu và cầu nguyện. Vâng, Giáo Hoàng không bao giờ cô đơn, giờ đây tôi lại cảm nghiệm nó một lần nữa một cách quá tuyệt vời đến nỗi nó chạm vào quả tim tôi. Giáo Hoàng thuộc về tất cả mọi người và rất nhiều người cảm thấy rất gần với ngài. Thật sự là tôi nhận được những lá thư từ những nhân vật quan trọng trên thế giới – từ các quốc trưởng, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các đại diện của thế giới văn hóa và nhiều người khác. Nhưng tôi cũng nhận được rất nhiều thư từ những người bình dân, họ viết cho tôi chỉ đơn thuần từ lòng họ và làm cho tôi cảm thấy tình cảm của họ, phát sinh từ việc cùng nhau ở với Chúa Giêsu Kitô, trong Hội Thánh. Những người này không viết cho tôi theo cách một người viết, như viết cho một hoàng tử hoặc một vĩ nhân mà họ không biết. Họ viết cho tôi như anh chị em, như con cái trai gái, với ý thức về những mối liên hệ gia đình rất trìu mến. Ở đây người ta có thể trước hết cảm nhận được Hội Thánh là gì, không phải là một tổ chức, một hiệp hội với mục đích tôn giáo hay nhân đạo, nhưng một thân thể sống động, một cộng đồng anh chị em trong Thân Thể của Chúa Giêsu Kitô, Đấng hợp nhất tất cả chúng ta. Để kinh nghiệm Hội Thánh theo cách này và hẩu như có thể sờ bằng hai bàn tay của anh chị em quyền năng của chân lý và tình yêu của Hội Thánh, là một nguồn vui, trong một thời kỳ mà nhiều người nói về sự suy thoái của Hội Thánh. Chúng ta hãy xem Hội Thánh vẫn sống động hôm nay như thế nào!

Trong những tháng gần đây, tôi cảm thấy sức của tôi đã giảm, và trong cầu nguyện tôi đã tha thiết nài xin Chúa soi sáng cho tôi bằng ánh sáng của Người để tôi quyết định đúng không phải vì lợi ích của tôi, nhưng vì lợi ích của Hội Thánh. Tôi đã thực hiện bước này trong ý thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng cũng như sự mới mẻ của nó, nhưng với một sự bình an sâu xa trong tâm hồn. Yêu Hội Thánh cũng có nghĩa là có can đảm để có những lựa chọn khó khăn, đau khổ, nhưng luôn luôn đặt trước mặt mình lợi ích của Hội Thánh chứ không của bản thân mình.

Ở đây, tôi xin mạn phép một lần nữa trở lại ngày 19 tháng 4 năm 2005. Mức độ nghiêm trọng của quyết định cũng nằm chính ở sự thể là từ giây phút đó, tôi đã bận rộn luôn và mãi mãi với Chúa. Luôn luôn - người nào đảm nhận sứ vụ giáo hoàng không còn có bất kỳ sự riêng tư nào. Người ấy hoàn toàn thuộc về mọi người, thuộc về toàn thể Hội Thánh. Có thể nói nói rằng đời sống của người ấy hoàn toàn bị mất đi chiều kích riêng tư. Tôi đã kinh nghiệm, và tôi đang kinh nghiệm chính lúc này rằng một người nhận được sự sống khi cho nó đi. Tôi đã nói trước đây rằng nhiều người yêu Chúa cũng yêu Người Kế Vị Thánh Phêrô và thích ngài, rằng Giáo Hoàng thực sự có anh em và chị em, con trai và con gái trên toàn thế giới, và rằng ngài cảm thấy an toàn trong vòng tay hiệp thông của họ, bởi vì ngài không còn thuộc về mình, mà thuộc về tất cả và tất cả thuộc về ngài.

Cái “luôn luôn” cũng là một cái “mãi mãi” – không có việc trở lại với lãnh vực riêng tư. Quyết định của tôi là từ bỏ việc tích cực thực thi sứ vụ, chứ không phải rút lại sứ vụ này. Tôi sẽ không trở lại đời sống riêng tư, một đời sống du lịch, gặp gỡ, tiếp kiến, hội nghị, vv. Tôi không từ bỏ Thánh Giá, nhưng tôi ở lại một cách mới mẻ với Chúa Chịu Đóng Đinh. Tôi không còn mang quyền bính của chức năng điều hành Hội Thánh nữa, nhưng vẫn còn ở lại trong sứ vụ cầu nguyện, nghĩa là, trong giới hạn của Thánh Phêrô. Thánh Bênêđictô, mà tên ngài tôi mang như Giáo Hoàng, sẽ là một gương sáng vĩ đại cho tôi trong việc này. Ngài đã chỉ cho chúng ta con đường đến một đời sống, tích cực hay tiêu cực, hoàn toàn thuộc về công trình của Thiên Chúa.

Tôi cảm ơn mỗi người và tất cả mọi người vì sự tôn trọng và thông cảm mà với chúng anh chị em đã chấp nhận quyết định quan trọng này. Tôi sẽ tiếp tục đi theo cuộc hành trình của Hội Thánh bằng cầu nguyện và suy niệm, với sự quyết tâm đối với Chúa và Hiền Thê của Người, mà [với Hội Thánh ấy] tôi đã cố gắng sống mỗi ngày đến bây giờ và tôi muốn sống mãi mãi [với Hội Thánh này]. Tôi xin anh chị em hãy nhớ đến tôi trước mặt Thên Chúa, và trên hết là cầu nguyện cho các Hồng Y, là những vị được gọi vào một nhiệm vụ rất quan trọng, và cho Người Kế Vị mới của Thánh Phêrô; nguyện xin Chúa cùng đi với ngài bằng ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta hãy nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh, để Mẹ đồng hành với mỗi người trong chúng ta và toàn thể cộng đồng Hội Thánh; chúng ta hãy phó thác chính mình cho Mẹ với lòng tin tưởng sâu xa.

Các bạn thân mến! Thiên Chúa hướng dẫn Hội Thánh của Ngài, Ngài luôn luôn nâng đỡ Hội Thánh, và đặc biệt là trong những thời kỳ khó khăn. Chúng ta không bao giờ đánh mất cái nhìn đức tin này, đó là cái nhìn đúng đắn duy nhất về con đường của Hội Thánh và của thế giới. Trong tâm hồn chúng ta, trong tâm hồn mỗi người trong anh chị em, luôn luôn có sự chắc chắn vui mừng rằng Thiên Chúa ở gần chúng ta, rằng Ngài không bỏ rơi chúng ta, Ngài gần chúng ta và bao bọc chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
Cảm ơn anh chị em!

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

*****
Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,
Trong số những người thân của chúng ta
Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...
Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.
Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet
Xin chân thành cám ơn
conggiaovietnam@gmail.com
www.conggiaovietnam.net
////////////
_________________________________

Những giờ phút cuối cùng của Triều đại Giáo Hoàng Benedicto XVI...
[youtube] https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=9W0hFmBz3ic [/youtube]

NNH Sk...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI...   Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI... EmptySat Mar 02, 2013 8:23 pm

1. Triều đại Giáo Hoàng rạng ngời của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã chấm dứt.

Lúc 4:55 chiều thứ Năm 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã rời khỏi Vatican.

Đông đảo các vị trong giáo triều Rôma đã tiễn ngài tại Phủ Giáo Hoàng cùng với các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ và đông đảo các linh mục tu sĩ và anh chị em giáo dân làm việc trong Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha đã đi xe hơi đến sân bay trực thăng San Damaso của Điện Tông Tòa để đi Castel Gandolfo.

Máy bay trực thăng chở Đức Giáo Hoàng đã hạ cánh tại Castel Gandolfo lúc 5:15 chiều. Đón Đức Thánh Cha tại đây có Đức Hồng Y Giuseppe Bertello và Đức Giám mục Giuseppe Sciacca, là thống đốc và tổng thư ký của thành Vatican cùng với Đức Giám mục Marcello Semeraro là Giám Mục Giáo phận Albano, chính quyền dân sự và các cơ quan có thẩm quyền của địa phương.

Sau đó, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã xuất hiện trên ban công của biệt điện Castel Gandolfo để chào đón những người tập trung tại quảng trường này để chào ngài.

Lúc 20 giờ ngày thứ Năm 28 tháng Hai, đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ trú đóng tại Castel Gandolfo đã giải tán.

Triều đại Giáo Hoàng rạng ngời của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã chấm dứt.

Giáo Hội chúng ta đã rơi vào tình trạng không có Giáo Hoàng.

Theo đúng các thủ tục kết thúc một triều Giáo Hoàng, "Chiếc Nhẫn Ngư Phủ" mà chúng ta thấy Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thường đeo đã bị phá hủy cùng với dấu ấn triều đại giáo hoàng của ngài.

Trước đó vào buổi sáng thứ Năm 28 tháng Hai Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã cuộc gặp gỡ với 144 vị Hồng Y tại Điện Tông Tòa của Vatican. Đó là một cuộc gặp gỡ rất cảm động, đặc biệt từng vị Hồng Y đã bắt tay Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha nói

"Trong số anh em trong Hồng Y Đoàn, ai là Giáo Hoàng tương lai tôi cũng hứa tôn kính và vâng phục vô điều kiện."

Một số vị Hồng Y rất xúc động. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị đã làm Đức Thánh Cha mỉm cười như Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục của Manila, cũng làm Đức Thánh Cha mỉm cười có lẽ vì ngài nhớ đến trong lễ tấn phong Hồng Y hôm 24 tháng 11, Đức Hồng Y đã khóc khi được Đức Thánh Cha trao mũ và nhẫn.

Đối với các vị Hồng Y đã từng làm việc với ngài hoặc đã biết ngài trong nhiều năm, thời điểm này là rất đáng nhớ. Đức Thánh Cha đã cám ơn các ngài về công việc và sự tận tụy của các vị. Đứng bên cạnh Đức Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein, chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là người đã là bí thư của Đức Thánh Cha trong nhiều năm. Đức Tổng Giám Mục đã không thể cầm được nước mắt. Cuộc gặp gỡ đã được bắt đầu với lời chào của Đức Hồng Y niên trưởng Angelo Sodano.

Đức Hồng Y niên trưởng nói

"Chúng con muốn thể hiện nơi đây tất cả lòng biết ơn của chúng con. Cùng nhau, chúng con muốn lặp lại một thành ngữ tiêu biểu của quê hương Đức Thánh Cha đó là, 'Vergel Gott,' xin Chúa trả công bội hậu cho Đức Thánh Cha về những gì Đức Thánh Cha đã làm cho Giáo Hội của Người. "

Đức Thánh Cha cũng nói lời tạm biệt với các thành viên hàng đầu trong giáo triều Rôma, và cũng có chụp một bức ảnh với các linh mục chịu trách nhiệm về các nghi lễ phụng vụ của Đức Giáo Hoàng.

2. Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã lên tiếng bênh vực quyền tự do của các Hồng Y trong việc bầu Giáo Hoàng

Cùng với việc kết thúc triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô thứ 16, các vị đứng đầu các cơ quan trung ương của Tòa Thánh cũng bị bãi nhiệm. Đứng trước những thay đổi đột ngột như thế, nhiều tin đồn vô căn cứ với những hậu ý rất đa dạng đã được tung ra. Vì thế, sáng thứ Bẩy 23 tháng Hai, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã lên tiếng bênh vực quyền tự do của các Hồng Y trong việc bầu Giáo Hoàng và mạnh mẽ chống lại sức ép của giới báo chí đang loan đi những tin tức thất thiệt.

Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh khẳng định rằng: “Tự do của Hồng y đoàn, là những vị có thẩm quyền tiến hành việc bầu Giáo Hoàng theo qui định của luật, luôn luôn được Tòa Thánh quyết liệt bảo vệ, như một bảo đảm để sự chọn lựa vị Giáo Hoàng chỉ dựa trên những thẩm định nhắm đến thiện ích của Giáo Hội mà thôi.

“Qua dòng lịch sử, các Hồng y đã phải đương đầu với nhiều hình thức áp lực, trên mỗi cử tri cũng như trên chính Hồng y đoàn, với mục đích ảnh hưởng trên quyết định của các vị, buộc phải theo những tiêu chuẩn chính trị trần tục”.

“Nếu trong quá khứ đã có những quyền lực, nghĩa là các Nhà Nước, tìm cách ảnh hưởng trên việc bầu Giáo Hoàng, thì ngày nay người ta cũng toan tính dùng sức mạnh của dư luận quần chúng, thường dựa trên căn bản những nhận xét đầy ác ý không lãnh hội khía cạnh thiêng liêng đặc biệt của thời điểm mà Giáo Hội đang sống.

“Và điều đáng tiếc là, khi đến gần ngày bắt đầu mật nghị Hồng Y, và các Hồng y cử tri sẽ phải biểu lộ sự chọn lựa của mình trong tự do hoàn toàn, theo lương tâm và trước mặt Chúa, người ta gia tăng phổ biến những tin tức thường là không kiểm chứng, hoặc không thể kiểm chứng, thậm chí là sai trái, gây thiệt hại trầm trọng cho con người và cho các tổ chức.

“Hơn bao giờ hết như trong lúc này, các tín hữu hãy chú tâm vào điều thiết yếu: đó là cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho Hồng y đoàn, cầu nguyện cho vị Giáo Hoàng tương lai, với niềm tín thắc rằng vận mệnh con thuyền Thánh Phêrô là ở trong tay Thiên Chúa”

3. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone viết thư cho các dòng chiêm niệm xin cầu nguyện cho Cơ Mật Viện

Hôm 21 tháng Hai, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, hiện nay là Hồng Y Nhiếp Chính, trong tư cách Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viết thư cho các bề trên các dòng Chiêm Niệm Nam, Nữ trên thế giới để xin các dòng cầu nguyện cho Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.

Trong thư có đoạn viết:

“Tôi viết thư này cho anh chị em trong khi toàn thể Giáo Hội âu lo theo dõi những ngày cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng rạng ngời Bênêđíctô thứ 16 và trông đợi có vị kế tục Thánh Phêrô là người mà các Hồng Y sẽ tập trung trong Cơ Mật Viện sẽ chọn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sau khi cùng nhau suy tư về những dấu chỉ thời đại trong Giáo Hội và trên thế giới.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi tất cả các tín hữu đồng hành với ngài trong lời cầu nguyện khi ngài trao lại quyền bính Phêrô trong tay Chúa, và chờ đợi vị Tân Giáo Hoàng với niềm tín thác vào ơn Chúa quan phòng.

Lời kêu gọi này còn đặc biệt khẩn cấp hơn với các thành viên Giáo Hội đang chọn sống đời chiêm niệm.

Đức Thánh Cha là người mà tôi chia sẻ nội dung lá thư này rất biết ơn và nhờ tôi cám ơn anh chị em và bảo đảm với anh chị em về lòng yêu mến vô hạn của ngài với anh chị em. Trong tình yêu Chúa Kitô, tôi gởi lời chào hiệp nhất với anh chị em trong lời cầu nguyện.”

4. Buổi triều yết chung cuối cùng trong triều đại Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Đông đảo anh chị em tín hữu Rôma và khách hành hương đã đến dự buổi triều yết chung cuối cùng trong triều đại Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 diễn ra lúc 10h30 sáng thứ Tư 27 tháng Hai. Trời Rôma nhiều mây và nhiệt độ trung bình là 8 độ C. Thông thường, với điều kiện thời tiết như thế, buổi triều yết chung sẽ diễn ra bên trong Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Tuy nhiên, vì có đông đảo anh chị em tín hữu tham dự nên buổi gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã được tổ chức tại quảng trường Thánh Phêrô.

Từ sáng sớm hôm thứ Tư 27 tháng Hai, hơn 200,000 anh chị em tín hữu và khách hành hương đã tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô và đại lộ Hòa Giải để chào từ biệt Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong buổi triều yết chung cuối cùng của ngài.

Chỉ có 50,000 người có vé để vào bên trong khu vực Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng điều đó không ngăn các khách hành hương và anh chị em tín hữu khác đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và nghe ngài giảng dạy lần sau cùng.

Thành phố Roma đã cung cấp nhiều màn hình khổng lồ dọc theo đại lộ Hòa Giải để tiện cho dân chúng có thể chứng kiến buổi triều yết chung.

Gần khán đài được dựng trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô, chúng tôi thấy có đông đủ các vị Hồng Y, kể cả những vị Hồng Y ở rất xa như Đức Hồng Y George Pell của tổng giáo phận Sydney, Úc Đại Lợi.

Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile để chào thăm anh chị em tín hữu và khách hành hương.

Trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng và cũng là lần chót ngài xuất hiện trước công chúng trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã cám ơn Giáo Hội vì tất cả các nâng đỡ trong thời gian triều Giáo Hoàng của ngài và đặc biệt trong thời gian chuyển tiếp sắp tới. Suy niệm về ngày ngài được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khích lệ anh chị em tín hữu rằng Giáo Hội được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, ngay cả trong gian truân và thử thách.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi gởi lời chào nhiệt liệt đến anh chị em và các khách hành hương, là những người đang tham dự với tôi trong buổi triều yết chung cuối cùng này. Như Thánh Phaolô, mà lời người chúng ta vừa được nghe, trái tim tôi thổn thức tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng trông nom Giáo Hội Người, và sự tăng trưởng trong đức tin và tình yêu của Giáo Hội. Tôi chào đón tất cả anh chị em với niềm vui và lòng biết ơn.

Trong Năm Đức Tin, chúng ta đã được kêu gọi để làm mới niềm tín thác hân hoan nơi sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo Hội. Cá nhân tôi biết ơn tình yêu không lay chuyển của Ngài và sự hướng dẫn của Ngài trong suốt tám năm kể từ khi tôi chấp nhận ơn gọi của mình là phục vụ Giáo Hội như người kế vị Thánh Phêrô. Tôi cũng biết ơn sâu xa sự hiểu biết, những nâng đỡ, và lời cầu nguyện của đông đảo anh chị em không chỉ ở Rôma này, mà còn trên khắp thế giới.

Quyết định mà tôi đã đưa ra, sau khi cầu nguyện nhiều, là kết quả của một sự tin tưởng trong an bình nơi Thánh Ý Chúa và một tình yêu sâu sắc Giáo Hội của Chúa Kitô. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo Hội bằng lời cầu nguyện của tôi, và tôi xin mỗi người trong anh chị em cầu nguyện cho tôi và cho Đức Tân Giáo Hoàng. Trong tình hiệp thông với Đức Maria và tất cả các thánh, chúng ta hãy phó dâng chúng ta trong đức tin và đức cậy nơi Thiên Chúa, Đấng tiếp tục dõi theo cuộc sống của chúng ta và hướng dẫn cuộc hành trình của Giáo Hội và thế giới chúng ta dọc theo những con đường của lịch sử.

Với lòng mến chân thành, tôi phó dâng tất cả anh chị em cho sự chăm sóc trìu mến của Người, xin Chúa củng cố anh chị em trong một niềm hy vọng mở lòng chúng ta ra đón nhận sự viên mãn của cuộc sống mà chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta. Tôi thành tâm ban phép lành cho anh chị em và gia đình. Cám ơn anh chị em!

5. Buổi đọc kinh Truyền Tin cuối cùng trong triều đại Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Trước đó, một con số kỷ lục hơn 200,000 người đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 24 tháng Hai tức là Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay với nhiều biểu ngữ cám ơn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 về triều đại Giáo Hoàng kéo dài trong 8 năm qua của ngài. Đây là buổi đọc kinh Truyền Tin cuối cùng của Đức Bênêđíctô thứ 16 từ cửa sổ phòng làm việc của ngài.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 với giọng rất xúc động nói bằng tiếng Ý rằng Thiên Chúa muốn ngài phục vụ Giáo Hội trong một cách thế khác phù hợp hơn với tuổi tác và sức khoẻ của ngài.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúa đang kêu gọi tôi ‘lên núi’ để dành thêm thời gian cầu nguyện và chiêm niệm, nhưng điều này không có nghĩa là tôi từ bỏ Giáo Hội. Thực ra, Chúa yêu cầu tôi như thế chính là để tiếp tục phục vụ Giáo Hội với sự cống hiến và tình yêu mà tôi đã phục vụ cho đến nay, nhưng trong một cách thức khác phù hợp hơn với tuổi tác và sức khoẻ của tôi. "

Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần bị gián đoạn bởi những tiếng vỗ tay cổ vũ. Trước khi kết thúc buổi đọc kinh Truyền Tin cuối cùng của triều đại giáo hoàng, Đức Giáo Hoàng nói ngài sẽ luôn luôn gần gũi với Giáo Hội và anh chị em tín hữu.

Đức Thánh Cha nói

"Cảm ơn anh chị em, tôi sẽ luôn luôn gần gũi với anh chị em."

6. Đức Thánh Cha thay đổi một số điều khoản trong nghi lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng mới

Hôm 18 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđictô thứ 16 đã thực hiện một số thay đổi trong nghi lễ đăng quang chính thức của Đấng kế vị Ngài.

Những thay đổi này bao gồm việc quy định rằng các nghi thức khởi đầu Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh và lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô cần phải diễn ra trước Thánh lễ, và tách rời khỏi Thánh lễ trong cả hai dịp này.

Đức Thánh Cha cũng thay đổi một quy tắc truyền thống, trước đây quy định rằng Đức Tân Giáo Hoàng cần ngay lập tức đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả và Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại Thành Rôma. Nghi thức mới nói rõ rằng Tân Giáo Hoàng sẽ đến thăm hai Vương Cung Thánh Đường này “khi ngài thấy là phù hợp nhất”.

7. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 từ biệt Tổng thống Ý Giorgio Napolitano

Sau khi kết thúc tuần lễ tĩnh tâm, hôm thứ Bẩy 23 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có cuộc gặp gỡ từ biệt với Tổng thống Ý Giorgio Napolitano, khi triều đại giáo hoàng của Ngài đi vào giai đoạn cuối cùng.

Tổng thống Napolitano và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có một mối quan hệ gần gũi. Tổng thống Napolitano đã trao tặng Đức Thánh Cha một bản sao của cuốn sách cổ điển Ý "Người đính hôn”, ấn bản năm 1840, trong khi Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một bản phác thảo cảnh đẹp.

Triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và nhiệm kỳ của tổng thống Napolitano đã bắt đầu gần như đồng thời, và qua thời gian đã dẫn đến một tình bạn sâu sắc giữa hai vị. Đây là cuộc tiếp kiến chính thức cuối cùng của Đức Thánh Cha với một vị lãnh đạo nhà nước.

Khi từ biệt, tổng thống Napolitano nói:

- "Ngài hãy giữ gìn sức khỏe"

Đức Thánh Cha đáp:

- "Xin Ngài cũng giữ gìn sức khỏe nữa. Tôi cầu nguyện cho nước Ý".

Trước đó, ngày 5 tháng Hai, Đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh đã tổ chức một buổi hòa nhạc cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, để đánh dấu 84 năm ngày ký hiệp định Latêranô, công nhận chủ quyền của quốc gia thành Vatican. Đối với tổng thống Napolitano, đây cũng là một dịp đặc biệt, bởi vì ông đang kết thúc năm thứ bảy và là năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Hôm ấy, tổng thống Napolitano tin rằng đây là cơ may cuối cùng của mình để gặp gỡ Đức Thánh Cha, và điều này đã được diễn tả trong diễn văn rất xúc động của ông. Buổi hòa nhạc này đã diễn ra, chỉ sáu ngày trước khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tuyên bố thoái vị.

8. Thông cáo báo chí ngày thứ Hai 25 tháng Hai.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa đưa ra thông cáo báo chí sau:

"Đức Thánh Cha sáng thứ Hai 25 tháng Hai đã tiếp Đức Hồng Y Julián Herranz, Đức Hồng Y Jozef Tomko và Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi, từ Ủy ban các Hồng Y điều tra về vụ rò rĩ các thông tin riêng tư của Tòa Thánh. Các vị đã được cha Luigi Martignani, O.F.M, là thư ký ủy ban tháp tùng.

Vào lúc kết thúc nhiệm vụ của các vị, Đức Thánh Cha muốn cảm ơn các ngài về công việc hiệu quả của ủy ban, và thể hiện sự hài lòng của ngài về kết quả của cuộc điều tra. Trong thực tế, công việc của họ đã cho thấy là, dù có những hạn chế và bất toàn trong thành phần nhân sự của mỗi tổ chức, các viên chức Tòa Thánh đã quảng đại, trung thực và tận tụy phụ giúp sứ vụ được Chúa Kitô trao phó cho Đức Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha đã quyết định rằng các sự kiện thu được trong cuộc điều tra này, các nội dung mà chỉ có chính Ngài mới được biết, sẽ được dành riêng cho vị Tân Giáo Hoàng."

9. Lần chuỗi Mân Côi hàng ngày cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tại quảng trường thánh Phêrô

Khách hành hương đến thăm Quảng trường Thánh Phêrô trong những ngày vừa được mời gọi lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày lúc 4 giờ chiều cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, trong những ngày trước khi Ngài thoái vị.

Kể từ khi bắt đầu năm Đức Tin, nhiều người già và người trẻ đã tụ tập ở phía trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để lần chuỗi Mân Côi như là một phần của sáng kiến được gọi là “Một khoảnh khắc với Mẹ Maria”. Những người tham gia lần chuỗi đứng xung quanh Cây Thánh Giá của Đại hội Giới Trẻ Thế giới, sau khi cây Thánh giá được rước vào Quảng trường trong dịp này. Việc lần chuỗi Mân Côi được phát sóng trực tiếp mỗi ngày, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, trên Đài Truyền Hình Trung Ương Vatican và trên mạng internet, cho phép nhiều người từ khắp nơi trên thế giới cùng cầu nguyện với những người đứng trên Quảng Trường Thánh Phêrô.

Tiếp sau tuyên bố thoái vị của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, các nhà tổ chức cảm thấy thật là phù hợp để dâng những chuỗi Mân Côi cho các ý chỉ của Ngài.

10. Giáo triều Rôma đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa Chay.

Lúc 9 giờ sáng thứ Bẩy, 23 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và các vị lãnh đạo trong giáo triều Rôma đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa Chay.

Dịp này, Đức Thánh Cha đã cám ơn các Hồng Y và Giám Mục hiện diện không những vì tuần tĩnh tâm này, nhưng còn vì trong 8 năm qua, “anh em đã cùng tôi mang gánh nặng sứ vụ Phêrô, với tất cả khả năng, tình yêu thương quí mến và niềm tin. Tôi vẫn giữ lòng biết ơn ấy, cho dù bây giờ chấm dứt sự hiệp thông bên ngoài, như Đức Hồng Y Ravasi đã nói, vẫn còn lại sự gần gũi tinh thần, còn lại tình hiệp thông sâu xa trong kinh nguyện”.

Trong lời cám ơn vị giảng thuyết là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Đức Thánh Cha nói:

11. Cửa sổ nổi tiếng nhất thế giới

Trước cửa sổ này, hàng triệu người đã vui mừng hớn hở, ca hát và cầu nguyện năm này qua năm khác, thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là cửa sổ nơi Đức Thánh Cha nói chuyện với rất nhiều người từ phòng làm việc của ngài. Đức Thánh Cha Gioan 23 đã bắt đầu một truyền thống tốt đẹp là mỗi trưa Chúa Nhật, Kinh Truyền tin được đọc tại cửa sổ này.

Nhiều người đã dõi mắt nhìn vào cửa sổ này ngày 2 tháng 4 năm 2005 khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II băng hà.

Sau đó, ngày 1 tháng 5 năm 2005 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xuất hiện trước cửa sổ này lần đầu tiên.

Ngày ấy, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói:

"Tôi nói với anh chị em lần đầu tiên từ cửa sổ này, và cửa sổ này đã được vị tiền nhiệm rất yêu quý của tôi làm cho trở thành quen thuộc với vô số người trên khắp thế giới”.

Và gần tám năm sau, trong lần áp chót đọc Kinh Truyền tin, giọng của Ngài phản ánh tuổi già 85 của Ngài. Ngày 17 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:

"Tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho Đức Thánh Cha kế nhiệm, và cho tuần lễ tĩnh tâm của tôi, mà tôi bắt đầu từ chiều nay cùng với các thành viên khác của Giáo triều Rôma".

Lúc 8 giờ tối, giờ Rôma, ngày 28 tháng Hai, cửa sổ này đã được đóng lại trong thời gian Tòa Thánh trống ngôi và sẽ được mở lại sau Mật Nghị Hồng y, khi chúng ta có Tân Giáo Hoàng.

12. Đức Thượng phụ Bartholomew: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là người bạn thân thiết của Chính Thống Giáo”

Trên đường về hòn đảo quê hương Imvros của ngài, Đức Thượng Phụ Bartholomew đã nhận được tin Đức Thánh Cha Bênêđictô thoái vị, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew đã ra một tuyên bố chính thức và một tuyên bố cá nhân của ngài cho giới báo chí, với một nỗi buồn sâu đậm về tin này:

“Thật là tiếc nuối khi chúng tôi biết quyết định của Đức Thánh Cha Bênêđictô thoái vị khỏi Ngai tòa của mình, bởi vì với sự khôn ngoan và kinh nghiệm của Ngài, Ngài có thể cống hiến nhiều hơn cho Giáo Hội và cho thế giới.

Đức Thánh Cha Bênêđictô để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc sống và lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Rôma, không chỉ bởi triều Giáo Hoàng ngắn của Ngài, mà còn bởi sự đóng góp rộng lớn và lâu đời của Ngài với tư cách là một nhà thần học và một Giám mục của Giáo Hội, cũng như uy tín được công nhận trên khắp thế giới của Ngài.

Các tác phẩm của Ngài nói lên sự hiểu biết thần học sâu sắc, kiến thức phong phú của Ngài về các Giáo Phụ, và sự am hiểu của Ngài với thực tại đương đại, cũng như sự quan tâm của Ngài với các vấn đề của nhân loại.

Người Chính Thống giáo chúng tôi sẽ luôn vinh danh Ngài như một người bạn của Giáo Hội Chính Thống, và một người phục vụ trung thành cho đề xuất thánh thiêng về sự hiệp nhất của tất cả các Giáo Hội Kitô. Chúng tôi sẽ vui mừng khi biết được sức khỏe tốt của Ngài và các tác phẩm thần học của Ngài.

Cá nhân chúng tôi cảm động nhớ lại chuyến viếng thăm của Ngài đến Tòa Thượng phụ Đại kết hơn sáu năm trước đây, cùng với rất nhiều cuộc gặp gỡ và sự hợp tác tuyệt vời, mà chúng tôi vui hưởng trong suốt thời gian sứ vụ Giáo Hoàng của Ngài.

Từ Phanar, chúng tôi cầu nguyện rằng Chúa sẽ sớm cho thấy Đấng kế vị xứng đáng của Ngài, và chúng tôi cũng có thể tiếp tục với Đấng kế vị này trên hành trình chung của chúng ta, hướng đến sự hiệp nhất của tất cả cho vinh quang Thiên Chúa”.

NNH Sk.....


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ giáo xứ Uy Tế, GP Phát Diệm
» Tường thuật và cảm nhận ngày Tĩnh tâm của Giáo viên Công giáo.
» Nhớ lại ngày Tĩnh tâm tại Giáo phận Xuân Lộc - Giáo viên. 2015
» Bhutan: Cõi Tây Phương Cực Lạc cuối cùng
» Bí ẩn điểm cuối cùng của Vạn Lý Trường Thành

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến