Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Qua đi Một Cõi Phù vân

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Qua đi Một Cõi Phù vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Qua đi Một Cõi Phù vân   Qua đi Một Cõi Phù vân EmptySat Apr 11, 2015 11:35 am

Cảm nhận về bài thơ của TT Thích Tánh Tuệ

Qua đi một cõi phù vân…

Qua đi Một Cõi Phù vân <a href=Qua đi Một Cõi Phù vân Ti_xui11" />

Lời nói đầu tiên của chúng tôi là xin chân thành được nói lên lời cảm ơn về cho Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ có thể nói là một vị Thiền sư nào đó đã cảm nghĩ ra nhiều và rất nhiều bài thi ca có đặc tính cuộc đời và đạo pháp này để cho chúng sinh tại cõi nhân duyên này được chiêm ngắm và có đôi phần nghĩ suy, kế đến là cảm ơn chị Minh Nguyệt  đã có công đem bài thơ này mang một đặc thù đạo pháp với cõi nhân duyên lương nghiệp này cho mọi người cùng thưởng thức… Ở đây chúng tôi sẽ không bàn về vấn đề đạo pháp của một tôn giáo mang tính đặc thù, mà chỉ có đôi lời cảm nhận về cho những lời thơ và ý tưởng của Vị tác giả của thi phẩm này, vì sức hèn tài mọn – chúng tôi không đủ khả năng để đi sâu vào một triết lý mang tính đạo pháp … mà chỉ nói lên một phần suy nghĩ trong chúng tôi qua một thi phẩm mà chúng tôi có thể nói là lương duyên đặc sắc qua hình ảnh của đạo pháp….

Nếu xét về hai bản kinh Tăng Nhất A Hàm và những câu kinh trong bài kinh Lăng Già thì ở đây một thi phẩm của Vị Thượng Tọa nào đó mà chúng tôi không thể truy cập ra cái tựa đề là gì – nhưng trong ý nghĩ cảm nhận này chúng tôi cũng xin phép Thương Tọa Thích Tánh Tuệ cho chúng tôi được gọi với một tựa đề tạm gọi là Lương duyên vô thường…. Chắc có lẽ một ngày nào đó – khi những dòng cảm nhận này đến được với Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ chắc có lẽ TT cũng có một ý nghĩ thắc mắc – Xin thành thật cáo lỗi cùng Thượng Tọa trước….

Xin được hân hạnh và vinh dự giới thiệu Sơ lược đại ý về bộ Kinh Tăng Nhất A Hàm….
Nếu một khi đề cập đến bản kinh Tăng Nhất A Hàm – thì phải nói rằng đây là một bộ kinh lớn trong những bộ kinh đại siêu phẩm của Triết lý Nhà Phật nói chung, bản kinh gồm có tất cả 50 chương… và chúng tôi xin được phép mượn đại ý của bộ kinh này nói lên như sau:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cứ theo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường, Tăng Nhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nói dài hay ngắn chứ không phải xưng theo nội dung nghĩa lý của kinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoại trừ kinh số 604 nói về A-dục dài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu hết là kinh ngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu. Vì kinh dài ngắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọi là Tạp. Trung A-cấp-ma thì kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma, song không dài hơn ở Trường A-cấp-ma. Kinh dài nhất ở Trung A-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang và kinh số 72 dài 6 trang trong Đại tạng, song cũng không bằng Trường A-cấp-ma, có kinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20 trang, kinh Thế ký dài 22 trang trong Đại tạng.

Như vậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-ma hay Đoản Thuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường Thuyết A-cấp-ma, Tăng Nhất Thuyết A-cấp-ma.

Theo đó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làm gốc. Tạp A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vì vậy bốn A-hàm cũng được gọi chung là “Sự khế kinh”.

Nhưng Sự là gì?
Luận Du-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạy của chư Phật gồm trong chín sự, đó là:

Hữu tình sự
Thọ dụng sự
Sanh khởi sự
An trú sự
Nhiễm tịnh sự
Sai biệt sự
Thuyết giả sự
Sở thuyết sự
Chúng hội sự.

Hữu tình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉ cho mười hai xứ; Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyên khởi và duyên sanh; An trú sự là chỉ cho bốn thực (bốn cách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai biệt sự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ cho Phật và đệ tử Ngài; Sở thuyết sự là chỉ cho bốn niệm trụ v.v… và Bồ-đề phận pháp; Chúng hội sự là chỉ cho tám chúng đệ tử Phật.
Đó là toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tương ưng giáo”.
Nhiếp sự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gồm chín sự này trong ba loại lớn:

Năng thuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.
Sở thuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệm trụ, chứng tịnh…
Sở vị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.
Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.

TÔN CHỈ LÝ THÚ CỦA BỐN A-HÀM
Theo luận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyết nhất thiết hữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Người đời theo thời cơ nói pháp, kết tập lại làm Tăng Nhất A-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập. Phật vì chúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là Trung A-hàm; đó là kinh cho người học vấn học tập. Phật nói các pháp Thiền định, gọi là Tạp A-hàm; đó là kinh cho người tọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo, là Trường A-hàm”.
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theo tên sách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốn bộ A-hàm như sau:
Sách chú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lành thích ý).
Sách chú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).
Sách chú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bày chơn nghĩa).
Sách chú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hy cầu).
Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, có nêu cách thuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn; 2) Các vị nhân tất-đàn; 3) Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn tổng nhiếp mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống trái nhau”.
Tất-đàn, tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông, lý. Bốn tất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.
Bốn tất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng là thế nào?
Bốn tất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàm mà nói. Bốn tất-đàn tương đương với bốn tên sách chú thích bốn bộ của ngài Phật Âm.
- Sách chú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đó là Thế giới tất-đàn (thuyết pháp phổ thông thích hợp với quảng đại quần chúng). Như trong Trường A-hàm có các kinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm Thiên Sở Vấn, A-tra-năng-để v.v…gồm những lời Phật dạy thích ứng với tín ngưỡng thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặt tư tưởng, Trường A-hàm chủ yếu phá xích những tín ngưỡng, tà kiến của dân chúng.
- Sách chú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đối trị tất-đàn (thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnh của chúng sanh). Trong Trung A-hàm phân biệt quyết trạch để đoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt thứ kiết sử… Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.
- Sách chú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đó là Đệ nhất nghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêu việt rốt ráo).
- Sách chú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là các các vị nhân tất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện, khuyến khích thực hành việc tốt, thích ứng với các căn tánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).
Trong sách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả, giải thích bốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc (vui thích), tùy nghi (thích nghi), tùy trị (đối trị), tùy nghĩa (thắng nghĩa).
Tôn chỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoài bốn thứ này. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉ đó, song phân biệt kỹ thì mỗi bộ có mỗi đặc sắc riêng như trên đã nói.
[color=#000099]Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Kinh Tạp A-hàm, 1995
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
-ooOoo-
Còn với đại lược khái quát Bộ Kinh Lăng Già thì:  
Chỉ với bốn quyển kinh trong một bộ, nhưng chúng tôi nhận thấy  có những nét tương đồng với một chân triết Phật giáo trong cái tâm của mỗi con người… Ở đây chúng tôi không nên đề cập và đi quá sâu vào cho bộ kinh, hơn nữa với sự hiểu biết và khả năng thì không thể nào chúng tôi lại dám đi sâu vào những trang trong… mà có thể những phần sau chúng tôi cũng chỉ được xin phép quý dịch giả được mạn phép trích lại vài đoạn Kinh mà thôi….

Qua đi Một Cõi Phù vân <a href=Qua đi Một Cõi Phù vân Images25" />

Ở đây khi đề cập tới những số phận con người trong cái cõi lương duyên như chúng tôi, là những con người ở cõi đời không hơn không kém cũng chỉ là một trong những nhân sinh mà thôi, nhưng với bài thơ tạm gọi là Lương duyên Vô thường này, Vị chân tu TT Thích Tánh Tuệ đã đề cập tới một cuộc sống có lẽ không bằng phẳng chút nào cả, dẫu rằng trên đời nếu một khi nói về con đường thì đương nhiên phải có những con đường rộng và có những con đường hẹp, nếu con đường như thế nào thì con người cũng như thế ấy, Ngoài vị TT và những vị chân tu khác ra thì cuộc đời này có những con người cũng đang sống trong một cái nghiệp lương duyên cũng như thế. Ở đây thi phẩm của Thượng Tọa cũng đã vốn mang một triết lý đặc thù của một cuộc sống như thế, con đường và con người đều có một sự tương đồng cân đối… Còn ở đây TT Tánh Tuệ tại sao không nói Đường thênh thang khiến lòng ta vô lượng (vô biên)  mà lại nói là Chật chội và con người phải sống hẹp ? Phải chăng đó là một lương duyên của cái nghiệp đối xứng qua một cuộc sống còn lắm phức tạp mà ở vào một cõi vô định nào đó – Vị TT của chúng ta cũng đã nhận diện ra được cái lòng người nó như thế…. Không lẽ “cái con đường của TT nó đã chật chội mà sẽ khiến lòng ta cứ hẹp hòi vậy sao? Nhưng có lẽ ở đây, vị chân tu của chúng ta muốn nói lên trong cõi nhân duyên là như thế - hẹp hòi và cái sống hẹp của cái lòng người để giành giật nhau cái sự sinh tồn như thế… Cái như thế ở đây chúng tôi cũng muốn nói lên một danh nghĩa trạng từ - để rồi chúng ta cùng với vị TT nhận định được về cho khía cạnh tâm linh nó sẽ như thế nào ở trong mỗi con người chúng ta…
Ở đây chúng tôi  là những độc giả chỉ biết thưởng thức và chiêm ngắm qua những thi phẩm đời cũng như đạo, mà phải công nhận rằng những thi phẩm đã trót mang những đặc tính triết học Phật Pháp như ở bên Phật giáo thì chúng tôi cũng đã có rất nhiều suy nghĩ và một sự cảm nhận mỗi khi được vinh dự chiêm ngắm, ở đây các thi phẩm ấy đều mang cho mỗi chúng ta một sắc thái có tính linh hồn của lĩnh vực thi ca trong một khía cạnh siêu nhiên vô định như vậy…. Và cũng như khi chiêm ngắm qua những thi phẩm của quý chư vị Thiền sư, chúng tôi cảm nhận được trong vấn đề đạo pháp – quý chư vị này có một khối tư duy chắc chắn là bao quát và rộng lớn lắm – rất đáng kính phục và cho chúng tôi những bài học cuộc đời rất sâu sắc….

[i]Đường chật chội khiến lòng ta sống hẹp
Đường quanh co nên nhân thế quanh co ?
Ngày nắng hạ biến ta thành sa mạc
Ngó đau thương .....Hồn vô cảm ơ thờ

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chúng tôi – khi nhìn lướt qua đoạn có một khái niệm và mang tính đặc thù thi ca triết lý nêu trên, một khi chưa hiểu hết cái ý nghĩa của danh từ sa mạc và ơ thờ - giây phút đầu tiên chúng tôi lại nghĩ về cho TT Thích Tánh Tuệ… nhưng sau đó đọc đi đọc lại vài lần và cảm nghĩ cho mình một vấn đề lối sống của một cõi tâm thức nào đó – chúng tôi mới nhận thấy được hết ý nghĩa của từng câu chữ và từng lời thơ…. Thật đúng là một vị Cao tăng siêu vời trong những ngôn từ và một cõi tư duy như thế - Cao vời và cao siêu quá… Đúng là với con mắt phàm nhân – chưa thấu hết được về cho một cõi Chân không vô định nào đó… Bởi vì sống – là chúng ta biết đi trên một cung đường mà chúng ta đang sống và cần sống như thế nào đúng với một cái nghĩa Phù du, tạm bợ, vô định và chân không hư vô – để từ đó một cái tâm sẽ xuất hiện trong chúng ta… Ở đây bài thơ của Vị TT Tánh Tuệ đã nói lên điều này trong một phân khúc sau cùng với thể thơ Đường luật bát cú, nhưng theo chúng tôi nhận thấy đó cũng là một Thông điệp sẽ còn cảnh tỉnh cho những ai còn cứ mãi chạy theo những phù phiếm vô định và chưa nhận định cho mình một lý tưởng sống như thế nào cho phải cái đạo làm người…

Cho dẫu là chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ trong thể loại thơ Đường luật nhưng hình như nếu chúng ta nhận thấy ra thì đó là cả một bức thông điệp mà vị TT muốn nhắn gửi đến cho tất cả chúng sanh hiện đang còn mãi và trầm luân trong cái kiếp phù du này… Ở đây cho dẫu là bốn câu nhưng TT Tánh Tuệ phải nói lên rằng: Không đợi những gì; Trọn vẹn gì đâu, Thắp lên trong tim, và soi đường dẫn lối…. để cho chúng ta thấy rằng – cho dù nghèo hèn hay giàu sang, và Tác giả của thi phẩm cũng muốn nhắc nhở cho tất cả chúng ta sống như thế nào trên một tinh thần đạo pháp Vô ưu, một cõi ưu định trong chính cái tâm của mình, như vậy – thì nếu ai đó thường xuyên đọc những bài viết của người viết bài này thì tại sao chúng tôi cứ mãi hoài nhắc đến cái Tâm trong lĩnh vực đạo pháp và cuộc đời như thế - Có mấy ai muốn nhắn nhủ với bạn đường mình trong cái cõi nhân duyên lương định này với lời nhắn gửi có tính từ tâm đâu, trong xã hội hiện nay ít ai còn để ý đến ý nghĩa của từ tâm trong cuộc sống của chính mình… Ở đây – khi nhìn qua trên Fb của chị Minh Nguyệt chúng tôi chỉ được tiếp nhận với bốn câu thơ nhắn gửi và mang đầy một tâm tư cảm xúc – một thi phẩm vô định của TT Tánh Tuệ nhưng lại không biết tựa đề của bài thơ… sau đó một thời gian ít ỏi truy cập để tìm ra nguồn gốc thì lại được thêm bốn câu nữa trong bài – nhưng cũng không thấy ở đâu một tựa đề…. Chúng tôi thiết nghĩ có phải trong cõi nhân duyên này vị TT của chúng ta vẫn chưa tìm ra một nguồn gốc cho một cái tên mà đạo pháp nhà Phật đã dạy cho con người trên cõi nhân duyên này một cái tựa đề vẫn còn bị bỏ ngõ… ??? Tại sao thế không  biết ??? !!!.

Qua đi Một Cõi Phù vân <a href=Qua đi Một Cõi Phù vân Ti_xui12" />

Ở đây vì sức hèn tài mọn – trí nhân chưa đạt và một cái tâm còn hạn hẹp nên chúng tôi cũng không thể hiểu cho hết tận tường của ý nghĩa của toàn bộ thi phẩm của vị TT trong một cõi nhân duyên này được mà chỉ xin phép TT  để được phép đặt tên cho bài thơ này với một cái tên hèn mọn trong khả năng nghĩ suy của mình: Lương duyên Vô thường mà thôi… Có lẽ một khi nào đó cái duyên đưa đến cho TT và một cái nghiệp một khi TT sẽ thấy những dòng chữ này – Chúng tôi hy vọng rằng TT cũng mỉm cười và thứ lỗi cho một kẻ tôi tớ và hèn hạ này … Trở lại vấn đề - thì sau khi chúng tôi đã tìm ra được bốn câu tiếp theo được xuất hiện trên một tấm hình đạo pháp của trang Thích Tánh Tuệ thì truy tìm mãi vẫn không có cái tên cho một thi phẩm xuất hồn như vậy…. tại sao những thi phẩm khác còn có một cái tên, một tựa đề cho thi phẩm đó, mà thi phẩm này thì lại không ??? Chính vì cái đó – vì đặc điểm và ý nghĩa sâu xa như thế mà chúng tôi cứ còn mãi và còn mãi lần mò và đi tìm, giống như đang đi tìm một chân lý vĩnh hằng trong một cái kiếp nhân duyên vô lượng như thế này…. Đôi lúc suy nghĩ hạn hẹp – Tại sao vậy không biết ??? Nhưng ở đây – với hai câu cuối của thi phẩm – vị TT kính mến của chúng ta cũng đã một thoáng – một thoáng ở đây chúng tôi muốn nói là vị TT của chúng ta cũng đã hồi tâm sau khi chu du khắp hết cõi vùng của một cái duyên nghiệp chướng trong cõi hư vô nào đó để tìm ra cho đạo pháp một chân lý vĩnh cửu, cũng đã chán chường cho một kiếp nhân duyên còn cứ trầm luân trong biển đời khổ ải… và TT của chúng ta quay về với thực tại – nhận định qua một ánh lửa của một ngọn nến duyên định – để rồi – những cái gì thực tại hãy quay về với thực tại để còn nhìn cho một nghiệp duyên vô định này ……

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ta không đợi những gì hoàn hảo
Vì chính mình đã trọn vẹn gì đâu
Chỉ xin thắp trong tim hoài ngọn nến
Cầu soi đường dẫn lối đến an nhiên

                        . . . . . . Thích Tánh Tuệ

Đúng là TA KHÔNG ĐỢI NHỮNG GÌ HOÀN HẢO… Làm sao mà đợi cho hết – để cái phương ngôn cuối cùng giống như bên Công giáo – khi Đức Giêsu KiTô sắp sửa tới giờ thứ chín – cũng đã thốt lên trong những giây phút cuối cùng trên cây Thánh giá: Lạy Cha – Giờ này ĐÃ HOÀN TẤT……… Thì ở đây vị TT Tánh Tuệ của chúng ta đến giờ này cũng chưa tìm được cái chân lý cuối cùng cho một cái nghiệp đời của một thi phẩm đã trót mang tính triết lý sâu xa như vậy….

Tiếp theo, sau khi vinh dự và hân hạnh được chiêm ngưỡng và một vườn thi ca đạo pháp trong Vườn hoa vô ưu của trang Fb Thích Tánh Tuệ - chúng tôi còn được thưởng ngoạn rất nhiều thi phẩm khác, phải nói rằng trong bất cứ thi phẩm nào của tác giả Thích Tánh Tuệ cũng đều mang một sự cảm xúc sâu xa vô tận, đúng là một cái nhân duyên vô định – không bao giờ có đường cùng - Ở đây chúng tôi xin được phép mượn lại hình ảnh của một bộ phim ngoài những câu chuyện đời – nhưng cũng mang một tính chất triết học về cõi tâm linh không kém – đó là Bộ phim Tây Du Ký mà hầu như tất cả mọi người đều cũng đã được xem qua…. Chúng ta thử nhìn lại cái hình ảnh ngạo mạng của Tề Thiên lúc đang ở trong lòng bàn tay VÔ ĐỊNH của Đức Phật Thích Ca và nói – Con có thể bay ra khỏi lòng bàn tay của TA không – Với một niềm tự hào và khinh thường sự đời của chính bản thân Tề Thiên, Tề Thiên cũng đã vút bay một cái xa đi ngàn dặm…. nhưng cũng KHÔNG THỂ NÀO THOÁT RA KHỎI LÒNG BÀN TAY của Đức Thích Ca cả - chừng đó thôi cũng đủ cho chúng ta nghiệm thấy rằng: Trong cõi nhân duyên và còn mãi đầy dẫy những tính chất xa hoa và phù phiếm, con người ta cứ còn mãi lăn lộn trong cái biển đời khổ ải mà KHÔNG BAO GIỜ thoát ra khòi cái cảnh trầm luân này được… Sống là để cho chúng ta chiêm nghiệm – sống là để cho chúng ta còn mãi đi tìm về cho một cõi nhân duyên, Sống là để cho mình nhận thức được cái tiền định của Trời đất trong một số kiếp phù du tạm bợ này – Nhưng hỡi ôi – dễ có mấy ai thoát được ra khỏi cái cảnh phù phiếm chân mây đó được… Cứ nghĩ rằng là mình là tất cả - là toàn vẹn – và không còn ai như ta… Chứ đâu có biết cái lương duyên nghiệp chướng này là một căn cơ mà nó cứ vô tình cho chúng ta cứ mãi dẫm lên trên ấy, cứ ngang nhiên bước đi trên ấy – để rồi một ngày nào đó có thể là ngày mai – rất gần – chúng ta đang vô tình trượt chân và rớt xuống một cái hố vô thẳm chân không, để rồi khi chúng ta la lên – thì lúc ấy chỉ còn là những tiếng vọng trong cõi hư vô bao la mà thôi….

Nếu nhìn lại cho một thi phẩm khác có tựa đề Qua Ngõ Phù Vân, mà ở phần trên chúng tôi tạm mượn về để đặt tên cho một bài viết, thì thi phẩm này chắc cũng có phần liên quan với bài thơ của chị Minh Nguyệt đã post lên trên  trang Fb…. Có lẽ ở đây là một thi phẩm mang tính thực tế hơn, thực chất hơn – nhưng đặc thù của một cõi triết lý siêu phàm thì không thể tách ra được trong đặc tính ấy, có thể nói – mỗi thi phẩm của Vị TT Tánh Tuệ đều mang cho mình một cõi đạo pháp vô lượng và sự từ bi hỷ xã mang tính triết  học suy gẫm rất sâu sắc – cái sâu sắc ở đây – đôi khi có tính bao quát, và tổng hợp, nhẹ gánh và nặng nề… nhưng cũng đủ làm cho chúng ta cứ mãi nghĩ suy về cho một cõi tâm linh và niềm tin nào đó trong lúc khói hương từ cõi lòng cứ mãi bay lên và còn cứ bay lên….

Người về qua ngõ tàn phai
Mang hồn du tử trần ai chập chùng..
Đất trời sương phủ mông lung
Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên .
Một đời qua, ngập ưu phiền
Tháng năm đầu đội bao miền âu lo..
Từ đâu, ai đã buộc cho
Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                         (QUA NGÕ PHÙ VÂN – Thích Tánh Tuệ)

Nếu đã nói về cuộc sống trong cõi lương này , thì chúng ta cũng phải nghĩ đến cái cõi Thoát về sau, nếu trên đời có mười, trăm, ngàn và vô cực thì phải nghĩ đến cái số 1 đầu tiên… nếu chúng ta có khoảng năm con người, thì cũng phải nghĩ đến lúc nào đó sẽ có một con người đang đứng một chỗ, chính vì vậy mà thi phẩm Qua Ngõ Phù vân của tác giả Thích Tánh Tuệ cũng đề cập đến vấn đề này… Vì một khi chúng ta bước đi trên một con đường – mà chính con đường ấy là một sự đời như ở trong bộ phim nhựa Tây Du Ký thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy một lúc nào đó – chúng ta sẽ thấy được là: Cõi tình phai dấu nhịp chân vô thường…. mà rồi tất cả chúng ta cũng sẽ phải đi qua nơi con đường ấy…  Và đừng bao giờ nghĩ rằng – cuộc sống này và tồn tại và vĩnh cửu, là trường giang một khúc cứ mãi êm đềm chảy trôi… Không như thế - chúng ta chưa thể là những Tề Thiên có được 72 phép thần thông biến hóa – để rồi trong cái sự đời này – chúng ta sẽ không nhìn được cái nghiệp chướng đang cứ mãi sau lưng chúng ta… Rồi đến khi kết thúc – với một cái chấm cuối cùng, chúng ta sẽ xuôi tay và nhắm mắt lại, lúc đó chúng ta sẽ nghĩ ngợi về cho một Cõi Chân Không cũng mang tính vô định và một cái nghiệp đang bày sẵn ra cho chúng ta trước mắt…. Ở đây trên tình thần đạo pháp và một triết lý sâu xa của nhà Phật, chúng tôi – những con người không cùng tôn giáo với Đức Phật… nhưng chắc chắn – chúng tôi cũng TIN là như thế, cũng có cái Duyên, cái NGHIỆP, và còn những cõi vô định khác – mà mỗi tư duy con người trong chúng ta – chắc chắn ai ai cũng còn nhận thấy rõ như vậy…

Qua đi Một Cõi Phù vân <a href=Qua đi Một Cõi Phù vân Images26" />

Ở đây nhân khi nhìn ngắm về cho thi phẩm Qua ngõ Phù Vân của TT Thích Tánh Tuệ, chúng tôi đã Ngộ ra được cái điều đó, thấy được sự việc như chính câu chuyện Tây Du hay suy gẫm về cho một đời người như thế nào ???  Vì ngay chính lúc đó giờ phút đó – chúng ta sẽ buông thả và buông trôi đi tất cả, để nhìn về cho một cái Nghiệp ở ngay trước mắt… Sự đời của chính Đại Đế Napoleon cũng đã từng nói: Các người không được trói buộc tay Ta khi đã nhắm mắt, mà cứ để cho hai tay ta cứ mãi buông xuôi như vậy – để trên đường đi ra cõi vĩnh hằng ngàn thu – mỗi bước đi của các ngươi, cánh tay ta sẽ rung lên và cho Ta vẫy chào cuộc đời này một lần cuối…. Còn Tây Du thì cái hệ quả cuối cùng là đã tìm được những bộ sách Kinh Thiền định từ Tâm vô thức của Phật tại Tây Trúc…. Cũng như ở đây – hôm nay – một bài viết đang ở trước mắt của quý độc giả - Qua Ngõ Phù Vân thì Vị TT Tánh Tuệ cũng đã còn cho chúng ta nhận thấy được cái chân lý siêu nhiên cuối cùng, một khi chúng ta – tất cả sẽ đi về phía cõi cực lạc chân không vô thường này với một lời nhắn gửi – mang đầy tính Nhân văn và  còn là một cái Ngộ…. Ngày về mặc áo không hư, Gọi người trong mộng giã từ kiếp mơ………

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người về qua ngõ phù vân
Cõi tình phai dấu nhịp chân vô thường.
Không ưng vui, có đâu buồn
Phong trần bỏ dưới cội nguồn Chân Như .
Ngày về mặc áo Không hư
Gọi người trong mộng giã từ kiếp mơ.
Và từ đó hết làm thơ
Mây trong cõi ý mịt mờ, loãng tan..

(QUA NGÕ PHÙ VÂN – Thích Tánh Tuệ)

Hôm nay, nhân chúng tôi được vô tình vinh dự tiếp nhận qua luồng tư tưởng một khi chiêm ngưỡng về cho thi phẩm của vị TT Thích Tánh Tuệ, và cũng không quên cảm ơn về cho chị Minh Nguyệt đã có một tấm lòng đem lên trang Fb cho công luận được chiêm ngưỡng… Một lời cảm ơn sâu sắc và chân tình nhất của chúng tôi – Nếu nói về cho thi phẩm là tác giả của bài thơ vô định, thì cũng phải đề cập đến cho một người đã có công đem bài thơ đi truyền bá - nhất là chúng ta đang ở trong cái nghiệp lương duyên này – phải chăng đó cũng là một cái Định, cái Định ở trong cái Tâm của chính con người với một cõi nghiệp chướng này. Một cái Định trong cái Ngộ và một cái Giác ngay chính trong tư duy của mỗi con người…. Như đã nói ở phần đầu tiên – là chúng tôi một lần nữa trao lời cảm ơn chân thành nhất về cho Vị TT Thích Tánh Tuệ cũng như người đã đưa ra … Phải chăng ngày hôm nay đó cũng là một cái duyên trong cõi nhân duyên vô tận này – để ai đó – còn tìm về cho một cái Tâm của chính mình – NGAY TRONG TƯ DUY CỦA CHÍNH MÌNH… Để rồi sẽ nhận thấy rằng cái THOÁT – nó cũng còn là một cõi – để đưa cho chúng ta về một phương trời cực lạc nào đó… và một cái NGỘ sẽ gúp cho chúng ta nhìn thấy rõ - một khi tất cả chúng ta đã nhắm mắt và cùng nhau nhìn lại cho một chân lý…

Hôm nay và còn những ngày mai – ngày mai sẽ còn là một cõi lương duyên dài và còn dài thăm thẵm, có còn ai đó sẽ cho chúng tôi còn nhận thấy một cảm xúc nào nữa hay không… Ôi chao một cõi đời vô định – âu cũng còn là một câu chuyện của số kiếp….  

Qua đi Một Cõi Phù vân <a href=Qua đi Một Cõi Phù vân Images24" />

Nguyễn Ngọc Hải
Một thoáng chìm đắm vào tâm linh…

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Qua đi Một Cõi Phù vân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến