Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái.

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái. Empty
Bài gửiTiêu đề: Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái.   Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái. EmptySat Apr 30, 2011 6:38 am

Chúa Nhật Lễ Lá : Nhân tình thế thái

Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái. Chua

Dân thành Giêrusalem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đavít” ; “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”.

Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:

“Được thời thân thích chen chân đến.

Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.


Ca dao cũng có câu :

Khi vui thì vỗ tay vào.
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.


Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.

Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái. 1303189024nv

1. Đám đông dân chúng

Dân thành Giêrusalem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đavít” ; “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của Tư tế, Kinh sư, Pharisiêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Một nỗi buồn thấm thía, sao người ta lại bạc bẽo với Chúa như vậy ?

2. Giuđa Itcariốt

Trong Kitô Giáo, Giuđa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc (Mt 27,3). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giuđa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giuđa đến chỗ phản bội. Giuđa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?; Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giêsu cho họ” (Mt 26,16). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giuđa.

Tám trăm năm trước, Giacaria đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” (Dcr 11,12). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giêsu tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” (Mt 26,21). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giuđa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !”. Giuđa đi ra, “lúc đó là đêm tối”...Bằng nụ hôn giả dối, Giuđa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu (Lc 22,50). Giuđa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giuđa đầy hối hận (Mt 27,3). Tội ác vừa phạm xong, Giuđa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giuđa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giuđa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". (Mt 27,4). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” (Mt 27,4), Giuđa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hinnom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giuđa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giuđa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giuđa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”.

Than ôi ! Giuđa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Sion, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ là cây hy vọng, một cây ở Hinmon là cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giuđa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.

3. Giới lãnh đạo Do thái

Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giêsu (Mt 27,18). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giêsu. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giêsu.

Đạo Do thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân. Dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu, hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giêsu lại dám xua đuổi họ, không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.”. Theo Gioan, lời thách thức quyền bính của Chúa Giêsu có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người (Ga 2, 21–22). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giêrusalem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được.

Những người Pharisiêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giêsu thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pharisiêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sabát, vì đối với Người “Ngày Sabát được lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát” (Mt 2,27). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa (Mt 26,61; Mc 14,58).

Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giêsu, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giêsu cho Tổng Trấn Philatô. Theo Máccô và Mátthêu thì Chúa Giêsu bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” (Mt 26, 61; Mc 14,58); hai là tự xưng mình là Đấng Kitô Con Thiên Chúa (Mt 26,63; Mc 14,61). Trong Tin Mừng theo Luca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai (Lc 22,67). Trong Tin Mừng Gioan nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người (Ga 18,19).

Nếu như tại phiên toà Do thái, Chúa Giêsu bị kết án vì lý do tôn giáo, thì bây giờ tại phiên toà Rôma, Chúa Giêsu lại bị kết án vì lý do chính trị. Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là vua nữa” (Lc 23,2). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Phiên toà lập ra để xử bị cáo như một tội phạm chính trị. Tổng trấn điều tra cặn kẽ xem Đức Giêsu có phải là vua dân Do thái không (x. Mc 15,2.9.12.26.32; Mt 27,11) ; dân chúng thì tố cáo Người về tội xách động dân chúng, ngăn cản dân nộp thuế cho hoàng đế Xêda, và lại còn tự xưng mình là Mêsia, là vua nữa.Thực chất đây chỉ là những chứng cứ giả tạo, và ngay cả Philatô cũng không tìm thấy được lý do gì để kết án tử hình, ông muốn cho đánh đòn cảnh cáo Chúa Giêsu rồi tha về. Ý định này của Philatô không thành, ông còn bị áp lực mạnh mẽ của dân chúng. Vụ án Chúa Giêsu rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giêsu là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rôma và với tội danh là “Vua dân Do thái” chứ không bị ném đá theo luật Do thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án những người lãnh đạo Do thái, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.

4. Tổng Trấn Philatô

Vì hèn nhát mà Philatô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Philatô, ông ta ý thức rõ điều đó (x.Ga 19,10). Biết Chúa Giêsu vô tội mà vẫn kết án (x.Ga 18,38; 19,4.6). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Philatô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực mạnh mẽ của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Philatô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Philatô cho phóng thích Baraba. Ông đã kết án tử hình cho Chúa Giêsu, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Philatô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này (Mt 27, 24).

5. Xin được sống yêu thương

Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi người ta còn bán rẻ cả lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế.

Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.

Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ?

Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.

Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn (x.1Cr 15,26.54; Dt 2,14), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới (Ga12, 24).

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời, cùng thắp lên ánh sáng công lý và sự thật giữa cuộc đời hôm nay. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

_______________________________________________

Bài ca Thương khó...
TNTT. Xu Doan Fatima, Gx Thien An : Dien nguyen "Cuoc Tu Nan cua Chua Jesus"

Lạy Chúa Giêsu - xin cho con luôn được bền vững trong niềm tin yêu mà con trông cậy vào nơi Ngài.



Xin cho con "được bước theo Ngài lên đỉnh đồi Golgotha vinh hiển."
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Chúa Nhật Lễ Lá - nhân tình thế thái.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DiệuVươngQuỳnhChâu- một phiếm tình chưa trở lại
» Cảm nhận về bài: Tôi đi học - của Thanh Tịnh
» Ba ngôi Thiên Chúa là tình yêu
» Những ngày Chúa Nhật PHỤC SINH...
» Chúa Nhật Lễ Lá 2013: CON NGƯỜI VÀ THẬP GIÁ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến