Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH Empty
Bài gửiTiêu đề: MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH   MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH EmptyThu May 14, 2015 9:03 am

Maria, kẻ đã tin
Nguyên tác của: Karl Rahner

<a href=[/img]MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH Images27" />

MARIA TRONG THẦN HỌC

Việc đầu tiên người tín hữu phải làm khi muốn suy gẫm đến nơi đến chốn về mầu nhiệm Đức Trinh Nữ chí thánh, là lần mò tìm đọc những gì Thánh Kinh nói về Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH

Nhưng không phải nhân đọc Thánh Kinh mà người tín hữu mới được nghe nói về Maria. Ngay từ khi còn trên gối mẹ, người tín hữu đã bập bẹ tập đọc Kinh Kính Mừng. Lớn lên, người tín hữu còn được liên tiếp nghe dạy vế Đức Trinh Nữ Maria trong kinh bổn cũng như trong những lần được nghe rao giảng. Và ngay cuốn Thánh Kinh người tín hữu giờ đây đang đọc để tìm hiểu về Maria, cũng vẫn luôn luôn là cuốn sách của Hội thánh, một cuốn sách do Hội thánh ban cho. Hội thánh hằng hiện diện trong mỗi trang sách, qua những lời chú giải, để hướng dẫn tín hữu trong việc tìm hiểu.

Nhưng, sau khi đã nêu lên những trường hợp ấy, chúng ta vẫn còn có thể nói được rằng người tín hữu phải giở Thánh Kinh nếu muốn suy gẫm xác thực hơn về Đức Trinh Nữ. Phải, nếu chỉ có thể đọc Thánh Kinh một cách chín chắn trong ánh sáng hướng dẫn của Hội thánh thì ngược lại cũng chính Thánh Kinh ấy, vì hằng hiện diện trong Hội thánh và trong việc giáo huấn của Hội thánh, lại là một qui phạm cho đức tin cũng như cho việc giáo huấn của Hội thánh.

Hội thánh công bố những gì đã tìm được trong Thánh Kinh. Và bởi vì Hội thánh hằng công bố cũng như có thể đề cập tới những gì đức tin Hội thánh nói về Maria qua những cuộc công bố ấy. Trong những buổi suy gẫm này, chúng ta cũng có thể tự hỏi Hội thánh đã hiểu thế nào về Đức Maria qua những lần giảng dạy và trong khoa thần học của mình. Có thế, chúng ta mới chắc thực rằng cuối cùng ra ta đã đọc Thánh Kinh với Hội thánh, ngay cả trong những lúc mà ngôn ngữ Hội thánh dùng xem ra có vẻ khác với những lời chúng ta gặp trong Tân Ứoc.

Trước khi đi vào chi tiết của những gì Hội thánh nói về Đức Maria trong các cuộc công bố tín điều và trong thần học, tiên vàn, chúng ta phải tự hỏi rằng Maria, nói cách tuyệt đối, có phải là một đề tài đáng nói trong địa hạt đức tin, thần học và tín điều chăng ? Đức tin có gì để nói cho chúng ta về Maria ?

Lẽ dĩ nhiên đặt một câu hỏi như thế không có nghĩa là chúng ta muốn đặt lại vấn đề về sự hiện hữu của Đức Trinh Nữ Maria, hay hồ nghi những gì Thánh Kinh nói về Maria, Mẹ Đức Kitô, là Thiên Chúa và là người trong một ngôi vị duy nhất. Nhưng nói thế chúng ta vẫn chưa trả lời cho câu hỏi trên đây.

Chúng ta sẽ nói rằng Đức Trinh Nữ Maria ấy có thật, nhân vật được kể tới bên lề Thánh Kinh ấy có thật. Người Trinh Nữ được nhắc tới trong khi người ta trình bày, nếu có thể nói được như thế, về Sử hạnh của Đức Giêsu ấy có thật. Nhưng chúng ta có quyền nói về Maria trong lãnh vực đức tin và trong khi con người tuyên xưng những gì mình biết về Thiên Chúa nhờ chính ở Lời của Người ? Không, vì trong lãnh vực ấy chỉ có một vấn đề là vấn đề về một mình Thiên Chúa và ân huệ của Người mà thôi. Bởi vì thần học chính là vậy : nói về Thiên Chúa. Con người chỉ được quyền nói về một mình Thiên Chúa mà thôi, thế nghĩa là con người không có quyền nói tới tất cả những gì mình muốn nói, cho dù những điều muốn nói đó có cao đẹp, có sắc bén, có nhiệm mầu và gợi cảm đến đâu.

Chúng ta sẽ nghĩ rằng trong lãnh vực đức tin, chúng ta chỉ có quyền nói một câu : Thiên Chúa chí cao, Thiên Chúa ba lần thánh, Thiên Chúa nhiệm mầu, chỉ một mình Người là phần rỗi và cuộc sống đời đời của chúng ta. Chúng ta sẽ cho rằng cho việc tuyên tín và trong thần học này, không một chữ nào khác có thể chen chân vào trong câu vừa nói trên. Chúng ta sẽ nghĩ rằng tất cả mọi điều khác, ngay cả những điều đáng ca tụng, đáng kính trọng đến nỗi có thể làm những đề tài suy gẫm cho chúng ta, cũng đều phải lui vào trong bóng tối im lặng. Chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng ta chỉ có phép nói về Thiên Chúa, về ân huệ của Người, về công cuộc cứu chuộc và bởi đó về Đức Lời nhập thể của Người mà thôi.

Chúng ta sẽ nghĩ rằng trong lãnh vục đức tin và thần học, chúng ta chỉ có thể nói tới tất cả những gì còn lại một cách tương tự như đã nói với Philatô trong kinh Tin Kính. Nếu đã có những nhân vật được nhắc tới bên lề của tuyên tín ấy, bởi vì trong lịch sử của Thiên Chúa nhập thể, họ đại diện cho hạng người cứng tin đã trả lời “không”, thì cũng có người – có lẽ người ta sẽ nghĩ thế - được nhắc tới trong các tín điều, được nhắc tới mà không phải là đối tượng của đức tin, của tín điều hay của thần học.
_________________________________-

ĐỨC MARIA
TRONG LÒNG MỘ MẾN VÀ THẦN HỌC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
MỘT CÁI NHÌN VĂN HOÁ VÀ ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO

(Peter C. Phan, In Our Own Tongues, Orbis Books, trang 92-108)

MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH <a href=MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH Images28" />

Chẳng khác gì người Công giáo Philíppin, bắt nguồn từ Công giáo Iberian (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), người Công giáo Việt Nam cũng được chia sẻ cùng một nguồn gốc đó. Người Công giáo VN có lẽ được gọi là Pueblo amante de Maria – một dân tộc yêu mến Đức Maria. Thật vậy, những du khách ngoại quốc, nhất là những người từ Tây phương đến, thường có ấn tượng, có lẽ cả kinh ngạc, bởi lòng đạo đức sâu xa và thờ kính bên ngoài của người Công giáo VN đối với Mẹ của Thiên Chúa. Chương sách này bàn về lòng mộ mến và thần học về Đức Maria của người VN. Trước hết vắn tắt tìm hiểu nguồn gốc lòng mộ mến và đưa ra một vài nét lớn. Tiếp đó là những thông tin về một vài cuộc hiện ra quan trọng của Đức Mẹ, và cả những linh địa của lòng mộ mến. Sau cùng, một vài đề nghị để thiết lập một học thuyết về Đức Mẹ VN.

LÒNG MỘ MẾN ĐỨC MARIA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH

Lòng mộ mến Đức Maria vào Việt Nam đầu tiên do các thừa sai vào đầu thế kỷ 17. Những đặc tính và thực hành thường thấy trong các xứ truyền giáo. Đó là Kitôgiáo Iberian cuối thời Trung cổ. Phần đông các thừa sai đến VN vào đầu thế kỷ 17 là các cha dòng Tên Bồ Đào Nha, với một vài người Ý, Nhật và Pháp (trong số đó có một nhân vật sáng giá nhất trong lịch sử truyền gíao ở VN. Đó là cha Alexandre de Rodhes, một công dân của Avignon, thuộc Giáo hoàng). Lý do cho sự hiện diện áp đảo của người Bồ là vì thời ấy Việt Nam, như là một thành phần của Trung Quốc và Macao, dọc theo Ấn Độ, Malacca, và Nhật Bản thuộc quyền bảo trợ của Bồ (padroado). Những thừa sai Bồ, ngay cả Tây Ban Nha, đã đem theo với họ nhãn hiệu Công Giáo Iberian riêng cuả họ tới bất cứ nơi đâu họ đến truyền giảng Tin Mừng, ở Nam Mỹ hay Á châu.

Xét chung phải nhận rằng Công giáo Iberian được phổ biến mà nay được gọi là tôn giáo bình dân, trong đó lòng sùng kính Đức Mẹ chiếm một chỗ quan trọng. Hơn nữa, Kitôgiáo Iberian là Công giáo bình dân, có nghĩa là hình thức đức tin được thể hiện và thực hành bởi các người bình dân, chứ không bởi thành phần ưu tú trí thức và giáo phẩm, và thích những phương tiện truyền giảng bằng mắt, bằng môi miệng và hát kịch. Với cái nhìn về chỗ đứng của lòng sùng mộ Đức Maria trong Công giáo bình dân này, Richard Kieckhefer viết : “Hài cốt, đền đài và những cuộc hành hương, những ngày lễ, thánh ca, câu chuyện, vở kịch, hội hoạ, tượng ảnh, quan thày cho các nhà thờ, tu viện, những bài giảng, những cuộc tĩnh tâm, những thị kiến, thần học – trong tất cả lãnh vực này Đức Maria không chỉ hiện diện, nhưng còn thiết yếu quan trọng”.

Thêm vào nền tảng Iberian đầu tiên này của tinh thần Kitô giáo là hương vị Pháp quốc. Khi cha Alexandre de Rhodes được gửi trở lại Rôma năm 1645 để yêu cầu sự giúp đỡ nhân lực và vật lực cho công cuộc truyền giáo của hội đòng ở Trung Quốc, ngài mang một tư tưởng táo bạo là thiết lập hàng giáo phẩm ở VN, với các Đức Giám mục được chỉ định như là “Đại diện tông toà” (Vicars apostolic), có trách nhiệm trực tiếp với Bộ Truyền giáo, là một cách tránh chế độ bảo trợ của Bồ. Kế hoạch của cha được Bộ vui mừng chấp nhận. Bộ được thiết lập năm 1622 để lo việc truyền giáo độc lập khỏi chế độ bảo hộ. Cha được trao phó cho việc tìm kiếm ứng cử viên giám mục. Năm 1652 cha de Rhodes rời Rôma đi Paris. Tại đây cha tìm được 3 ứng viên giám mục. Cuối cùng xảy đến, năm 1659, dầu nhà vua Bồ phản đối kịch liệt, Francois Pallu (1626-1684) và Pierre Lambert de la Motte (1624-1679) cũng được chỉ định là Đại diện tông toà “trong những phần tín hữu” cho Tonkin (Bắc kỳ) và Cochinchina (Trung Kỳ). Ước muốn công việc truyền giáo được giao cho hàng giáo sĩ triều, không để bị hạn chế trong hàng gíao sĩ dòng, hai giám mục thiết lập một hội chuyên lo việc truyền giáo, đặc biệt cho Á châu, được gọi là Hội Thừa Sai Ngoại Quốc Paris (MEP: Société des Missions Etrangères de Paris). Mặc dầu Đức cha Pallu không thể tới VN, người bạn của ngài là de La Motte và một số lớn thừa sai MEP làm việc ở VN từ thế kỷ 17 đến 1975. Các ngài để lại dấu ấn không thể phai mờ trên đặc tính Công giáo VN, và trên lòng sùng mộ Đức Maria.

Ảnh hưởng thứ ba trên lòng sùng mộ Đức Maria của người VN là sự trở lại của Dòng ăn mày và các dòng mới, cả nam lẫn nữ, tất cả đem theo mình những hình thức sùng mộ Đức Maria. Các cha Đaminh từ tỉnh dòng Rất Thánh Mân Côi ở Philíppin. Lòng tôn sùng Đức Maria của các ngài đặc biệt qua việc lần chuỗi Mân Côi. Các ngài trở lại Miền Bắc năm 1676 và vài giáo phận dưới sự cai quản của các ngài. Từ Philíppin, các cha dòng Phan Sinh cũng trở lại, đặc biệt là ở Miền Trung năm 1719. Trong các dòng mới đến, có hai dòng nam đáng được quan tâm, vì ảnh hưởng mạnh mẽ trên lòng sùng mộ Đức Maria của người VN. Dòng Chúa Cứu Thế đến từ Canada năm 1925 và, qua những thành công đáng kể trong việc giảng giải những tuần đại phúc và những tuần cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã phổ biến lòng tôn sùng Mẹ với tước hiệu này. Các tu sĩ Don Bosco đến Hà Nội năm 1952, qua việc giáo dục giới trẻ, đã làm tăng triển lòng sùng mộ Đức Maria với tước hiệu Phù Hộ Các Giáo Hữu. Trong số các dòng nữ đặc biệt sùng kính Đức Mẹ có dòng Autinh (cũng gọi là Couvent des Oiseaux), Các Nữ Tử Bác Ái, Thừa Sai Phan Sinh của Đức Maria, và đặc biệt là dòng bản xứ, dòng Mến Thánh Giá được Đức cha Lambert de la Motte thành lập năm 1669.

Sau cùng, một dòng cũng bản xứ, dòng Đồng Công. Tên dòng đủ nói lên tinh thần và học thuyết về Mẹ. Dòng được thiết lập bởi một người VN, cha Trần Đình Thủ, vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày 4-4-1951, để tôn vinh Đức Maria là người cộng tác với Chúa Kitô trong công trình cứu độ, bằng sự đau khổ của Mẹ. Dòng đã được Rôma chấp nhận vào ngày 15-12-1952. Sau khi Miền Nam sụp đổ năm 1975, 170 linh mục và tu sĩ đã rời bỏ VN, và định cư ỡ Carthage, Missouri, Hoa Kỳ. Cứ vào tháng 8 hằng năm, lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cộng đoàn tổ chức những ngày cầu nguyện tôn vinh Mẹ Maria tại nhà dòng với khỏang 50 ngàn người VN tham dự.

Qua phác hoạ vắn tắt này, rõ ràng lòng tôn sùng Đức Maria của tín hữu VN đã có một lịch sử lâu dài và có những nền tảng khác nhau, bắt nguồn từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Trước khi mô tả những nét chính, thật hữu ích khi xem xét một vài chi tiết học thuyết Đức Mẹ hồi cuối thời Trung Cổ được giới thiệu cho người Công giáo VN do một trong những thừa sai dòng Tên quan trọng ở VN, cha Alexandre de Rhodes. Một trong những thành công lớn của các thừa sai dòng Tên tiên khởi ở VN là dùng mẫu tự Latinh và dấu để diễn tả ngôn ngữ VN, thêm vào việc dùng chữ nho và chữ nôm. Kiểu viết Rôma hoá này (Chữ quốc ngữ) nay được dùng làm lối viết cho cả nước. Người hoàn thiện và phát triển lối viết mới này là cha Alexandre de Rhodes, và cuốn sách đầu tiên được in là Phép Gỉang Tám Ngày và Tự điển Việt-Bồ- La năm 1651 tại Rôma.

Chính trong tập giáo lý của cha de Rhodes, chúng ta có một bài giáo lý đầu tiên về Đức Mẹ tại VN .Tác giả không trình bày Đức Mẹ như một mục riêng, song xen kẽ bài trình bày của cha về Mẹ Thiên Chúa vào câu chuyện kể cuộc đời của Chúa Giêsu, bắt đầu từ việc nhập thể. Không thể ghi lại đây những dòng chữ cha viết về Đức Mẹ, vì quá dài. Cũng đủ để nói rằng cha de Rhodes bàn về tất cả các tín điều về Đức Mẹ : Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và cả việc vô nhiễm nguyên tội (chưa có lên trời). Tước hiệu đầy đủ cha de Rhodes cho Đức Mẹ bằng tiếng VN, tóm lại tất cả học thuyết về Đức Mẹ, là “Rat thanh dong than Duc Chua Ba Maria la Me Chua Troi” (The Very Holy Virgin, the Noble Sovereign Mary, the Mother of the Noble Lord of Heaven).

Cha de Rhodes không hài lòng với việc trình bày về Đức Mẹ chỉ trên lý thuyết cho tân tòng. Ngài còn truyền cho các giáo lý viên dạy về Mẹ kèm theo thực hành yêu mến Mẹ :

Ở điểm này, chúng ta phải bày tỏ hình ảnh đẹp đẽ của Đức Maria đồng trinh mang Đức Giêsu, con của mình, Chúa chúng ta, để dân chúng khiêm cung thờ Chúa bằng cách sấp mình xuống đất. Thứ nhất là sự tôn thờ ba lần nhắc đến Ba Ngôi trong cùng một bản tính, như vậy tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng việc tôn kính bên ngoài này. Đầu gối quì xuống đất một lần để tuyên xưng một Thiên Chúa. Đầu cúi xuống đất ba lần để tôn kính Ba Ngôi Thiên Chúa, xin mỗi Ngôi tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Đầu cúi xuống một làn nữa để tôn kính và thờ lạy Chúa Giêsu Kitô, con người và đấng trung gian, khiêm cung xin Người làm cho chúng ta xứng đáng lãnh nhận hoa quả của việc cứu chuộc và xin tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi.

Cuối cùng, tôn kính Đức Maria đồng trinh bằng cách cúi đầu xuống đất một lần nữa, mặc dầu chúng ta biết rằng Đức Nữ Đồng Trinh không phải là Thiên Chúa, nhưng vì Người là Mẹ Thiên Chúa, đầy quyền năng trên Con của Mẹ, chúng ta hy vọng được sự tha thứ tội lỗi chúng ta nhờ sự bầu cử thánh thiện của Mẹ.

Một vài điều thú vị ghi lại đây. Thứ nhất văn bản giả thiết lúc ấy ở VN đã có ảnh Đức Mẹ (có lẽ mua ở Âu châu) và de Rhodes thích ảnh Đức Mẹ bồng con, bày tỏ sự bất khả phân ly giữa Kitô học và Maria học trong thần học của cha (cũng đã rõ theo cách trình bày Đức Mẹ trong cuộc đời của Chúa Giêsu). Thứ hai trong cố gắng hội nhập văn hoá của cha Matteo Ricci, cha de Rhodes cũng quan tâm đến việc hội nhập bằng cách dùng cử chỉ bái chào của người châu Á để diễn tả những tình cảm thờ phượng và tôn kính. Thứ ba để diễn tả cử chỉ tôn kính , cha de Rhodes cẩn thận phân biệt giữa sự tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi và với Đức Maria, mặc dầu cũng dùng một cử điệu cho cả hai. Thứ tư một trong những lý do tôn kính Đức Mẹ là do sự hiệu lực (“quyền năng”), có ảnh hưởng đối với Con của Mẹ khi Mẹ cầu bầu. Sau cùng trong việc tôn kính này cái mà chúng ta tìm kiếm không phải là những lợi ích vật chất, song là tinh thần (“tha thứ tội lỗi chúng ta”).

Tóm lại giáo lý của cha de Rhodes cũng bàn về sự hiện diện của Đức Mẹ trong cuộc thương khó, chết và phục sinh, hiện ra, và lên trời của Chúa Giêsu, và Thánh Thần. Trong “Phép Giảng Tám Ngày”, những nội dung cơ bản về học thuyết Đức Mẹ mà cha trình bày cho giáo dân VN đã hàng 3 thế kỷ qua, mãi cho đến CĐ.Vatican mới làm thêm phong phú với những cái nhìn mới.

Xét về sự đóng góp của Hội MEP vào lòng sùng kính Đức Maria ở VN, thì các nhà sáng lập có lòng mến Mẹ sâu xa. Đức cha Francois Pallu, trước khi làm Giám mục, là một thành viên tích cực của Hội “Những Người Bạn Tốt Của Đức Maria”, do cha Jean Bagot, dòng Tên, thành lập, với mục đích phổ biến lòng tôn sùng Đức Mẹ. Sau này, năm 1668, khi làm giám mục, Đức cha đã tỏ ra lòng yêu mến Đức Mẹ cách sâu xa khi can đảm bênh vực cuốn sách Le saint esclavage de l’Amirable Mère de Dieu (tính nô lệ của Mẹ Thiên Chúa đáng mến) do một người bạn, cha Henri-Marie Bourdon viết. Cuốn sách bị Rôma cấm, vì đi theo con đường của thánh Grignion de Montford. Hơn nữa cả Đức cha Pallu và Lambert de la Motte chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Đức Hồng y Pierre de Bérulle, người khuyến khích việc dâng mình làm nô lệ Đức Mẹ, và chịu ảnh hưởng của thánh Jean Eudes với tinh thần Đức Maria sâu đậm.

Kết quả, trong các thành viên hội MEP có một truyền thống yêu kính Đức Maria cách sâu xa. Truyền thống này được truyền sang cho giáo dân VN. Vì thế, chẳng lấy làm lạ, trong lịch sử GHVN, lần đầu tiên Đức cha Paul Puginier, một thành viên hội MEP, đã dâng giáo phận Hà Nội và việc mục vụ cho Đức Mẹ vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình , ngày 21-11-1868, trong nhà thờ. Việc dâng Giáo phận cho Đức Mẹ sau này các Đức Giám mục VN cũng làm. Cuộc dâng mình long trọng nhất trong Hội Nghị Thánh Mẫu Toàn Quốc đầu tiên năm 1959, khi VN được dâng cho Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm. Việc dâng hiến này được lặp lại một năm sau khi Đức Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo Phẩm VN.

Cuối cùng, những hình thức khác tôn kính Đức Mẹ được củng cố và đưa vào VN do các dòng ăn mày và các dòng khác. Nhắc lại việc lần chuỗi Mân Côi, một hình thức đặc biệt của dòng Đaminh, việc tôn kính Mẹ Hằng Cứu Giúp của dòng Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu của dòng Don Bosco.

Thế kỷ 19 và 20 có thể gọi là thế kỷ của Đức Mẹ đối với GH Công giáo. Và GHVN cũng thế. Trong hai thế kỷ này, nhiều hội dòng vào VN giới thiệu nhiều cách sùng kính Đức Maria. Trong số nhiều tên gọi mới, “Đức Mẹ của…” La Salette, Lourdes, Fatima rất được phổ thông vì những lý do hiển nhiên. Những thực hành tôn kính Đức Mẹ trong tháng năm với dâng hoa, vũ, hát, và trong tháng 10 là lần chuỗi được rộng rãi áp dụng. Việc đeo ảnh, áo và chuỗi cũng rất phổ biến, cũng như hành hương đến các Đền thánh Đức Mẹ (chẳng hạn Bãi Dâu, Gia Viên, Bình Triệu) và tham gia các cuộc rước kiệu. Những hội đoàn Đức Mẹ như Legio Mariae (Đạo Binh của Đức Mẹ) và Đạo Binh Xanh cũng được thành lập và rất tích cực hoạt động. Tràn lan sách vở về Đức Mẹ được sáng tác hay dịch tại VN. Tất cả những gì thuộc về Đức Mẹ từ Pháp, Canada, Bồ đều được nhập vào VN. Lòng sùng kính Đức Mẹ ảnh hưởng đến văn chương Công giáo, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và tem thơ.

Trước khi bàn về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, thật hữu ích khi tóm tắt những đặc tính của lòng sùng kính Đức Maria của CGVN. Trước hết, là truyền thống, có nghĩa là bắt nguồn từ các giáo huấn về Đức Mẹ của GH. Những giải thích của cha de Rhodes về các tín điều Mẹ Maria, đặc biệt về chức Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, vô nhiễm nguyên tội (và hồn xác lên trời sau năm 1950) cung cấp một nền tảng vững chắc cho lòng tôn kính Đức Maria. Thứ hai, cũng là truyền thống, có nghĩa là chịu ảnh hưởng các hình thức tôn kính của Tây phương, không tất cả thì cũng phần nhiều. Những hình thức tôn kính này du nhập vào VN do các đợt khác nhau của các thừa sai, bắt đầu là các cha dòng Tên Bồ Đào Nha, tiếp theo là các cha Đaminh và Phanxicô Tây Ban Nha, rồi đến các thừa sai MEP Pháp, các cha dòng Cứu Thế Canada, các cha Salêdieng của Don Bosco Ý, và các dòng nam nữ khác. Thứ ba, lòng sùng kính Đức Maria rất phổ thông, có nghĩa là được dân chúng đón nhận và thực hành, vì cho rằng Đức maria là cây cầu đưa đến Thiên Chúa. Thứ tư, mặc dầu phổ thông (được dân chúng thực hành), song cũng được hàng Giáo phẩm khuyến khích, đặc biệt là những cuộc dâng nước VN cho Đức Maria. Thứ năm, mặc dầu từ ngoài nhập vào, lòng tôn sùng Đức Maria đã đâm rễ sâu vào mảnh đất VN, bằng chứng là các hội dòng Đức Mẹ được hàng giáo sĩ bản quốc thành lập, chẳng hạn như dòng Đồng Công.

MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH <a href=MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH Images29" />

NHỮNG CUỘC HIỆN RA CỦA ĐỨC MẸ VÀ CÁC LINH ĐỊA

Như nhiều nước khác, VN cũng xác nhận có những cuộc hiện ra của Đức Maria. Cho đến nay có hai nơi được nói là Đức Mẹ hiện ra : La Vang và Trà Kiệu. La Vang thì danh tiếng hơn. Sánh với những cuộc hiện ra ở bên tây, như Lộ Đức và Fatima, không có tài liệu lịch sử cho hai cuộc hiện ra này, nhưng chỉ do truyền khẩu. Hơn nữa, Đức Maria không hiện ra cho các cá nhân (như Bernadette Soubirous hay Lucia, Francesco, va Jacinta), nhưng hiện ra cho một đám đông vô danh. Cũng không có sứ điệp nào được Đức Mẹ trao ban (như Vô Nhiễm) hay một thực hành nào được ra lệnh (cải thiện đời sống, lần chuỗi, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm). Cả hai cuộc hiện ra không có bằng chứng, có một điểm chung là : Đức Mẹ được nói đã hiện ra trong các thời điểm bách hại người  Công giáo và hứa che chở họ.

Đức Mẹ La Vang

Những năm 1798-1800, dưới thời vua Cảnh Thịnh (1792-1802) là những năm khó khăn cho người Công giáo. Vua nghi ngờ rằng kẻ đối thủ, Nguyễn Ánh, được sự giúp đỡ của Đức Giám mục Pháp Pigneau de Béhaine (1741-1799), người đã tuyển mộ binh lính Pháp và vũ khí giúp đỡ Nguyễn Ánh tái lập lại ngai vàng. Sợ rằng người Công giáo thông đồng với những kẻ thù của mình, nên vua ra lệnh giết như một giải pháp để đề phòng. La Vang là một làng Công giáo nhỏ, khoảng chừng 150 người, cách cố đô Huế 80 dặm về phía bắc, trong tỉnh Quảng Trị. Có hai bằng chứng : một Công giáo và một Phật giáo, về lý do ngôi làng đã trở thành linh địa của Đức Maria.

Theo văn bản Công giáo, thời bắt đạo của vua cảnh Thịnh, vài người Công giáo từ các xứ lân cận, chạy tới La Vang. Tại đó, mặc dầu chịu đựng những đau khổ cay nghiệt, chiều chiều họ cũng tụ tập nhau lại dưới cây đa để lần chuỗi. Một buổi chiều kia, theo như truyền lại, một Bà rất đẹp đã hiện ra với họ, mặc áo trắng, ánh sáng bao phủ chung quanh, tay bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, có hai đứa bé tay cầm đuốc., đứng hai bên. Bà đi đi lại lại nhiều lần trước mặt các giáo hữu. Rồi Bà dừng lại dịu dàng nói với các giáo hữu : “Hỡi các con, những gì các con xin, Ta cho các con, và từ nay, bất cứ ai đến đây cầu nguyện xin Ta, Ta sẽ nghe”. Rồi Bà biến đi.

Bản văn của người Phật giáo gọi là “Chùa của Ba Làng”. Có ba làng ở gần La Vang có tên là Cổ Thành, Thạch Hãn, Ba Tru. Những Phật tử đã nghe rằng một Bà gọi là Thiên Mụ (Bà ở trên trời) đã hiện ra ở La Vang dưới bóng cây đa (được coi là cây thần), và rằng những ai đến cầu ở đó được chữa khỏi bệnh lạ lùng. Trong thời bắt đạo dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) những người Phật giáo chiếm lấy nơi này và xây một cái chùa để kính Đức Phật. Đêm khánh thành chùa, các bô lão của Ba Làng đã có một giấc mơ là Đức Phật đã hiện ra với họ và nói hãy dời tượng Phật khỏi La Vang, vì Đức Phật nói có một Bà quyền năng hơn Đức Phật chiếm hũu nơi này. Ngày hôm sau tới chùa, họ thấy tượng Đức Phật và các đồ trang trí đã di chuyển ra ngoài và họ thỉnh về. Tối hôm đó, họ lại có một giấc mơ và nhận một sứ điệp như giấc mơ lần trước. Các Phật tử đã hiến ngôi chùa cho những người Công giáo. Giáo dân đã biến ngôi chùa thành một nhà nguyện đầu tiên của Đức Mẹ La Vang.

Sự chắc chắn về lịch sử của hai văn kiện trên thì không thể xác quyết. Hàng giáo phẩm VN cũng không chính thức tuyên bố về tính lịch sử của cuộc hiện ra tại La Vang của Mẹ. Tuy nhiên, không thể nghi ngờ rằng người Công giáo VN nhận nơi này là linh địa. Năm 1901 một nhà nguyện nhỏ được dựng nên nơi đây và được làm phép bởi Đức Giám mục Louis Casper, giáo phận Huế, trong một cuộc rước kiệu long trọng. Kiệu rước tượng Đức Bà Chiến Thắng của Pháp không hợp lý lắm. Từ đó cứ ba năm một lần người ta hành hương về La Vang, trừ khi thời chiến. Năm 1924 một đền thờ to lớn được xây thay thế cho nhà nguyện quá nhỏ bé không đủ dung nạp. Năm 1959 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường, và trở nên trung tâm hành hương toàn quốc. Dưới thời Công sản hiện nay, những cuộc hành hương tới La Vang bị hạn chế. Tuy nhiên, năm 1998, kỷ niệm 200 năm Đức mẹ hiện ra ở La Vang, một con số lớn của Công giáo từ Bắc tới Nam đến dự. Đức Hồng y Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội chủ sự như là đặc phái viên của Đức Gioan-Phaolô II.

Đức Mẹ Trà Kiệu

Năm 1885 Giáo hội Công giáo VN phải chịu một làn sóng bắt đạo khác. Sau khi vua Tự Đức qua đời (1883) một phong trào ủng hộ nhà vua gọi là Cần Vương (Bảo vệ Nhà Vua) được khởi xướng do nhà vua trẻ Hàm Nghi lên ngôi năm 1884, để chống lại quyền cai trị của người Pháp. Phong trào chủ chốt gồm các viên chức trong triều đình chia sẻ chương trình giải phóng của vua Hàm Nghi và chấm dứt khi vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888 và bị đi lưu đày sang Algeri.

Một phong trào khác, gọi là Văn Thân. Nhiều người tham gia trong PT Cần Vương đã khơi dậy mặt trận “Bình Tây Sát Tả”, nghĩa là “Đánh Pháp Giết Tà Đạo”. Trà Kiệu, một làng nhỏ gồm 900 dân, tỉnh Quảng Nam, phía nam Huế, có một giáo xứ nhỏ bé.

Theo bản tường trình của cha Geffroy, ngày 1-9-1885, giáo xứ với cha sớ Bruyère bị quân Văn Thân bao vây. Tuy nhiên chúng không thể tấn công được mãi cho đến ngày hôm sau. Người Công giáo thất vọng, một chọi ba, và với vài vũ khí thô sơ. Cha Bruyère thúc giục họ phó thác nơi Đức Maria. Các ngài đặt tượng Đức Maria trên bàn, có hai cây nến hai bên. Trong khi các phụ nữ trẻ ra chiến trường; người già đàn ông đàn bà và trẻ con lần chuỗi. Quân Văn Thân bị cầm chân vài ngày. Tức giận, quân Văn Thân quyết định kéo canông đến và bắn vào nhà thờ. Tuy nhiên mọi khẩu canông đều bắn sai mục tiêu. Sau này, một vị quan đã thú nhận rằng họ trông thấy một Bà Đẹp, mặc áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ, và họ dùng canông bắn Bà, nhưng đạn đều đi trệch. Quân lính nói rằng Bà đứng trên nóc nhà thờ trong vòng hai ngày. Chúng cố gắng bắn Bà, nhưng không thể bắn trúng.

Ngày 21-9, quân Văn Thân quyết định thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng. Về phần mình, người Công giáo quyết định răng cách bảo vệ tốt nhất là tấn công, mặc dầu đó là một sự liều lĩnh nguy hiểm, vì thiếu súng và thiếu người. Giáo dân xung phong và tấn công quân Văn Thân đang chiếm cứ hai ngọn đồi nhìn xuống làng. Quân Văn Thân cố gắng dùng voi để đánh người Công giáo, nhưng voi không chịu tiến. Những người cỡi voi cắt nghĩa rằng voi đã sợ hàng ngàn trẻ em mặc áo trắng áo đỏ từ các cây tre đi xuống cùng sánh bước với những người Công giáo tiến về phía các con voi. Rồi một người Công giáo bắn và giết được một quan văn phụ trách quân Văn Thân. Điều đó khiến chúng bỏ chạy tán loạn. Người Công giáo cho việc chiến thắng này là nhờ sự che chở của Đức Mẹ.

Cũng như ở La Vang, không có cách nào bảo đảm là quân Văn Thân đã thấy Đức Mẹ mặc áo trắng đứng trên nóc nhà thờ để che chở nhà thờ hay đoàn trẻ em mặc áo trắng đỏ từ những cây tre đi xuống nhập vào đòan người Công giáo. Tuy nhiên, những người Công giáo Việt Nam không chút lưỡng lự cho việc chiến thắng quân địch là do sự can thiệp nhiệm mầu của Đức Maria, nhất là quân địch có số quân và vũ khí áp đảo. Năm 1898 một nhà nguyện được xây dựng tại Trà Kiệu dâng cho Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, và năm 1959 và 1971 những cuộc hành hương được tổ chức có nhiều người tham dự.

ĐỨC MARIA, MẸ HAY THƯƠNG XÓT:
TIẾN ĐẾN MỘT THÁNH MẪU HỌC VIỆT NAM


Cũng như bất cứ luận án thần học nào, khoa Thánh Mẫu cũng trải qua một sự thiết lập rộng lớn như là một kết qủa Đại kết của công đồng Vatican. Những câu hỏi về những tiếp cận cơ bản được đặt ra (chẳng hạn, về Kitô học, minh giáo và giáo hội học). Một vài giáo thuyết về Đức Mẹ là mục tiêu để xét lại (chẳng hạn về sự đồng trinh của Đức Mẹ). Thần học nữ giới có một tác động sâu xa trong việc nhìn lại Đức Mẹ. Cuộc đối thọai đại kết cũng có những đóng góp. Sự phát triển hiện nay về thần học Ba Ngôi cũng đưa Đức Mẹ liên kết sâu xa với Ba Ngôi. Thêm vào đó, chỗ đứng của những việc sùng kính Đức Mẹ cũng được nhìn lại trong ánh sáng rất là tích cực.

Bị cắt đứt khỏi thế giới thần học đối với Miền Bắc từ năm 1954 và đối với Miền Nam từ năm 1975, Việt Nam không thể theo kịp trào lưu hiện đại của khoa Thánh Mẫu. Mặc dầu có sự cải cách của công đồng Vatican II, Công giáo Việt Nam, đặc biệt là Miền Bắc, vẫn bất động trước những thay đổi và phát triển. Điều đó không phải là ít chịu ảnh hưởng của tình trạng kinh tế và chính trị của Đất Nước. Đặc biệt, đối với khoa Thánh Mẫu, thần học về Đức Mẹ của Việt Nam vẫn còn đứng trong “Thánh Mẫu học Đặc ân” (Mariology of privileges), như thấy rõ trong những chiều hướng thần học của dòng bản quốc Đồng Công.

Tuy nhiên, lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng đóng góp những nguồn mạch rất hữu ích trong việc xây dựng khoa Thánh Mẫu vừa mang lại ý nghĩa cho dân Việt và vừa phù hợp với truyền thống Kinh Thánh và thần học về Đức Mẹ trong trào lưu học hỏi hiện nay. Ở đây tôi chỉ có thể vẽ nên, nêu lên một chân dung thần học về Đức Maria phù hợp với những chiều hướng nào đó của văn hóa VN.

Bách hại

Qua những lời kể ở trên, những cuộc hiện ra chưa có bằng chứng của Đức Mẹ ở cả hai La Vang và Trà Kiệu đều xảy trong thời bắt đạo, rất khác với những cuộc hiện ra khác của Đức Mẹ, như ở Lộ Đức và Fatima. Đức Mẹ hiện ra ở La Vang và Trà Kiệu là Đức Mẹ bảo vệ, đầy lòng yêu thương và thương xót đối với những đứa con đau khổ. Mẹ không có sứ điệp chứa đựng sự đe dọa giáng phạt của Thiên Chúa, nếu như người Công giáo VN không ăn năn sám hối, hay là đòi hỏi làm một việc gì đó để được các ơn lành. Trái lại, xuất phát từ lòng thương xót, Mẹ giải thoát họ và hứa nghe họ đến kêu xin. Nói cách khác, Mẹ là hình ảnh thuần thúy thương xót và từ tâm. Mẹ cùng chịu đau khổ và che chở đòan con VN chỉ vì chúng đau khổ.

Có lẽ hình ảnh Đức Maria này là biểu hiệu của lòng Chúa thương xót đã có hấp lực lôi kéo người Việt, người Việt Kitô cũng như không, đến với Đức Mẹ. Đức Phật thường được trình bày là một có lòng từ bi bao la đối với nhân lọai đau khổ, và chính vì lòng từ bi đó mà Đức Phật đã dạy con đường bát chánh đạo dẫn con người thóat khỏi đau khổ và đến miền cực lạc. Ba trong bốn thái độ hay nhân đức mà Đức Phật nhấn mạnh như là điều cần thiết để thành Phật hay đến miền cực lạc là lòng thương xót hay đức từ bi : mettà, đôi khi được dịch là tình bằng hữu, nghĩa là không ích kỷ, phổ quát, lòng yêu đại đồng; medità là niềm vui hòa hợp trong thành công hay giúp đỡ người khác; karunà là lòng thương xót các chúng sinh đang đau khổ, không chút nào có ý nghĩ ở trên họ. Karuna này không phải là cảm xúc, hay chỉ là thương hại, mà là lòng thương dẫn tới một hành động tích cực nhân danh bạn bè đau khổ. Ở VN nơi đâu mà mahàynà của Phật giáo lan tràn thì đức karunà được nhấn mạnh, tương đương với đức khôn ngoan (wisdom-prijnà). Chính trong truyền thống này mà chúng ta có hình ảnh Avalokitesvara, một bodhisatta xuất phát từ lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh đau khổ, mà trì hõan tự do cá nhân mình khỏi đau khổ cho đến khi tất cả chúng sinh thóat khỏi khổ đau. Đây không phải là chỗ để bàn luận nguồn gốc lịch sử và những biểu hiện khác của hình ảnh rất phổ thông này của Phật giáo ở An Độ, Trung Hoa, Nhật Bản và Đại Hàn. Thêm vào đó ở VN cũng như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn có một hình ảnh nữ là Kwan-Yin, được phật tử mà cả không phật tử rất yêu mến. Bà được coi như là mẹ, chị, bạn và nữ hòang, luôn luôn lắng nghe tiếng kêu cầu giúp đỡ (Từ Kwan-Yin nghĩa là “lắng nghe tiếng động” (regarder of sounds), nghĩa là tiếng của đau khổ. Bà là người đầu tiên chúng sinh khi gặp đau khổ chạy đến và tìm đến thờ lạy để cám ơn vì những ơn lành đã nhận được. Tượng ảnh của bà được trưng bày trong các chùa Phật cũng như trong các Đền Lão Tử. Ở VN, bà được tượng trưng cho người phụ nữ ôm đứa con và chân phải đạp con cóc.

Với nguồn tài liệu văn hóa và tôn giáo này, người ta chẳng lạ khi thấy người Công giáo VN sẵn sàng nhìn Đức Maria có lòng thương xót và sẵn sàng đến trợ giúp họ. Đối với họ, yêu mến Đức Maria như là Mẹ của lòng thương xót là một biểu lộ tự nhiên của lòng yêu mến đối với Quân Am Thị Kính. Thật thú vị khi Đức Giáo hòang GP.II trong thông điệp “Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Mesicordia) đã diễn tả Đức Maria là “Mẹ của lòng Chúa thương xót”. Mẹ đã có sự hiểu biết sâu xa về lòng Chúa thương xót. Mẹ biết gía trị cao cả. Trong ý nghĩa này, chúng ta gọi Mẹ là Mẹ của lòng thương xót (số 9).

Hơn nữa, Khoa Thánh Mẫu học còn phản ảnh rõ những quan tâm của thần học phụ nữ đã nhìn nơi Đức Maria là một phụ nữ Do Thái đã làm cho Thiên Chúa chấp nhận “phận nữ tỳ hèn mọn” và kinh Magnificat của Mẹ là Hiến Chương (Magna Charta) cho việc giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, đặc biệt chủ nghĩa cha chú và trọng nam khinh nữ. Đức Giáo hòang GP.II đã minh xác trong thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế. Thông điệp nhìn kinh Magnificat của Đức Maria là một sự diễn tả lòng yêu thương của Mẹ đối với người nghèo (số 37).

Quyền năng

Đặc điểm thứ hai của Thánh Mẫu học VN là vấn đề quyền năng. Từ câu chuyện hai cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại VN thì rõ ràng sự can thiệp do lòng thương xót của Mẹ là quyền năng và hiệu qủa. Người Công giáo VN bị bao vây được giải thóat khỏi kẻ bách hại. Đức Maria tỏ ra là người mẹ xót thương và không yếu ớt. Như đã nói ở trên lòng thương xót không chỉ là một cảm xúc hay một tình cảm thương hại. Lòng thương xót còn đưa đến hành động. Lòng thương xót mà không có quyền năng hành động nhân danh sự đau khổ thì chỉ là trống rỗng và vô nghĩa. Trái lại, quyền năng mà không có lòng thương xót, tức là “lòng thương có chiều sâu mà Tân Ước gọi là agape” (Giầu Lòng Thương Xót số 6) thì quyền năng sẽ đi tới độc tài.

Hình ảnh người phụ nữ quyền năng này được dân chúng VN nhắc nhớ đến nhiều trong lịch sử cũng như trong văn chương. Điều này cắt nghĩa lý do lòng tôn sùng Đức Mẹ được phổ biến rộng nơi người VN. Nền luân lý Khổng Mạnh do người Trung Hoa đặt để nơi người VN cả hàng ngàn năm là tính cha chú và trọng nam. Người phụ nữ trong xã hội Khổng giáo bị ràng buộc bởi Tam Tòng : khi là con phải tùng phục cha, khi lập gia đình phải tùng phục chồng, khi chồng chết phải tùng phục con trai trưởng. Tính nết của phụ nữ thì Tứ Đức : công, dung, ngôn, hạnh.

Tuy nhiên, đời sống hằng ngày và lịch sử VN trình bày một hình ảnh khác xa. Lịch sử VN đã ghi lại những nữ lãnh đạo về chính trị và quân sự. Trong số đó đáng tôn trọng và yêu mến là Hai Bà Trưng đã nổi dậy chống lại Trung Hoa năm 42 . Một nữ lãnh đạo nổi tiếng nữa là Bà Triệu chống lại Trung Hoa năm 248. Các sử gia chứng minh rằng xã hội khai sinh VN gọi là Lạc hay văn hóa Đông Sơn (từ tk.IX trứơc CN đến tk.I sau CN) người phụ nữ có một vai trò quan trọng. Theo luật pháp, sánh với Trung Hoa, phụ nữ VN tiến bộ hơn nhiều. Họ có nhiều quyền hành. Trong gia đình người đàn bà có quyền hơn chồng, được gọi là “nội tướng”. Phụ nữ cũng đóng góp vào văn chương.

Chẳng cần nói, mặc dầu bị ảnh hưởng của Khổng giáo, địa vị của phụ nữ trong xã hội VN là quan trọng trong văn chương và trong lịch sử. Vì thế Đức Maria là hình ảnh một phụ nữ đầy quyền năng. Khoa Thánh Mẫu làm nổi bật địa vị uy quyền của Mẹ Maria được gọi là Bà, kèm theo lòng thương xót.

MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH <a href=MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH Images30" />
________________________________
NNH Sk......

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lòng Thương xót Chúa trong Kinh Thánh.
» Thánh Lễ Cầu hồn cho Linh hồn Maria PhạmKimNgân
» Giới thiệu bài Thánh Ca: KINH HÒA BÌNH
» Thánh Lễ Kính Nhớ Mẹ Fatima tại Giáo xứ Bác Ái Saigon 13102015
» Thuyết tiến hóa và việc giải nghĩa Kinh Thánh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến