Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ Empty
Bài gửiTiêu đề: BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ   BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ EmptyThu Jun 18, 2015 10:01 pm

Niềm Tin luôn ở trong tâm hồn vẫn một Đức Tin

BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ

Đã từ lâu, chúng tôi viết rất nhiều về cho nhiều thi nhân và những thi nữ mà chúng tôi hằng quen biết… Nhưng hôm nay, sau cái ngày mà tất cả đều hướng về Hiệp Thông chung với lời cầu nguyện cùng Giáo phận Xuân Lộc để tưởng nhớ cho vị Cha Cố Giuse Lê Văn Ấn – Cựu Hiệu Trưởng Trường Trung học SaoMai Đanang, thì không hiểu sao từ một bức hình… có vẻ như đã làm lay động tâm hồn của chúng tôi…. Đó là bức hình Chúa Giêsu đang chịu vác cây Thánh Giá trên con đường khổ nạn Cứu Chuộc và đã tặng một bó hoa hồng cho một em bé bên vệ đường…. Không hiểu một bức hình chắc có lẽ cũng làm cho chúng tôi phải suy nghĩ nhiều về một điều răn YÊU THƯƠNG của Ngài đối với nhân loại nói chung…. Và mỗi khi nhìn vào bức hình này chúng tôi lại có RẤT NHIỀU suy nghĩ về cho một khía cạnh triết lý Thần học của tín ngưỡng Catholicque của chúng tôi như thế - Bức hình đã nhận được tất cả 21 lần like chỉ sau một giờ đồng hồ đăng tải…. Với riêng cá nhân tôi – chợt nhiên nhớ lại một lời Kinh Thánh – không rõ đoạn và chương nào và đại khái câu Kinh Thánh đó như thế này:

BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11537710" />
Hai Nguyen Ngoc:  NIỀM TIN và một tính triết lý sâu xa trong bức hình... "HÃY TIN CHA - VÌ CHA SẼ CỨU ĐỘ CHO TẤT CẢ CON CÁI CỦA TA - HÃY ĐÓN NHẬN VÀ LUÔN VỮNG TIN - ĐỪNG NGẦN NGẠI VÀ TOAN TÍNH...."
     
BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 10420710" />    BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11140210" />
Cô nữ sinh BuiMai của hơn 40 năm về trước và Thi nữ BuiMai của hôm nay

BuiMai – Thi nữ Bùi Thị Mai – cũng là một Cựu Học sinh trường SaoMai Đanang của mấy mươi năm về trước…  Một ngôi trường mà cho đến hôm nay đã sản sinh ra biết bao nhiêu người thi nhân của cái xứ Đà thân thương ấy… Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều là những thi phẩm của chị BuiMai ít khi nói đến tình yêu cuộc sống – nhưng đa phần là chị hầu như nói đến cho cái niềm tin của mình, hầu như chị luôn luôn tin tưởng vào một Đấng Tối Cao Quyền năng siêu phàm mà chị đã lấy đó làm tâm điểm của cuộc sống… Đó là một niềm tin trong Đức tin của người KiTô giáo – hầu như với Thượng Đế quyền năng ấy – với chị BuiMai cũng là tất cả, chúng tôi cũng đã đọc một vài thi phẩm của chị khi nói đến về lĩnh vực đức tin như thế, nếu những thi nhân Buddha có nghiêng về cái chân thiện mỹ của thơ ca với cuộc sống này trong những điều tín lý của Nhà Phật như an nhiên – ngộ nhận – để rồi tịnh tâm và hướng về cuộc sống và đạo hiếu làm người – thì ở đây chị BuiMai đã nghiêng về khía cạnh Tín lý của một nền tảng giáo lý KiTô giáo để rồi trong chị luôn luôn chứa đựng một niềm tin vô tận TIN vào Chúa KiTô và Đức Trinh Nữ Maria - để làm hành trang cuộc sống cho mình, là một con chiên ngoan đạo, là một thi nữ không phô bày nhiều trước bàn quang thiên hạ, chị BuiMai chỉ là những thi phẩm ngẫu hứng nho nhỏ, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy có rất nhiều sự ngưỡng mộ từ bạn bè và nhiều độc giả… một khi đã chiêm ngưỡng với những thi phẩm nho nhỏ ấy của chị…

BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11120510" />
  Thi nữ BuiMai

Khi nói đến BuiMai – chị thi nữ BuiMai – có lẽ chúng tôi nhận thấy được một niềm tin trong chị rất là cứng cỏi qua nền tảng Tín lý của một con người KiTô hữu như thế. Mà ở đây nhân được chiêm ngưỡng một thi phẩm mà chúng tôi cho là đặc biệt – hình như trong tâm tư của chị - cũng đang là một tội nhân và cũng đang xưng tội trước một Đấng Quyền Năng Tối Cao là Thiên Chúa như thế… nếu qua thi phẩm Chiều bên Quán Trọ mà chị đã thốt lên từ chính cõi tâm linh của mình – và nếu xét theo điều răn thứ năm trong 6 Điều Răn Hội Thánh (Thứ Năm xưng tội trong một năm ít là một lần) thì có lẽ chúng tôi nhận thấy chị cũng đang đi xưng tội với chính cõi lòng mình như vậy đấy…. Và tự nhận mình là “một con người trần gian tội lỗi” hình như chị luôn khẩn cầu trước Ngai Thánh để một lời – một tiếng cầu xin, Cũng giống như câu chuyện “Người thu thuế” khi bước vào Đền Thánh Jérhusalem để ăn năn thống hối thì chỉ đứng phía cuối Đền Thánh mà đưa tay “đấm ngực ăn năn’ Lỗi tại Tôi – Lỗi tại Tôi mọi đàng…. Thì hôm nay không phải con người thu thuế, không phải là một Luật sĩ – hay một Đạo sĩ – mà chính là “một con chiên bình thường trong đoàn chiên của Ngài đã tựa vào một quán trọ chiều hôm và tâm sự trút lỗi cùng với Ngài như thế - Con chiên BuiMai – người tội nhân BuiMai trong giây phút sám hối của cuộc đời này… bài thơ ca của chị - và có lẽ đây cũng là Lời mở đầu với Tòa Cáo giải trước Nhan Thánh Ngài chính ngay trong Tâm linh của mình….

Con ngồi đây bên quán vắng chiều hôm
Trời mờ tối bên bìa rừng tội lỗi
Con thấy sợ thấy bồi hồi bối rối
Quay ngựa về hay ruổi róng trường chinh
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(CHIỀU BÊN QUÁN TRỌ - BuiMai)

Phải nói rằng khi chị BuiMai đã là một tín hữu KiTô giáo, nhưng bên cạnh đó chị cũng đã thể hiện một niềm tin tuyệt đối vào Đức Giêsu KiTô biết là dường nào, nếu là một tín đồ Phật tử thì người ta sẽ tin vào lòng nhân hậu và từ bi của Đức Phật – còn chị BuiMai thì trong chị đã tin vào một niềm Phó thác tuyệt đối vào Đức KiTô như thế - một con chiên ngoan đạo, một công dân trong xã hội và cũng là một con người có tố chất thi ca trong chị, cho dù đến nay chị chưa cho ra đời một tuyển tập nào – nhưng những thi phẩm bé nhỏ của chị hầu như cũng chỉ là lảng đãng với những tâm tư – có khi cả với những lời kinh nguyện – chị cầu xin đủ thứ: bình an – gia đạo – bạn bè và nhất là lòng ước muốn hòa bình trong một cộng đồng… một tập thể bạn bè trong chị… Phải chăng vì Đức tin đã dạy cho con người của thi nữ BuiMai như thế - Đấng Tối Cao luôn là một thần tượng thực thể ở trong chị - từ cõi tâm linh đến sự suy nghĩ và hành động… và làm gì chị cũng đã phải thốt ra lời cầu xin – điều Tín lý Kitô giáo và nguồn Ơn Giáo lý Công giáo đã giúp chị có một Đức tin rất mãnh liệt trong đời sống và trong mọi công việc…

Hầu như với Thánh Nữ Monica – hiện thân của những bà mẹ trẻ đã giúp chị vững bước trên đường đời và có khi ngay trong cả những thi phẩm ngắn ngủi của chị ! Một lần trong một dịp đám tang tại giáo xứ Phương Lâm, chúng tôi thấy chị và nhiều người SM khác cũng đã phải nhỏ lệ thầm khi nhìn việc tiễn đưa của một quan tài về nơi chốn nghìn thu, có lẽ những giọt nước mắt muộn màng ấy – chắc cũng đủ nói lên trong chị và ai đó hôm ấy – một cái tình người cao cả luôn tin vào Đấng Toàn Năng như vậy… Chúng tôi thấy những giọt nước mắt khóc thầm trong chị như tiễn đưa cho một linh hồn xuống miền đất lạnh với những nỗi buồn mất mát cho một người bạn để rồi chị tất cũng phải biết – Ngày mai Trời có gọi – thì chị cũng sẵn sàng đáp lại: Dạ Con đây !!!

Hôm nay – nhân được chiêm ngắm Chiều Bên Quán Trọ của thi nữ BuiMai – chợt nhiên chúng tôi có cho mình với những cảm xúc thiên về cõi tâm linh khó tả hết được, bài thơ chất phát và hiền nhiệm – có lẽ từ cõi lòng của chị, ngoài việc đi xưng tội với Cha Xứ - hầu như với một phút giây nào đó – chị BuiMai còn quỳ xuống bên vệ đường cuộc đời để ngẫm suy với lòng một lời nguyện xin… cho dù vệ đường trần thế vẫn nhiều bụi bặm – lắm chông gai và ở giữa muôn vàn tội lỗi – nhưng với lòng thành Sám hối – người thi nữ vẫn còn những giây phút lặng thinh cho riêng mình để mà nhớ… Chiều Bên Quán Trọ - một thi phẩm ở giữa đời thường với một lời sám hối ăn năn – trong khi trên đường đời vẫn có chút nắng mùa hạ - có chút mưa của mùa mưa, và còn biết bao con người đi qua kẻ lại – còn cứ mãi bôn ba với cuộc sống – nhưng người thi nữ của chúng ta vẫn nhớ về cho một cõi tâm linh như thế - thật đáng quý và cao trọng lắm thay… Bởi vì mọi sự trong cuộc sống – đều là của Trời Đất – của Thượng Đế - và vũ trụ này không những có một BuiMai mà thôi mà còn nhiều và rất nhiều BuiMai khác nữa… cũng Cậy Trông về Đấng Toàn Năng như vậy !!! Niềm tin vào Thiên Chúa – vào một Thượng Đế duy nhất… Đức tin trong chị luôn có một sức hút mãnh liệt và còn được gọi là tuyệt đối – đó là một đức tính bất di bất dịch của một con chiên ngoan đạo trong thi nữ BuiMai… và chúng tôi cũng tin chắc rằng: Nhờ Ơn Trên soi sáng – mà bên vệ đường hôm nay với biết bao cảnh đời Hỷ, Nộ, Ái Ố….. ấy – chị đã lặng thinh và dừng lại để cầu xin cho một con người, cầu nguyện cho chính mình và cho những tha nhân, niềm tin ấy chị tin vào sự tuyệt đối và khẳng định trong một cộng đoàn Dân Chúa giữa trần gian hôm nay… Chợt nhiên chúng tôi nhớ lại về một lĩnh vực Tín Lý của Thiên Chúa giáo hôm nay mà trong đoạn bài: GiêsuKiTô- những tư duy Thần học – một triết lý của KiTô giáo cũng đã có đoạn như sau:

3. Ðức Giêsu Kiện Toàn Lời Hứa Cựu Ước
Ðức Giêsu là tất cả những gì mà Thiên Chúa muốn nói, muốn tỏ lộ, và muốn đối xử với nhân loại. Ðức Giêsu là tất cả những gì Thiên Chúa có thể nói với nhân loại, bởi vì Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Ngài là Con Thiên Chúa, là sự tỏ bày của Thiên Chúa. Tất cả mọi sự đều chia sẻ trong Ðức Giêsu. Tất cả tạo vật trong vũ trụ hiện hữu là vì được chia sẻ trong sự hiện hữu của Ðức Giêsu (Gio 1,1-18). Ðức Giêsu cũng là sự viên mãn cho niềm mong đợi của dân Do Thái trong suốt bao nhiêu thế kỷ. Họ đã được hứa ban cho một vị tiên tri vĩ đại, Ðấng sẽ loan truyền tin mừng của Thiên Chúa (ÐNL 18,15-20). Dân Do Thái cũng đã mong đợi vị vua trong dòng tộc Ðavid, Ðấng sẽ giải thoát họ và dẫn đưa họ tới chiến thắng huy hoàng vẻ vang (2Sam 7,12-16; Gio 4,25-26). Ðức Giêsu chính là vị vua đó. Họ cũng đã được báo cho biết rằng một người tôi tớ của Thiên Chúa (Is 49,53) mà qua những thương tích, đau khổ và sự chết của Ngài, mọi người sẽ được chữa lành và được cứu rỗi. Ðức Giêsu chính là Người tôi tớ đó. Họ cũng được hứa sự xuất hiện của Con Người như một siêu nhân (Ðan 7,13-14) Ðấng sẽ nhận lãnh từ Thiên Chúa quyền lực, vinh quang và thống trị trên mọi dân tộc cho tới muôn đời. Ðức Giêsu chính là Con người siêu nhân đó.

Nhưng Ðức Giêsu còn vượt hơn tất cả; Ngài là Chúa của vũ trụ, vì tất cả mọi sự có đều bởi Ngài. Và ngoài Ngài ra không có gì có thể tồn tại. Trước khi có trời đất thì đã có Ngài (Gio 1,3). Thiên Chúa là Ðấng tự biểu lộ chính mình, và Ngài đã biểu lộ chính Ngài qua Ðức Giêsu. Thiên Chúa là Ðấng thông ban, và chính Ðức Giêsu là món quà và là sự thông ban của Thiên Chúa cho nhân loại. Thiên Chúa là Tình Yêu và Ðức Giêsu là chính sự biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đã yêu thương nhân loại quá đỗi đến nỗi không có sự tội lỗi, thất trung bội nghĩa nào của nhân loại có thể làm mất đi tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu tạo dựng, tha thứ, chữa lành, và cứu độ. Trong tình yêu đó chúng ta được thần linh hóa, được Kitô hóa, thánh thiện hóa, và được biến đổi trở nên anh chị em với Ðức Giêsu. Thiên Chúa muốn Cha của chúng ta, và trong Ðức Giêsu Kitô chúng ta được tiếp nhận sự sống mới, sự sống của Thiên Chúa, làm cho chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa.

Ðối với chúng ta thì Ðức Giêsu là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống. Ngài là nước Hằng sống, và là lương thực hằng ngày. Ngài là sự sáng, là sự sống lại, là hy vọng, và là bảo đảm sự sống đời đời của nhân loại. Sự sống đời đời không có nghĩa là chỉ sau khi chết, nhưng là sự sống thần linh với Ðức Giêsu, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sống động trong chúng ta ngay ở hiện tại.

(Trích đoạn trong Bài thần học: Giêsu KiTô – những tư duy Thần học – NNH Sk…)

Chính vì thế - một khi chúng tôi đem trích đoạn Thần học Kitô giáo lên đây để chuyện trò cùng chị… để chúng ta có thể nhận biết được – ngoài cái văn chương thơ ca và thi phú – con người thi nữ BuiMai vẫn còn có một khía cạnh khác trong chính tâm hồn của mình với một Đức Tin cứng cỏi và mãnh liệt như vậy !!! Giêsu – Maria – Giuse luôn là một thần tượng có tính tuyệt đối ở trong chị vậy !

BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11219610" />
Thi nữ BuiMai với một niềm tin tuyệt hảo vào Thánh Tâm Chúa Giêsu KiTô

Khi nói đến BuiMai – chị thi nữ BuiMai – có lẽ chúng tôi nhận thấy được một niềm tin trong chị rất là cứng cỏi qua nền tảng Tín lý… Trở lại với Chiều Bên Quán Trọ của thi nữ BuiMai – Có lẽ chúng ta cũng cần nhìn nhận lại với đời – với chị và ngay với chúng ta một chút nào đó để suy gẫm về cho với mình…. Như chúng tôi đã nói – nếu quán trọ bên vệ đường cuộc đời là một Tòa Cáo giải – thì AI sẽ là người giải tội cho chị đây – Không ai hết – đó chính là Đấng Quyền Năng Tối Cao Trọng Thượng trong chính trái tim của chị… Nếu Niềm Tin của chị là một lẽ sống – thì Đức Tin trong chị sẽ là một Đấng Quyền Năng để Xá tội cho chị - Quán trọ là một Tòa Cáo giải cho chị - như thế cũng đủ cả một linh phép của sự Mầu nhiệm và sự Mặc Khải đang ở trong chị….

Ngày xưa – chắc hẵn chúng ta còn nhớ trong đoạn Kinh Thánh nói về người đàn bà xứ Samari bị các luật sĩ và dân chúng bắt giải về trước mặt Chúa Giêsu và đòi Chúa Giêsu “giải quyết” sao cho thấu đáo thấu tình theo luật MôiSen… Nhưng Chúa Giêsu nhìn vào đám người hiếu chiến và bốc đồng đó – Ngài mới nói: Trong các ngươi ở đây – Ai cảm thấy mình sạch tội thì hãy ném đá chị ta trước đi !!! Thế rồi – mọi người nhìn nhau và lần lượt bỏ đi ra về… Còn lại một mình “người đàn bà tội lỗi” Chúa Giêsu tiến lại gần và hỏi : Mấy người kia – không ai còn tố cáo chị nữa sao ? Chúa Giêsu đỡ bà ta dậy và nói: Thôi chị hãy về đi và đừng bao giờ phạm tội nữa….

Thôi chị hãy về đi và đừng bao giờ phạm tội nữa !!!
Một câu nói của Chúa Giêsu với người đàn bà xứ Samari đã có tính cách hóa giải với một con người tội lỗi… Còn hôm nay với thi nữ BuiMai – thì không phải như người đàn bà xứ Samari mà là một Cựu nữ sinh SaoMai, một con chiên trong đàn chiên của người chủ chăn Giuse LêVănẤn – chị không bị người dân xứ thành Samari dẫn độ để tố cáo – mà chính chị tự mình nộp mình trong quán trọ để cầu nguyện và van xin – như chúng tôi đã nói phần trên – Tòa Cáo giải là một quán trọ - tội nhân vô hình là chị thi nữ, Đấng Quyền Năng Hóa giải chính là Thiên Chúa tối cao. Nếu chúng ta nhìn vào bức hình mà chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu trên con đường khổ nạn mà còn tặng cho chú bé bó hoa hồng – thì hàm ý có nghĩa là Ngài đã tha tội cho nhân gian rồi đó – Vì Con đường Cứu độ của Ngài là Cứu độ cho cả nhân loại – không riêng gì với những người con KiTô hữu mà thôi – mà còn là cho những người trên khắp thế gian này – Có thể nói Chiều Bên Quán Trọ của thi nữ BuiMai giống như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả những con người như chúng tôi, những con người còn cứ mãi mê đắm trong vũng lầy tội lỗi…  Nếu bài “xét mình” của chị thi nữ đã nói  Trong cô đơn con tự hỏi lòng mình  Thì bản xét mình của người thi nữ biết đã có bao nhiêu tội tình ??? để rồi chị phải Giang tay mãi trên gác lầu chuông gỗ - Như Thập Giá nhện giăng phủ mặt mày – Nếu một lần với bản xét mình của chị với một tâm linh vì cuộc sống – thì ở đây – nếu không có Đấng Quyền Năng Tối Cao – AI sẽ là người hóa giải cho chị đây…

Quán trọ của thi nữ BuiMai – chỉ là một buổi chiều – buổi chiều thật đơn lẻ và buồn trôi, nếu ai đó cứ mãi lặng thinh trong giây lát – để nhớ về cho chính cuộc đời mình – thì lời thơ của thi nữ chắc có lẽ sẽ dẫn đưa chúng ta về với một cõi hư vô nào đó giống như một vị Thiền sư cũng đang tìm về một mùa chay tịnh để cho được Tâm An, và Ngộ được cho mình một cõi giải thoát khỏi kiếp đọa đày… Có lẽ cái ngày Thứ Tư Lễ Tro hàng năm của người KiTô giáo – khi vị Chủ tế cầm chút tro và gạch hình Thánh giá lên đầu con chiên và đã nói: Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng – Amen…! Thì hôm nay có lẽ nhìn qua lời thơ của chị chúng ta đã thấy một con chiên BuiMai đang quỳ lặng thinh bên vệ đường cuộc đời, đầu cúi xuống – chắp hai tay và miệng lẩm bẩm cầu xin: Lạy Ngài xin tha tội cho con vì con là kẻ có tội…. Lời thơ hôm nay – như hoàng hôn chưa bao phủ - để rồi người thi nữ cảm thấy cuộc đời này chung quanh chỉ là những màng nhện giăng phủ mà chưa dọn sạch được – để chị cảm thấy được nhẹ gánh tâm hồn… Thập Giá Chúa KiTô vẫn sừng sững ở đó – mắt người thi nữ ngước nhìn lên và giọt lệ Thống hối vẫn chảy hoài trong niềm tin phó thác… Sám hối và ăn năn – không phải như người đàn bà Samari ngày xưa – mà hôm nay người đàn bà SaoMai-BuiMai… vẫn còn quỳ gối – cầu xin và đang là người đi xưng tội…

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trong cô đơn con tự hỏi lòng mình
Tình chỉ đẹp khi âm thầm đau khổ
Giang tay mãi trên gác lầu chuông gỗ
Như Thập Giá nhện giăng phủ mặt mày
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(CHIỀU BÊN QUÁN TRỌ - BuiMai)


BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11011110" />
 Thi nữ BuiMai cùng bạn đời Đoàn Trọng Phiên

Hình như khi nói đến thi nữ BuiMai có lẽ là phải nói đến tấm lòng của một con chiên ngoan đạo… ngoài niềm tin vào sự Phục sinh vinh hiển của Đức KiTô Sống lại trên đồi Golgotha ngày xưa…. Một Đức Tin siêu việt đang ẩn giấu trong chị - ngoài niềm tin tuyệt diệu vào Đấng KiTô Toàn Năng – thì hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria còn là một nhân tố để cho chị lấy đó làm một Cứu Cánh cho đời mình… Có thể nói các linh địa Bình Triệu, La Vang, Trà Kiệu, và nhất là mới đây – chị đã về hành hương tại Trung tâm Thánh mẫu Tà-Pao thuộc Giáo phận Phan Thiết, chứng tỏ hồn thi nữ của chúng ta đã có lòng yêu mến Đức Maria biết là ngần nào… Có thể nói Tà-Pao với những ngày nắng chưa cháy da người – một khu rừng hoang vu và tàn tạ tưởng chừng như vùng đất “chó ăn đá – gà ăn muối” kia nay đã trở thành một khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Tà-Pao của cái xứ miền Đông này… bước chân của người thi nữ BuiMai cũng đã từng đặt chân đến nơi đây với những lời nguyện xin như thế… Đến nơi đây – sẽ không còn là quán trọ chiều hôm của con người thi nữ nữa – mà sẽ là một ngôi nhà đầy lòng tình thương và thân ái của Đức Trinh Nữ đối với những đoàn con về bên Mẹ… Ngày xưa nơi đây chỉ là một khu rừng hoang vu sỏi đá đem từng cây củi đổi lấy hạt gạo, đem từng giọt mồ hôi nhọc nhằn để đánh đổi từng hạt lúa – những khi mất mùa hay bị thú rừng phá hoại thì cái đói và cái khổ cứ dai dẳng với người dân triền miên ở đây – nhưng với một “phép lạ” ngẩu nhiên mà ngày hôm nay Tà-Pao đã trở thành một Trung Tâm hành hương có tầm cỡ với cả nước… Thi nữ của chúng ta nhận thấy rõ điều này và chị cũng đã một đôi lần về với Đức Maria Tà-Pao ở đây…

Mẹ là nguồn Ơn Phước, nguồn cậy trông của tất cả những ai chạy đến cùng Mẹ, Lời cầu xin Mẹ sẽ nhậm lời và ban Ơn Phước cho tất cả con cái Mẹ… Thi nữ BuiMai cũng như thế mà thôi ! Cho dù cái gì đi nữa – thi nữ của chúng ta luôn khẩn cầu với những tiếng XIN VÂNG ! Ngoài niềm tin vào Thiên Chúa – thì Mẹ Maria đối với chị - là một nguồn Ơn Phước rất dồi dào với một lòng Cậy Trông của chị… và có thể nói một Đức tin mạnh mẽ và quyết chí – chị BuiMai vẫn luôn là một người con SaoMai ngày xưa bao giờ cũng là của Thượng Đế…

Nếu thi phẩm Chiều Bên Quán Trọ của thi nữ BuiMai đã được tung ra trên Cộng đồng Fb cho Cả Nhà cùng chiêm ngưỡng; thì hình ảnh của một Tòa cáo giải đã được hiện lên để cho những người con tội lỗi cứ tự nhiên vào đó để nói lên lời cầu xin và sám hối… nếu Mẹ Maria đối với chị thi nữ là một nguồn Ơn Phước dạt dào của một câu chuyện tình thương yêu của Thượng Đế thì Chiều hôm quán trọ này là một cửa ngõ linh hồn của niềm Đức Tin cho con người ta dễ dàng bước vào một cõi siêu nhiên mà chúng ta đã phải TIN…

MARIA – Mẹ đầy Ơn Phước luôn chở che cho tất cả những ai sẽ chạy đến cùng Mẹ - và Mẹ chính là con đường dẫn về Quê Trời của một ngày mà ai ai cũng phải thưa: Dạ Con đây !!! - Đức Maria – đối với nhân loại là người Mẹ nhân từ hiền hậu và Cao cả - đối với phạm trù Triết học là một nguồn Ơn Đức dồi dào cho những ai có niềm tin, đối với lĩnh vực Thần học thì Mẹ Maria luôn cũng là một đề tài chưa cùng tận để cho các nhà học giả uyên thâm nói mãi không đường cùng…

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ảnh hưởng thứ ba trên lòng sùng mộ Đức Maria của người VN là sự trở lại của Dòng ăn mày và các dòng mới, cả nam lẫn nữ, tất cả đem theo mình những hình thức sùng mộ Đức Maria. Các cha Đaminh từ tỉnh dòng Rất Thánh Mân Côi ở Philíppin. Lòng tôn sùng Đức Maria của các ngài đặc biệt qua việc lần chuỗi Mân Côi. Các ngài trở lại Miền Bắc năm 1676 và vài giáo phận dưới sự cai quản của các ngài. Từ Philíppin, các cha dòng Phan Sinh cũng trở lại, đặc biệt là ở Miền Trung năm 1719. Trong các dòng mới đến, có hai dòng nam đáng được quan tâm, vì ảnh hưởng mạnh mẽ trên lòng sùng mộ Đức Maria của người VN. Dòng Chúa Cứu Thế đến từ Canada năm 1925 và, qua những thành công đáng kể trong việc giảng giải những tuần đại phúc và những tuần cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã phổ biến lòng tôn sùng Mẹ với tước hiệu này. Các tu sĩ Don Bosco đến Hà Nội năm 1952, qua việc giáo dục giới trẻ, đã làm tăng triển lòng sùng mộ Đức Maria với tước hiệu Phù Hộ Các Giáo Hữu. Trong số các dòng nữ đặc biệt sùng kính Đức Mẹ có dòng Autinh (cũng gọi là Couvent des Oiseaux), Các Nữ Tử Bác Ái, Thừa Sai Phan Sinh của Đức Maria, và đặc biệt là dòng bản xứ, dòng Mến Thánh Giá được Đức cha Lambert de la Motte thành lập năm 1669.

Sau cùng, một dòng cũng bản xứ, dòng Đồng Công. Tên dòng đủ nói lên tinh thần và học thuyết về Mẹ Maria. Dòng được thiết lập bởi một người VN, cha Trần Đình Thủ, vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày 4-4-1951, để tôn vinh Đức Maria là người cộng tác với Chúa Kitô trong công trình cứu độ, bằng sự đau khổ của Mẹ. Dòng đã được Rôma chấp nhận vào ngày 15-12-1952. Sau khi Miền Nam sụp đổ năm 1975, 170 linh mục và tu sĩ đã rời bỏ VN, và định cư ỡ Carthage, Missouri, Hoa Kỳ. Cứ vào tháng 8 hằng năm, lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cộng đoàn tổ chức những ngày cầu nguyện tôn vinh Mẹ Maria tại nhà dòng với khỏang 50 ngàn người VN tham dự.

Qua phác hoạ vắn tắt này, rõ ràng lòng tôn sùng Đức Maria của tín hữu VN đã có một lịch sử lâu dài và có những nền tảng khác nhau, bắt nguồn từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Trước khi mô tả những nét chính, thật hữu ích khi xem xét một vài chi tiết học thuyết Đức Mẹ hồi cuối thời Trung Cổ được giới thiệu cho người Công giáo VN do một trong những thừa sai dòng Tên quan trọng ở VN, cha Alexandre de Rhodes. Một trong những thành công lớn của các thừa sai dòng Tên tiên khởi ở VN là dùng mẫu tự Latinh và dấu để diễn tả ngôn ngữ VN, thêm vào việc dùng chữ nho và chữ nôm. Kiểu viết Rôma hoá này (Chữ quốc ngữ) nay được dùng làm lối viết cho cả nước. Người hoàn thiện và phát triển lối viết mới này là cha Alexandre de Rhodes, và cuốn sách đầu tiên được in là Phép Gỉang Tám Ngày và Tự điển Việt-Bồ- La năm 1651 tại Rôma.

Chính trong tập giáo lý của cha de Rhodes, chúng ta có một bài giáo lý đầu tiên về Đức Mẹ tại VN .Tác giả không trình bày Đức Mẹ như một mục riêng, song xen kẽ bài trình bày của cha về Mẹ Thiên Chúa vào câu chuyện kể cuộc đời của Chúa Giêsu, bắt đầu từ việc nhập thể. Không thể ghi lại đây những dòng chữ cha viết về Đức Mẹ, vì quá dài. Cũng đủ để nói rằng cha de Rhodes bàn về tất cả các tín điều về Đức Mẹ : Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và cả việc vô nhiễm nguyên tội (chưa có lên trời). Tước hiệu đầy đủ cha de Rhodes cho Đức Mẹ bằng tiếng VN, tóm lại tất cả học thuyết về Đức Mẹ, là “Rat thanh dong than Duc Chua Ba Maria la Me Chua Troi” (The Very Holy Virgin, the Noble Sovereign Mary, the Mother of the Noble Lord of Heaven).

Cha de Rhodes không hài lòng với việc trình bày về Đức Mẹ chỉ trên lý thuyết cho tân tòng. Ngài còn truyền cho các giáo lý viên dạy về Mẹ kèm theo thực hành yêu mến Mẹ :

Ở điểm này, chúng ta phải bày tỏ hình ảnh đẹp đẽ của Đức Maria đồng trinh mang Đức Giêsu, con của mình, Chúa chúng ta, để dân chúng khiêm cung thờ Chúa bằng cách sấp mình xuống đất. Thứ nhất là sự tôn thờ ba lần nhắc đến Ba Ngôi trong cùng một bản tính, như vậy tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng việc tôn kính bên ngoài này. Đầu gối quì xuống đất một lần để tuyên xưng một Thiên Chúa. Đầu cúi xuống đất ba lần để tôn kính Ba Ngôi Thiên Chúa, xin mỗi Ngôi tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Đầu cúi xuống một làn nữa để tôn kính và thờ lạy Chúa Giêsu Kitô, con người và đấng trung gian, khiêm cung xin Người làm cho chúng ta xứng đáng lãnh nhận hoa quả của việc cứu chuộc và xin tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi.

Cuối cùng, tôn kính Đức Maria đồng trinh bằng cách cúi đầu xuống đất một lần nữa, mặc dầu chúng ta biết rằng Đức Nữ Đồng Trinh không phải là Thiên Chúa, nhưng vì Người là Mẹ Thiên Chúa, đầy quyền năng trên Con của Mẹ, chúng ta hy vọng được sự tha thứ tội lỗi chúng ta nhờ sự bầu cử thánh thiện của Mẹ.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kết quả, trong các thành viên hội MEP có một truyền thống yêu kính Đức Maria cách sâu xa. Truyền thống này được truyền sang cho giáo dân VN. Vì thế, chẳng lấy làm lạ, trong lịch sử GHVN, lần đầu tiên Đức cha Paul Puginier, một thành viên hội MEP, đã dâng giáo phận Hà Nội và việc mục vụ cho Đức Mẹ vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình , ngày 21-11-1868, trong nhà thờ. Việc dâng Giáo phận cho Đức Mẹ sau này các Đức Giám mục VN cũng làm. Cuộc dâng mình long trọng nhất trong Hội Nghị Thánh Mẫu Toàn Quốc đầu tiên năm 1959, khi VN được dâng cho Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm. Việc dâng hiến này được lặp lại một năm sau khi Đức Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo Phẩm VN.

Cuối cùng, những hình thức khác tôn kính Đức Mẹ được củng cố và đưa vào VN do các dòng ăn mày và các dòng khác. Nhắc lại việc lần chuỗi Mân Côi, một hình thức đặc biệt của dòng Đaminh, việc tôn kính Mẹ Hằng Cứu Giúp của dòng Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu của dòng Don Bosco.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(Trích đoạn trong Bài thần học: Maria và những tư duy Thần học – NNH Sk…)
   
BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11218710" />  BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ 11188410" />
Thi nữ BuiMai với niềm tin vào sự chở che và ban ơn Phước của Đức Trinh Nữ Maria

Trở lại với Chiều bên Quán Trọ của thi nữ BuiMai, có lẽ chúng ta cũng phải một chút nhìn lại cho mỗi cuộc đời của mỗi con người chúng ta… Với chị BuiMai có lẽ con đường đời còn phải lắm những gió lộng, còn mãi từng bước chân lững thững, còn mãi những chán chường, còn mãi những mỏi mệt chiều nay, và rồi chị chỉ biết cất lên hai tiếng Chúa ơi… Còn mỗi con người chúng ta – dẫu đường đời còn lắm những phong ba gập ghềnh, dẫu đoạn đường còn lại cũng còn lắm những khổ đau – và còn nhiều – vẫn còn nhiều ngang trái… Nhưng tất cả giữa vũng lầy tội lỗi – chúng ta cũng vẫn như hồn thi nữ - vẩn luôn vững chãi cho mình một niềm tin – với một niềm tin chứ khoan nói đến một Đức Tin với những niềm Tin-Cậy-Mến – hay với một niềm Cậy Trông vào những Đấng Quyền Năng Siêu hình… thì có lẽ Quán Trọ chiều hôm cũng sẽ là một Tòa cáo Giải như chị Thi nữ BuiMai đã từng quỳ gối và nguyện xin… Chúng ta – đều là những người con của phàm trần, là những con người còn vương vấn chút tội trần, còn mãi những kiếp lụy và còn nhiều khổ đau – nhưng chúng tôi tin rằng Tất cả đều là Hồng Ân, Tất cả đều là một niềm Cậy trông vào Đấng Quyền Năng Siêu nhiên, và nhờ Ơn Phước của Đức Trinh Nữ Maria… thì tất cả chúng ta cũng như chị BuiMai – đều được Cứu Rỗi… miễn sao tất cả chúng ta đều cùng có một Niềm Tin nho nhỏ, tất cả chỉ là hạt muối men cho đời, và tất cả đều là những nhân tố cho niềm tin nho nhỏ sẽ góp thành một Đức tin to lớn cũng như chị thi nữ của chúng ta vậy….

Nếu chị thi nữ của chúng ta đã quỳ gối bên vệ đường quán trọ chiều hôm ấy với những lời nguyện xin – thì tất cả chúng ta cũng còn có thể cùng nhau quỳ lạy một giây phút nào đó tong giây phút nghỉ ngơi… để chúng ta đều cùng nhau nói lên được rằng: Lạy Ngài ! xin nhớ đến con – vì con là kẻ có tội…..

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quán trọ buồn con mỏi mệt chiều nay
Nghe lững thửng chán chường từng bước nhỏ
Thấy trước mặt một đường đời lộng gió
Con u hoài nghi ngại quá Chúa ơi

(CHIỀU BÊN QUÁN TRỌ - BuiMai)

BuiMai – chị thi nữ BuiMai – hay cũng còn gọi được là một con chiên BuiMai trong số đoàn  chiên của Đấng Tối Cao – chúng tôi muốn nói lên đây như một dấu ngoặc với những kẻ còn ham mê đắm sự đời – người khác chúng tôi gọi là thi phẩm – còn với chị BuiMai – chúng tôi xin tạm gọi đây là bài thi ca Ăn năn và Sám hối – trong quán trọ hôm nay chúng tôi có thể còn gọi là một bản Thánh Ca Từ Vực Sâu – mà chị BuiMai đã nói lên với lòng mình; hát lên với những lời ca hết lòng tâm trí để lời nguyện xin của chị có thấu Trời đất hay chăng – nếu có thấu – thì chị sẽ nghe tiếng đáp từ trên cao qua cõi lòng: TA ĐÃ NGHE CON GỌI – VÀ TA THA TỘI CHO CON – CON RA ĐI BÌNH AN…

Chiều bên Quán Trọ của Thi nữ BuiMai – chúng tôi nhận thấy đôi tay chị chắp tay và nguyện cầu, chân quỳ gối như ngày xưa “người thu thuế trong Đền Thánh Jérhusalem” chị đã cầu xin cho chính chị - cho tất cả bạn bè và cho tất cả người đời… được thoát đi cảnh cơ hàn về cõi lòng này – giờ đây chúng tôi biết nói gì hơn – SỰ CỨU RỖI hầu như đến cho chị - và cho ngay cả với chúng tôi, một niềm tin trong một Đức tin thật mạnh mẽ và can trường – Giống như câu Slogan của những nhà tu Dòng MTG: Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá là đối tượng duy nhất và sự cầu nguyện trong mỗi chị em… thì ở đây chị BuiMai cũng như thế - Thiên Chúa Tối Cao là Toàn Năng thống trị cả đời chị và những ai TIN vào Ngài – và hình tượng Đức Trinh Nữ Maria là nguồn Cậy Trông và chở che cho chị cũng như mọi con người KiTô giáo… Có lẽ Chiều bên Quán Trọ - nơi mà thi nữ BuiMai đã cất lên lời kinh Sám hối – thì chúng tôi cũng thế - những con người lữ khách trần gian bên vệ đường cuộc sống – cũng còn được cất lên – Từ Vực Sâu u tối con cầu xin Chúa – Chúa ơi !!!! …

Quán Trọ bên đường – giây phút lặng thinh để cho thi nữ BuiMai còn một chút Sám hối – thì Chiều Bên Quán Trọ - có lẽ với chúng tôi vẫn còn cất lên được lời ca XIN NGÀI THƯƠNG XÓT CHÚNG CON…

Nguyễn Ngọc Hải


BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ <a href=BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ Cimg3310" />
     NNH, Thi nữ CungQuang và Thi nữ BuiMai trong một lần họp mặt tại Bình Quới – Thanh Đa
   
     
   
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
BuiMai – hồn thi ca đi vào Thánh Giá Cứu độ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thánh lễ an táng (và phong Thánh) Đức Cố Gioan Phaolo II.
» Chúc mừng sinh nhật chị BuiMai.
» MARIA TRONG THẦN HỌC, THÁNH KINH VÀ HỘI THÁNH
» Khác biệt giữa người thành công và không thành công
» Một số bài Thánh Ca hay...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến