Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai (2)

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) Empty
Bài gửiTiêu đề: lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai (2)   lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) EmptySat Apr 30, 2011 8:05 pm

(...Tiếp theo và hết...)

Lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai...
(Phần 2...)

lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) Blackwhite1-1

Cũng với những người mẹ trẻ SaoMai ngày nay; có ai còn tìm được biết bao nhiêu con người như thế ? tìm được bao nhiêu nỗi buồn, và sẽ thấy được bao nhiêu niềm vui, niềm vui – cũng với những nàng con gái SaoMai ngày xưa ấy, có người hôm nay vẫn còn chìm đắm trong “lứa tuổi ô mai” của ngày xưa, ngày hôm nay còn ngồi đây trong những lần hội ngộ mà cứ mơ về cho những ngày dài ấy khi chưa dứt hẵn những cơn mơ trần thế… Có biết đâu trong đám xuân xanh ấy ngày hôm nay vẫn còn mùa xuân của những nàng trinh nữ với những chàng lãng tử chưa giang hồ phiêu du đây đó… Thế đấy một lần trong đời, nhiều lần nữa trên cõi nhân duyên này… có ai ngồi đây mà vẫn còn mơ những ngày xanh của thưở nào – TuyếtNhung – người con gái của những nỗi thầm lặng đêm về và hình như còn xót xa cho một tháng ngày chưa qua, người con gái năm xưa, bây giờ cho dù không một lần đứng tựa song cửa để nhìn về quá khứ cho một thời dưới sân trường, cho dẫu một lần đã nghe Đỗ Lễ sang ngang như một chuyến đò định mệnh trong bóng hòang hôn để đi về miền nơi ấy… Tuyết Nhung như vẫn còn đợi chờ của một tháng ngày còn son sắt chưa phai nhòa trong ký ức – xin tạm gọi là chén tình sầu trong nỗi nhớ của tình bạn bè, tình anh em… TuyếtNhung vẫn còn ngồi mạnh mẽ đối diện với những khúc biệt ly sầu, trong những tiếng nhạc tình ca nhìn bạn bè với những điệu luân vũ của mùa mưa Saigon – ai có biết người con gái ấy đã nhớ về cho một kỷ niệm thấm ướt vai gầy của đời mình khi nàng nhìn vào cõi xa xăm nào…

………………………………..

Tháng ba tang thương
mỗi người mỗi ngã
em bây chừ đã
cuộc đời sang trang

Bẳng đi thời gian
bữa ni gặp lại
anh chị lớp trên
bạn bè ngang lứa

Chẳng như ngày xưa
tóc ai cũng nhạt
bạc theo năm tháng
chuyện trò chẳng khác
lũ quỹ ngày xưa

TuyetNhung - Gặp lại nhau
kỷ niệm ngày họp măt 11/10/2009 tại nhà O Thái

Chuyện là thế, có lẽ với những con người nữ sĩ SaoMai của ngày xưa và hôm nay không hiểu có còn là một hay là những hình ảnh đa sầu trong những thân phận con người… Lại có người còn mơ về cho một dòng sông, một chuyến đò… nhìn ngắm bên ni bên nớ để quên bụi phấn không rơi vào cõi vô định mà lại rơi ngay trên mái tóc huyền của những nàng thi nhân còn mãi mơ với mộng, tại sao thế nhỉ, tại sao hôm nay cứ ngồi mà nhớ và còn tiếc nuối cho một thưở xuân xanh của ngày xưa. Cõi mơ mộng nào còn bay ngang trên dòng sông quên cả chuyến đò ? Bài học ngày xưa của thầy cô còn văng vẳng đâu đó, nhưng hồn thi sĩ mãi còn nhớ về cho một hình bóng con người – nhớ về cho những ai, cho những ngày thơ còn vụng dại…

Bờ kia sông Hàn
ngó qua bên nớ
anh ở kia bờ
mơ chi quận một

Ngôi trường em học
cổng ngó sông Hàn
anh theo phà ngang
qua sông tới lớp

Em lớp mười một
anh học lớp trên
phòng anh kế bên
dõi theo em bước

Anh như hiền triết
mãi miết làm thơ
chuông reo hết giờ
trao em nỗi nhớ

Rồi năm bảy bữa
em chẳng tới trường
bỏ anh giữa đường
về nhà người lạ

Anh nghe răng lạ
mất nhau rồi ư
đây còn phong thư
lòng anh mới ngỏ

MocKiemBinh – Mất nhau…

Chỉ nghe qua thôi, người viết bài này cứ ngỡ đấy là những nữ nhân “kiếm khách giang hồ” của SaoMai ngày xưa vậy, những nàng con gái trong chốn kiếm khách nào đó còn mãi tung những đường gươm tuyệt mệnh kia… như nàng ơi đừng bao giờ cắt đứt đi sợi tình thân ái của bạn bè ngày xưa nhé, nếu nữ sĩ “kiếm khách nào đó” mà tôi chưa một lần nhìn ngắm dung nhan thì xin nàng đừng trút cơn giận dữ của một chinh nhân giang khách lên con tim của tôi để cho kẻ bần này phải từ giã cõi đời khi chưa thể nói lên câu vĩnh biệt… Nhưng nói thế thôi để có mà nói, kiếm khách giang hồ của ngày xưa vẫn còn chút ân tình của núi sông, của nợ nước chưa trả mà hôm nay đầu đã bạc – phải không chị Mộc Kiêm…Chính vì thế đôi khi tay kiếm phải dừng lại với nữa đường gươm tuyệt tình thù để nhìn lại một mối tình sẽ đi vào thiên thu… cho dù bước hành giả giang hồ lang thang đây đó, cho dù những đường gươm tuyệt chiêu bạc mệnh của những nàng nữ nhân SaoMai hôm nay có làm phải mưa sa gió lặng, cho dù đường tuyệt mệnh vẫn còn chút ân ái trong chốn tình thù… thì hồn thơ của những nàng kiếm khách Mộc Kiêm châu ấy vẫn còn đôi khi một lần ứa lệ để xót xa cho những đoạn tình… mà đoạn tình đó có lẽ là của chính lòng mình, kiếm khách trên bước giang hồ phiêu lãng, vút gió ngàn bay trong đoạn trường mưa sa để hồn ai còn lặng sầu nghe gió kiếm… Mộc Kiêm ơi, xin nàng dừng lại một lần với những đường gươm… để còn nhìn ngắm một đoạn tình buồn của một nữ nhân SaoMai khác trong nỗi đoạn trường của tình mẫu tử đã đến hồi ly biệt… hồi chuông thiên biệt đã đổ, cũng người con gái ấy, không phải những đường gươm tuyệt thế này… mà đó là một tâm hồn, một nỗi buồn hầu như còn mãi muôn thưở thiên ngàn để ngồi đó mà nhớ, còn ngồi đây để mà được khóc, khóc cho thế thái, cho thân phận kiếp người, dẫu rằng ai cũng có…

Con bối rối bên bài thơ tặng Mẹ .
Vẫn dở dang từ lúc mẹ ...đi xa ..
Con cất giữ điều thiêng liêng lớn nhất .
Viết chưa xong nổi nhớ đã vỡ oà .

Bao nhiêu năm - một bài thơ giữ mãi .
Nhịp vụng về trong từ ngữ ngây ngô .
Không thể nói - yêu mẹ suông - là đủ .
Thơ giăng buồn thầm lặng giữa hư vô .

Sợ kinh động giấc ngàn thu của mẹ .
Nên hoàng hôn vời vợi ....thẫm chân mây .
Không viết nổi một bài thơ như ý .
Ngữ nghĩa nào ....cũng không thể nói thay .

Con vẫn gọi : Mẹ ơi và mãi mãi ...
Hai tay nâng , hồn Mẹ : giọt sương trong .
Con vẫn khóc âm thầm , khi quạnh quẽ ...
Bởi Thiên thu...ghì giữ mãi trong lòng

ThaiNgo…

lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) Tay2-2

Không phải như thế là hết – sau khi MộcKiêmBình đã tạm thời cất kiếm vào bảo trân châu để tạm thời lắng đọng với những giọt sầu rơi trong đời lữ kiếm, đoạn tình thơ bây giờ cũng đã làm cho chính người viết này cũng chạm phải một đường kiếm khách khác xa lạ… nhưng người nữ sĩ này không bao giờ (hoặc chưa thấy) tung ra những đường gươm tuyệt chiêu tình hận như thế, nàng kiếm khách này vẫn ôm kiếm và còn mãi ngậm ngùi dưới bóng phượng sân trường như ngày nào trước con đường Độc lập thơ mộng để rồi nơi chốn hoang liêu tiêu sơ của cổ viện lưu tích mà nàng còn đợi chờ một lữ khách nào… nhưng người lữ khách của năm xưa ấy còn miệt mài trong chốn mây bay gió ngàn nào đó… Hình như cũng với những đường gươm ấy, những tuyệt kiếm của những nàng long nữ của ngày xưa khi còn “so vai đọ kiếm” mà nàng chưa phân bại thắng thua với chàng lãng tử giang hành nào…. Để rồi hôm nay nàng ấy còn ngồi đợi mong một mối tình sầu chưa vào thiên cổ, chàng đi nơi đâu có nhớ về cho nàng của thưở xa xưa nào không… chứ nàng kiếm khách ấy hôm nay đã dừng bước giang hồ trong hành trình ngàn thu nghe gió kiếm – để bây chừ còn đợi mong một mối tình vạn cổ. Một mối tình mà chàng đã theo mây bay vào cõi mộng nào. Hôm nay vẻ mặt của nàng không còn như ngày xưa khi những đường kiếm tung hòanh ngang dọc, mà hôm nay cũng với cây kiếm thần sầu ấy, nàng đã gác lại trong cõi lòng mình để còn nhớ - nhớ về ai….

Mây xanh bay mãi trên cao
Trái tim nghẹn uất lệ trào hoen mi
Hôm kia anh nói những gì
Ngày nay em cứ mãi ghi trong lòng

Bên hồ em vẫn đợi mong
Chim kêu gió thổi kéo dòng nước trong
Tình yêu ai nhớ ai mong
Nào đâu thay đổi, để giòng lệ rơi

Trái tim chỉ có anh thôi
Sao anh không nhớ cuộc đời yêu đương

TieuThu – Đợi mong…

Đó là những người con gái, những nữ nhân, và ngay cả những nàng kiếm khách SaoMai vẫn còn ngàn dặm thân chinh trên bước giang hồ đây đó, cho dẫu là đã có những nàng còn mãi nơi phương trời xa, hình như khúc phim đoạn kiếm trường tình chưa đến hồi kết thúc – thì bây giờ khi người viết bài này đã một lần nghe được biển sóng lặng êm, ngọn gió nào mãi vi vu bên mình như điệu nhạc du dương ru ta về với cõi mộng hiền hòa… Bây chừ không còn là những đường gươm, không còn là những lữ khách… mà chỉ còn lại những hồn thơ, những tình sầu và mãi còn chất chứa những nhớ nhung, không còn bóng dáng của những bàn tay mềm mại tung hoành ngang dọc trên những bút kiếm mà còn nghe lại những đoạn tình muôn thưở của một chuỗi ngày phiêu bạt… Chàng ấy vô tình đã ra đi như ngày xưa có những chàng lãng tử ra đi chưa lời hẹn ước, ra đi không hẹn với ai ngày trở lại – để rồi khi qua bờ, ai đó cứ ngẫn ngơ sầu buồn để nhìn về cho cố hương quê nhà còn mãi đợi mong; hình như vô tình quá, mộng mị quá ? phải chăng những chàng trai thi nhân của hôm nay đã nói lên được lời giã biệt trên một dòng sông chưa có lần hò hẹn…

Ngồi nơi ấy với “chính tôi” cũng còn Nhiều đêm khó ngủ căng mắt nhớ, - tại sao thế, sao không một lần nói nên lời chia xa, để rồi Sống nương tựa vào điều bé mọn, Để thương em sông núi quê nhà… Vậy thôi sao, bây chừ ngồi đó và nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ ấy có còn triền miên không… ?

III

Chuyến tầu đi, thề không trở lại,
Chẳng mong ai đứng vẫy tay chào.
Tạm biệt em, thánh tâm thanh nữ,
Hồn nhiễm độc bụi buổi lao đao.

Nhiều đêm khó ngủ căng mắt nhớ,
Một lần một lòng với một người.
Bao nhiêu năm rạn đời, chén vỡ,
Đường cắt này chỉ vá, chưa xuôi.

Thân gỗ mục răng rắc mối mọt,
Tôi ơi, hát lại thánh tâm ca.
Sống nương tựa vào điều bé mọn,
Để thương em, sông núi, quê nhà.

Hoàng Thủy Biển - Thánh Tâm khúc…
(mồng tám tết canh dần-2010)

Đấy! cũng là những nỗi nhớ, nỗi buồn và ngay cả những nỗi suy tư trên những dấu hằn đời còn lại của mỗi thân phận con người… và đến đây chắc chắn cũng còn rất nhiều nỗi nhớ thương với những nỗi buồn với những người con mãi còn phiêu du đây đó trên khắp bốn phương trời biền biệt chưa ngày về thăm cố hương quê nhà… Ngày xưa người con gái trong thi ca cũng có những nỗi nhớ: nhớ mẹ già, nhớ chiều chiều, nhớ làng quê khi nơi phương xa cứ ngồi tựa cửa để còn ngóng trông…

Chín chiều của một người con gái mà ngày xưa trong đám xuân xanh đã theo chồng bỏ cuộc chơi, có phải như thế không, hay tôi cũng chưa nhớ ra hồn thơ nhớ về ai đó… nhưng dẫu sao thì cũng vẫn là những nỗi nhớ…

Với người chị thi nhân HaNguyên, hình như cũng ngồi tựa của để còn ngóng trông, nhìn về tận một vùng quê trong miền ký ức của chị cũng như bao nhiêu người con viễn xứ khác, không hiểu có lần nào đó chị đã một lần về “thăm quê” chưa, nếu đã có thì nỗi niềm sẽ được vơi bớt đi nhiều lắm – nếu chưa thì nỗi niềm của chị sẽ nhân lên, con số nhân cộng thêm với tháng ngày dài mà chị cũng đã mòn mỏi lắm rồi, cái mòn mỏi của một tâm hồn còn nhiều sâu lắng, không thể bày tỏ cùng ai… mà ngồi lại nơi ấy để nói cùng với con tim chính mình, nói với những hư không vô vọng và nói với những trang giấy, vần thơ… và trong vần thơ ấy – chị HaNguyên đã trải dài tâm hồn của mình kèm theo với những “giọt lệ cho nghìn thu…” với chị hầu như không thể phai tàn được…

Từ thuở ấy bao người không trở lại
Ta âm thầm ôm một kiếp lưu vong
Chiều ba mươi ngoảnh lại đời nghiêng ngả
Thương quê hương, nhớ cố xứ vô ngần.
Xuân reo vui_ ta ngậm ngùi lặng lẽ
Cúc, đào, mai, rượu, mứt có nghĩa gì
Như chim sa sống nương nhờ tổ ấm
Đợi trời quang chắp cánh mỏng bay về
Tìm lại xuân năm nào ta đã mất
Lại thẹn thùng như thuở mới gặp nhau
Lại e ấp như tình đầu xuân mới
Xuân xứ người xuân chẳng của ta đâu!!

Hạ Nguyên, Feb 09, 2010 - Xuân xứ người… (Tặng NguyễnNgọcHải)

Không hiểu người thi nhân SM HaNguyen có bi quan lắm không ????? – Chị đón Xuân trên đất khách mà chị không thấy đó là mùa Xuân của chính mình (hình như với tôi cũng thế…) nào là bánh, mứt, rượu, hoa, quả, và ngay cả Xuân reo vui… nhưng chị đã không nhận đó là mùa Xuân mới của chính cõi lòng… Trong bài Xuân xứ người mà chị HaNguyen đã tặng cho tôi vào những ngày giáp Tết năm Canh Dần này, chị còn mang nặng những nỗi ưu tư và sầu muộn cho lòng mình khi nhớ về cố hương còn xa vời vợi… cũng như Vời vợi lắm khỏang trời xa biền biệt… xa cách đến nỗi biền biệt mà Chị HaNguyên không còn lối cũ để ta về !

Một sầu thương trên mắt ai, một nỗi nhớ của những con người, chị HaNguyen và như bao nhiêu con người khác – con tim của chính mỗi con người hầu như “cứ vọng hoài niềm thổn thức” để tâm tư của Chị HaNguyên và bao nhiêu người con còn viễn xứ trên đất khách còn mãi mang nặng những chìm lắng của cõi lòng…. Cũng như trong bài: Viễn xứ - Tâm tình còn lắng đọng của NNH đã gửi lên SaoMai…

Tháng ngày xưa vẫn còn mãi trong mỗi con người rất nhiều kỷ niệm (rất nhiều chứ không là thật nhiều) mà những nữ nhân SaoMai của chúng ta đã từ những nữ sinh của ngày xưa với những đoạn tình thơ… cho đến hôm nay ai ai cũng còn đó để trở thành những thiếu phụ như còn đang ngóng trông cho một “nữa hồn thơ” sẽ còn quay về với chính mỗi con người mình… Tại sao thế? Tại sao cứ vẫn còn ngồi đợi nơi khung cửa để mong mỏi về cho những kỷ niệm khó phai kia…. Nhớ hoài, nỗi nhớ còn nhớ mãi với người chị HaNguyên của một thời là nữ sinh SaoMai cho đến khi là một cô giáo, rồi cũng phải trầm mình trong mưa dầm nắng cháy để “đùa vui” bên những gié lúa còn thơm thơm mùi sữa mạ non, hoặc hương vị ngọt ngào của mùi rơm mới mà nhớ về cho một thưở hoang tàn…. Rồi hôm nay – cũng với con người của nữ nhân SaoMai HaNguyen ấy vẫn chìm đắm vào những dòng thơ “gần như tuyệt mệnh” nói lên được tiếng nói của một con người còn mãi nhìn về hương đồng gió nội trong những vần thơ đau đớn và buồn thảm của mình. Tiếng than khóc, tiếng nguyện cầu trong những đêm dài để mong mỏi tìm về chốn ngày xưa… nhưng có được không? Bởi vì còn xa quá – xa đến nỗi mây ngàn chưa có ngọn gió nào thổi đi những áng mây lang thang…

Lộ phí bao nhiêu đủ cho ta về tới
Tìm hình xưa thỏa trí nhớ già nua
Sầu ta đây van người hãy dừng mua
Cho ta thấy đường quay về quê cũ.

Hạ Nguyên – Sầu viễn xứ…
Jan 14, 2010

Nỗi nhớ - nỗi đoạn trường trần ai không chỉ riêng với HaNguyen, MocKiemBinh, TieuThu…. Mà còn với những con người khác nữa, hay cũng với những nàng con gái SaoMai của một thời khi “Ru tình còn đong đưa…” Bởi thế mà nàng TocTrang nào đó cũng đã nhớ, hình như Trời sinh ra những nữ nhân SaoMai của ngày xưa… hôm nay ngồi đây mà nhớ - cả những “tay kiếm khách giang hồ” nào đó nữa… Người viết bài này, như ở phần trước cũng đã nói về cho những nỗi buồn tháng bảy, tháng của biệt ly sầu của những người con gái đã làm mẹ… làm mẹ với những nỗi buồn mất mát, làm mẹ với những tháng ngày xa xăm của hai miền biên giới sự sống, Chị HacGiay, chị MinhMong và còn bao nhiêu chị khác cũng đã buồn cho những ngày tháng bảy, có lẽ đây là những ngày chia xa của những nỗi đoạn trường ly biệt… Nhưng với người chị nữ nhân TocTrang thì tháng bảy của chị là cuộc hội ngộ của chàng Ngưu Lang sau tháng ngày mãi biền biệt…

Như Ngưu Lang - Chức Nữ
Tháng bảy em chờ anh
Vui sum vấy hội ngộ
Bao nhiêu điều thổ lộ
Anh dứt bỏ lo toan
Em không còn suy nghĩ
Con chúng mình chăm chỉ
Thương bố mẹ nhiều hơn
Gió thu đùa mơn man
Mưa thu chiều lành lạnh
Chờ anh, em chờ anh !...

Toc Trang -. . . . . .

Như chị TocTrang thì còn hạnh phúc và niềm vui nào nhân lên trong chị? sau lần hẹn hò tương giao của một mối tình muôn thưở, chị vẫn nở nụ cười, và nụ cười ấy còn tươi mãi thắm hoài như tình đôi ta với niềm vui vạn cổ… Bây giờ cũng với người nữ nhân TuLip, một loài hoa xứ sương mù khơi lại có những nỗi sầu như HacGiay và MinhMong, ở đời ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng nỗi buồn còn mãi chất chứa, còn mãi triền miên, ai đã hiểu được nỗi sầu của người mẹ HacGiay và MinhMong như thế nào – thì đó chính là của người nữ TuLip của chúng ta vậy, tên của một loài hoa xứ sương mù, còn mãi nụ hồng le lói bên dưới, nhưng trong cơn bão táp nào đó nụ hồng vì mềm mại non xanh – đã chợt gãy đi, để lại cánh hoa già còn mãi đong đưa trong nắng chiều… Có ai thấu chăng, hồn thục trinh nữ của một nụ hồng chưa hé nở đã vội lìa đời khi tóc còn xanh, làm cho một cánh hoa đã nở xong sắp đến ngày tàn vẫn không còn chút hương vị ngọt ngào…Nói đúng hơn – mẹ và con – hai con người vẫn còn quyến luyến trên một cành mang hai đời hoa, gió vẫn thổi, nắng chưa phai, sương chưa mờ hẵn mà nụ hồng non dại kia đã ra đi cũng phải vào miền thiên viễn xa xưa… Đành phải thế, đành phải ngậm ngùi thương cho một số kiếp đã chóng tàn, làm sao cãi lại được, đoạn tình ly biệt đã phân chia đôi người đôi ngã trên một đoạn đường… khi nụ cười vui mừng của mẹ chưa phai, nhưng cũng đã buồn bã đón nhận một buồn sầu trong lòng mình…

Mẹ đã buồn từ khi con ra đi
Ngôi nhà vắng rộng thêm nhiều nổi nhớ
Biết bao đêm mẹ một mình trăn trở
Một mình nhìn di ảnh của con thơ

Con đi rồi đất trời như sụp đổ
niềm yêu thương đâu dể nhạt phai
Nhưng con ơi !! giữa buốt lòng mất mát
Mẹ bơ vơ như vượt biển lần đầu

Nằm nới ấy con có hờn trách mẹ ?
Tháng ngày qua với gió núi ngàn khơi
Đau đớn lắm nhưng biết làm sao được
Dẫu xa rồi nhưng mãi mẹ bên con

Nhắm mắt buồn mẹ nhìn con nhoà nhạt
mỉm cười đi cho mẹ thấy ngày xưa
Con xinh đẹp dáng vô thường trong vắt
Rộn ràng say lòng mẹ ngát hương đời

TuLip - Khi con ra đi

Cũng với người mẹ TuLip nào đó, một loài hoa cũng với xứ sương mù, ngày xưa cũng vẫn cắp sách đến trường, ra về cũng với những chiều nắng chưa phai, ngồi cửa lớp cũng nhìn những hạt mưa bay, cũng với dòng sông đầy gió, cũng với những con đường về, cũng với những giấc mơ… thế hệ này qua đi, thế hệ kia tiếp nối, nhưng khi thế hệ này ra đi còn nói được lời trần tình vĩnh biệt với trường xưa bạn cũ, nhưng thế hệ sau chưa thấy mùa phượng rơi, chưa hiểu được nỗi ly tan của mùa hạ buồn, bụi phấn chưa thể bay lại đậu trên tóc ai, chưa từng ngắm được dòng sông và nhìn thấy chuyến đò trong hòang hôn… thì người con ấy đã vội ra đi… Đến bây giờ, phải để cho “người mẹ già” phải đi lại qua con đường xưa cũ để nhìn về giùm cho con với những lưu niệm của một thưở học trò… Kỷ niệm ngày xưa của ai đó, bây giờ trên vai người mẹ còn nặng gánh sầu khi phải đi qua lại con đường nhỏ để nhìn lại và nhớ về giùm cho con một tháng ngày…

Mổi lần đi thăm con
ngang qua ngôi trường con đã học
Mẹ cảm thấy tim mình nhói đau từng phút

Hương hoa dại bay qua
Như mùi hương còn sót lại của con
Bay lất phất theo những tà áo trắng

Nước mắt rơi mau quá !!
Xót thương con bỏ lại trường xưa
Giắc mộng xa rồi bao nhiêu ký ức

Đã đi theo cơn gió
Những chiếc lá vàng trong sân trường cũ
Vương vải dấu chân con và của bạn bè
mãi mãi ...xa bay ...

TuLip - Đi qua trường Nguyễn Du

Khác với những nữ nhân SaoMai khác, đúng ra trong giới thi nhân của ngôi nhà SaoMai thân thương của chúng ta, nếu nói về thi ca thì sẽ xuất hiện muôn trùng vạn lối… như đã nói ở phần đầu của hồi ký này: Những vần thơ SaoMai mà tôi được vinh dự chiêm ngưỡng, thì tuyệt phẩm nào cũng mang lại cho lòng người những cảm xúc lâng lâng khó tả; có bài nói về trường xưa với những tình thơ nhạt nắng, có bài nói về cho một đời người, như loài cỏ cây xác lá đong đưa trước ngọn gió, có bài kể về một rừng cây, dòng sông và con đò… có những bài còn mãi miên man suy tư đâu đó, tất cả đã ghép lên thành thơ – những vần thơ của những người con SaoMai của tháng ngày xa xưa ấy – hình như ngày hôm nay còn mãi đọng lại trên đời này cũng như bao nhiêu vần thơ khác… Nhưng không hẵn là những nỗi buồn, niềm vui… mà còn có những thi nhân thật bình dị, bình thường và hiền hậu như những hòn đất quê nhà – đúng là muôn thiên vạn lối – nẻo đời còn đắng cay trăm ngã, ai biết được một người còn mãi những vô tư …. Nói vậy không quá lắm đâu! Vì những hồn thơ của người chị PhaLe nào đó… cho dù vẫn có những nỗi buồn, niềm vui, nhưng khi trình diễn trên diễn đàn này vẫn còn có chút gì đó mộc mạc và vô tư; vô tư hồn nhiên như cây và đất, như mẹ và cha, trong cái bình dị chất dân dã ấy dẫu vẫn còn những giọt mồ hôi, nước mắt, tháng ngày tần tảo bôn ba… nhưng cũng lấy đó làm những niềm riêng cho mình, những nỗi niềm cũng xúc cảm, cũng rúng động và còn những nét vô tư bình dị chất phát trên những ruộng đồng; những nét vô tư như còn mãi vui đùa bên những ước mơ thật mộng mỵ hiền hòa; những câu ca dao của một thưở hồng hoang còn xa rồi…xa đi để hôm nay phải nhận lấy bao xúc động đong đầy; lời thơ bình dị như những chiều quê thật êm ả, chất phát của những con người quê mẹ bên những dòng sông chảy hiền hòa và còn phẳng lặng êm đềm để chị ấy sẽ ru con vào giấc ngủ, nhìn nét mặt thơ ngây của trẻ thơ để rồi lòng cảm thấy thanh nhàn và cất lên bài thơ…

"Đất vắng cây, đất ngừng hơi thở
Cây thiếu đất cây sống với ai"
Khúc tình ca vang vọng ngàn đời
Bao mơ ước mẹ đưa con vào giấc ngủ
Câu ca dao tình yêu đất nước
Câu ca dao tình cây và đất
Cho tôi bao xúc động đong đầy
Tôi vẫn nhớ thưở hồng hoang
Cha mẹ phải nhọc nhằn vất vả
Khai phá đất lành nuôi nấng con thơ
Bầu sữa ngọt lúa non thời con gái
Còn cha tôi bao mồ hôi giọt đắng
Tạo cho tôi một cuộc sống tình người.!!!

Phale - …….

lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) Muathu3-1

Người chị PhaLe nào đó vẫn còn mãi ru tình vào giấc mộng vàng qua những vần thơ mộc mạc và hiền hòa – dòng sông cũng đã lặng thầm nghe ngóng lời thơ của PhaLe và cũng còn huyền nhiệm trong những cơn mộng vàng của chị… Nhưng cơn mộng vàng của chị PhaLe nào đó có còn nhớ về trường xưa không? trong lời thơ ru tình thật mộng mỵ của chị với giấc ngủ của con thơ – chị có nhớ về cho một lớp học bé bỏng của ngày xưa của chị như chính TonThatPhuSi của hôm nay – cũng vẫn ngôi trường, cũng vẫn những kỷ niệm, nhưng kỷ niệm của TonThatPhuSi ngày hôm nay khác với TTPS của ngày xưa, khác với cơn mộng vàng của PhaLe, HacGiay, TieuThu, NgoGai, hoặc khác với PTH, TuLip, TuyetNhung, MinhMong, ThaiNgo… khác hẵn, bởi vì thi nhân TonThatPhuSi hình như giống như TranVinhAn, VanThien, HoMai, hoặc của HoangThuyBien mà thôi… Ở đây TonThatPhuSi khi gãy nhịp cung đàn thì đã nhớ về cho những kỷ niệm của hai ngôi trường, hai phương trời có thể nói cách biệt thương nhớ của một mối tình, nhưng người con gái SaoMai nào đó cũng đã được diễm phúc là chàng thư sinh của trường PhanChauTrinh nào đó phải trốn học để đến trước cổng trường SaoMai đứng đợi và ngóng trông… cho dù TTPS cũng đã thố lộ: Không phải trường anh ... anh vẫn thương - Thật diễm kiều cho những nàng công chúa SaoMai đã trót lỡ trao tình cho những chàng lãng tử nào của trường khác… Mối tình thật đẹp, thật thơ ngây của những lứa tuổi học trò ngày xưa… Yêu ai cũng rứa, thương anh cho rồi… thôi thì cứ để cho một nàng công chúa nào đó cứ hồn nhiên vô tư lự với một chàng xa lạ nào, biết đâu : tình buồn chưa phải xót xa, đắng cay ngàn dặm vẫn mình thương nhau… xin cầu chúc cho một chuyện tình của một công nương SaoMai nhà ta với một chàng lãng tử xa lạ nào đó.. trăm năm biết có vuông tròn, tình ta ta vẫn nặng lòng nhớ thương. Một chuyện tình lân bang tuyệt đẹp…

Em ... Cô học trò trường SAO MAI
Đôi mắt dễ thương sao hững hờ
Môi hồng chúm chím cười tinh nghịch
Như bảo thầm , anh là kẽ ngu ngơ

Hàng phượng trường em đã trổ bông
Vấn vương anh nhặt cánh phượng hồng
Mùa hạ đi qua rồi trở lại
Phượng hồng vẫn đỏ thắm trong anh

Phan châu Trinh ... những chiều trốn học
Đứng dưới gốc me trước cổng trường
Lá me xao xuyến niềm tâm sự
Không phải trường anh ... anh vẫn thương

Tôn Thất Phú Sĩ - NGÀY XƯA HAI MÁI TRƯỜNG

Từ một chuyện tình của chàng lãng tử TonThatPhuSi nào đó với một người con SaoMai, bạn bè và người thân bây giờ chỉ biết đứng lặng nhìn và cầu chúc cho đôi trai tài gái sắc được bách niên giai lão, hạnh phúc bên nhau muôn tình trọn kiếp… Không hiểu khi ngày hôm nay tại một xứ miền quê nghèo này, người viết bài này để hồi tưởng và nhớ về cho chuyện tình ấy thì đôi song ca tình yêu ấy đã phiêu lãng vào tận chốn mây ngàn nào… có nhớ về cho một thưở tình thơ của ngày xưa thân ái không nhỉ, giờ này chắc hạnh phúc bên nhau như những lời chúc của những người bạn cùng trường của ngày xưa ? chuyện tình ấy cũng đã làm cho biêt bao nhiêu chàng thi nhân SaoMai thầm nhớ, thầm thương và mãi tiếc nuối… như đã nói: một VânThiên, một HồMai, một QuangSơn, ThủyBiển và còn bao nhiêu chàng thi nhân khác cũng đã tiếc thương cho một người con gái của ngày xưa… Giống như ngày xưa TrầnKhắcChung tiếc hận cho nàng HuyềnTrân… Để rồi hôm nay – TranVietHung cũng đứng nơi này mà tiếc nhớ về cho hình bóng của một con người. Cũng như nàng thi nhân PhaLe nào đó có tiếc nuối về cho những giọt mồ hôi, nước mắt, có nhớ về cho một con sông hiền hòa… thì hôm nay TranVietHung cũng ngồi đây mà nhớ, nói đến TranVietHung - ắt hẵn sẽ nói đến mùi rơm rạ hoặc mùi cá tôm ngai ngái còn mãi bay về. TranVietHung – phải nói là một trong những hồn thơ lớn của gia đình SaoMai đã đem đến cho chúng ta với những dòng nước mát của dòng sông quê êm đềm như LêLộc với những chiều quê, hoặc như với HồnThy còn mãi say giấc mộng tình bên những ly café hòa quyện trong những làn khói thuốc và mãi ru hồn vào những điệu nhạc… Ngày hôm nay TranVietHung cũng đã ngồi nhớ lại cùng những nàng thi nhân bên đời mộng lắt lay, và còn nhìn lên hoa sứ của những lần thơm thơm bên cổ viện Chàm để nhớ về cho những khung cửa lớp còn có ai sầu nhìn cho một cõi xa xăm nào… Khác với PhaLe còn Câu ca dao tình cây và đất, Cho tôi bao xúc động đong đầy, Tôi vẫn nhớ thưở hồng hoang ; khác với TonThatPhuSi vẫn còn: Phan châu Trinh ... những chiều trốn học, Đứng dưới gốc me trước cổng trường, Lá me xao xuyến niềm tâm sự , Không phải trường anh ... anh vẫn thương … Với TrânVietHung thì còn nhớ mãi, nhớ về những hình bóng xa xăm nào…

chút nắng bên đời mộng lắt lay
sân trường ai nhớ chạm bàn tay
còn đọng thân tình năm tháng đó
gió làm sao ru nắng mãi say

ngước lên trời hoa sứ về đâu
hồn nhiên ơi vọng tiếng thì thào
áo trắng nhớ áo dài quá nhớ
biết đâu chừng bóng ngã xôn xao

TranVietHung - NGƯỜI XƯA
Saigon 10-2007

Bây giờ ngồi đây mà nhớ - tại sao không là Ngày xưa sao không nói… tiếc chi một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn xuân, bây giờ em đã có chồng, như chim vào lồng như cá cắn câu, cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thưở nào ra… hoặc là: mộng ban đầu của thưở hồn hoang ấy, sao anh không lại để bây chừ tiếc nuối cho lòng ai… Thế thôi, chuyện là vậy… TranVietHung cũng đã tiếc nuối cho những tháng ngày: Hồn nhiên ơi vọng tiếng thì thào, áo trắng nhớ áo dài quá nhớ… Không như những nàng con gái phải buồn đau trong chín chiều ruột gan, không như những chim sáo sang sông còn phải ngừng lại ngóng trông về cho một đoạn đường, không như những áng mây bay mà còn quên cơn gió… tất cả chỉ là nhớ nhung, chỉ để tiếc nuối, biết đâu thế mà hay, thế mà còn chút gió thỏang đong đưa nào để ru về cho những hồn thơ của TrânVietHung còn mãi đong đưa… Hình như là thế…

chỉ cần chút gió thoảng qua
trăm lần vô định không hư hao tình
ngạc nhiên chưa? Cỏ rập rình
phải chăng là đoá hướng dương ngẩng đầu
tình em xuôi ngược chiếc cầu
nụ cười vỡ tiếng eo xèo mặt sông
thôi đành chịu một cơn giông
em đan thơ ấu nên phên ngăn giòng
hay mưa chút gió ấm lòng
cám ơn đời những đục trong dãi dầu

TranVinhAn – (Khúc cuối của chuỗi thơ Hình Như…)
ngày 13/09/09…

Từ một chuyện tình vô định của TonThatPhuSi – một nữ sinh SaoMai nào của ngày ấy; đã làm cho biết bao nhiêu hồn thơ SaoMai phải còn lắng đọng một thời – nhưng ngần ấy chưa hết, một hình hài cũng đành ngậm ngùi cất bước ra đi về nơi miền cao nguyên gió lạnh và còn mang theo những hoài bão còn tiếc nuối… Không hiểu chàng thi nhân VuTamNamĐinh nào đó khi về với rừng núi cao nguyên xa thẳm gió ngàn có mang theo những ước mơ về lại trường xưa không để mà nhớ… Có còn mang cho mình những mối tình vô vọng nào để từ miền cao nguyên sơn dã nào đó trong tiếng cồng chiêng ca ngợi cho những mối tình sơn cước, chàng còn có thời gian quay về với chốn cũ không? hay là chàng thi nhân mãi ngồi lại nơi miền rừng núi thâm u nào đó cũng còn nhớ… Giống như đã nói cho TranVietHung, cho VanThien, cho HoangThuyBien… chắc chỉ còn lại với tháng ngày nhớ mong mà thôi… Nhưng trong tiếng cồng chiêng của miền sơn dã ấy, ngày nay cũng còn có một người trai phong sương trong những bước giang hồ phiêu bạt – cũng còn nhớ về cho người con gái năm xưa: sao anh không hỏi những ngày còn xuân ???

Chiều Buôn Mê đẹp thật buồn!
Em về để lại một người cô đơn.
Nhìn người có cặp có đôi.
Còn anh chỉ có đơn côi một mình
Em về tình cũ còn nguyên
Em về còn mãi hàng me bên đường
Em về với trọn bình yên.
Còn anh ở lại bình yên một mình!

VuTamNamĐinh - CHỢT NHỚ
Buôn Ma Thuột 12/12/2008
____________________________________

Thế rồi thôi, còn lại của những nỗi nhớ, trường xưa với những chuyện tình cũ cứ thay nhau hiện về hình như cùng hòa nhịp với những vần thơ còn lắng đọng lại một thời, một thời của những thi nhân SaoMai ngày xưa và còn mãi hôm nay. Nỗi nhớ vẫn còn triền miên, trôi theo dòng nước cuốn, nhớ những chiều quê êm ả, những chiều sân trường còn nắng chưa phai, nhớ với những cơn mưa còn rơi, quanh năm vẫn mãi bốn mùa mang theo những dòng hoài niệm cố lũy của những thi nhân ngày ấy và bây giờ…

SaoMai – hai tiếng thân thương cứ mãi hòa quyện trong tôi như từng hơi thở, và nhịp đập của con tim qua những tháng ngày còn lại hôm nay… tất cả như cùng một điệu nhạc được ngân lên từ những nhịp điệu luân vũ đêm đen… Hôm nay ngồi đây và viết lại cho những tháng ngày, ngày mai sẽ tung cánh trên mọi nẻo đường về với cõi nhân duyên nào… Rồi cũng thế; điệu nhạc cứ mãi ngân lên theo từng nhịp thở, từng cơn sóng, khi hiền khi dữ, khi êm ả trên những con đò còn mãi trôi trên một dòng sông còn nhiều kỷ niệm, ngồi đây còn mãi nhớ cho từng khung cửa lớp, cho những chuyến đò sang sông của ngày ấy – để rồi hôm nay khi đã sang bờ và rẽ lối, những hồn thơ SaoMai ngày xưa còn mãi lắng đọng của một thời son sắt… Có lẽ rằng không ai đã quên đi một thời thơ dại vụng về của đời mình… Thế đấy! những vần thơ – như cứ mãi quyện vào với hồn mình của từng nhịp thở trong từng dòng máu chảy dài trên châu thân hoang dại này… Để rồi ai đó cũng như chính lòng tôi –hôm nay trong tuổi hòang hôn đã dần dần đi vào bóng xế của cuộc đời, còn lại cho ta được những gì ? Với tháng ngày mà ai ai cũng cho là những kỷ niệm, trong ký ức, ăn sâu vào tâm khảm của chính cõi lòng mình, rồi cũng phải thấy được những nỗi xót xa và cay đắng, nỗi cay đắng đang còn đi vào một cõi nhân duyên mang nhiều huyền thoại… Rồi ai ai cũng nhận thấy, cho dù bóng hòang hôn đã tắt lịm vào những buổi chiều đầy khói sương lam thì hình bóng trường xưa vẫn còn miệt mài và còn in dấu trong tâm khảm, đặc biệt hình bóng SaoMai của ngày xưa còn tận trong mỗi trái tim của tất cả chúng ta – của tất cả những người con hôm nay… cho dù ở đất mẹ thân yêu hay phương trời trùng khơi viễn xứ nào đi nữa… thì mong rằng đúng như lời của thi nhân MinhTamLe cũng đã một lần hôm nay đã nói: Cùng nhau sống lại bao hồi ức
Nguyện ước cùng bơi một con thuyền - chung một con thuyền, con thuyền và dòng sông – mãi còn đậm sâu trong ký ức của mỗi con người chúng ta vậy…

________________________________________________


Giờ đây, tôi không biết còn phải nói những lời nào cao sang hơn, đẹp hơn, ân tình hơn đối với những hồn thơ SaoMai mà một đời còn lại của tôi đã ngưỡng mộ… Phải chăng ngần ấy chưa đủ để nói lên với tất cả những con người của một thời còn núp bóng sân trường qua những chiều mưa, hoặc với những ngày nắng cháy của hôm nay – mấy mươi năm về sau… mà lòng người hầu như chưa thể phai nhòa trong ký ức của một thời học trò ngây dại. Bây giờ để thay lời cảm ơn chân tình nhất của lòng tôi, anh LeMinhTam ơi! Hiện giờ anh đang ở nơi đâu – cho tôi mạn phép mượn lại bài thơ của anh - để lòng tôi có thể nhẹ gánh tình sầu hiện nay mà tôi còn được nói lên những lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đối với những thi nhân SaoMai của mình – một đời đã cống hiến cho nhân gian những vần thơ còn mãi đắm say, một đời cứ buông trôi với những hồn thơ mà với những ai đó cũng như tôi đã nói: một đời tôi ngưỡng mộ…

Thương Qúa Sao Mai !

Nhớ mãi Sao Mai năm mươi năm
Qui tụ tài nhân khắp các miền
Vui chơi nhí nhảnh ngày tháng cũ
Thoáng chốc tóc răng đã muộn phiền
Nhớ lại gần đây buồn vời vợi
Xa trường nhiều Bạn -Thầy qui tiên
Cùng nhau sống lại bao hồi ức
Nguyện ước cùng bơi một con thuyền


Chào thân ái
Lê MinhTâm
___________________________

lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai  (2) Cau-nguyen2-2

Xin chân thành cảm ơn – chúc cho những hồn thơ SaoMai còn mãi đong đầy….

Nguyễn Ngọc Hải
Một đời mà tôi đã ngưỡng mộ…

____________________________
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai (2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» lắng đọng một thời với những hồn thơ SaoMai (1)
»  Viễn xứ - Tâm tình còn lắng đọng...
» Những Nụ Hôn " Lãng Mạn" Nhất !!
» HoaTimNgayXua-còn lặng lẽ những dấu chân…
» NguyetPhan - Còn vương mãi những dấu thầm lặng lẽ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến