Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  Empty
Bài gửiTiêu đề: TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.    TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  EmptyMon Oct 26, 2015 3:44 pm

TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.

Hầu như khi nói đến màu sắc tím, thì ai ai cũng đều ưa thích – nhất là những người phái nữ, vã lại với những thi sĩ, hay sản sinh ra những vần thơ nhất là về mùa thu - ở đây với người con gái đất thần kinh có lẽ cũng đã nằm trong cái khuynh hướng ấy… để rồi màu tím và mùa thu cứ mãi vấn vương trong tâm hồn chị với một cõi đời chưa thể tàn phai..

Nếu đứng ở trên lầu trường học SaoMai ngày xưa mà nhìn xuống sân trường với những dãi nắng vàng, có ai đó hỏi một câu – Trường SaoMai có quá nhiều thi sĩ… thì có lẽ với con người khi đặt bút viết loạt bài này – cũng mạnh dạn trả lời – Đó là những người con SaoMai đầy dẫy những tâm hồn thi ca còn cứ mãi lắng đọng… Riêng ở đây, lần này – không như những loạt bài trước mà chúng tôi lại phải nêu tên ra thì không trang giấy bút nào mà tả cho hết được, mà chúng tôi khi đề cập đến người phụ nữ TrâmAnhPhạm – có lẽ chúng tôi không biết gọi chị là danh từ gì / Thi sĩ, thi nữ hay một nhà thơ của màu tím mùa thu… Thôi thì cứ tạm gọi cho chị với những vần thơ trìu mến của một con người lúc nào cũng có chút đa sầu đa cảm trong cuộc sống này… Là một Cựu học sinh dưới một ngôi trường danh giá của miền trung nắng cháy… TramAnhPhạm cũng như bao nhiêu con người khác, rồi cũng phải bỏ trường – bỏ lớp – và bỏ cả những kỷ niệm của mình lại phía sau sân trường khi năm học nào đó – mùa thu vẫn có những giọt nắng vàng còn đọng lại trong tiếng trống của ngày khai trường – cũng như chúng tôi mà thôi, đứng ngoài phía hàng rào nhìn giọt nắng rơi mà cứ còn mãi nghe lòng mình hoài niệm một thời áo trắng chưa dẫu phôi pha, để những ký ức đó cho dù hôm nay đã xa trường xa lớp – hoài niệm ấy vẫn còn cứ mãi còn đọng lại…

TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12039610" />
 TrâmAnhPhạm, người con gái đất thần kinh với màu tím mùa thu qua những vần thơ… (Chứ không phải màu tím hoa sim)

Sinh ra tại mảnh đất thần kinh cổ kính và nhớ thương, Cái xứ của màu áo tím nữ sinh Đồng Khánh, nhưng TrâmAnhPhạm hầu như chưa hề khoác trên mình màu áo tím nhớ thương ấy đã nhiều thời đi vào một cõi thi ca huyền thoại – mà chị đã khoác trên mình tà áo trắng trinh tuyền của người con gái nữ sinh SaoMai tại thành phố bờ cát biển dài của miền trung đầy thơ mộng, hai màu áo mà TrâmAnhPhạm chỉ còn biết chọn lấy một – hình như với màu áo trinh nguyên ấy – chị muốn cứ để cho những thời gian dài – tự nó sẽ nhuộm đi màu sắc buồn phôi pha theo năm tháng, màu sắc ấy cùng với những mùa thu xưa cũng trong tiếng trống khai trường khi chị bắt đầu bước chân vào lớp học – và hôm nay cũng tiếng trống mùa thu này – như đã tiễn chị ra đi vào một cõi đời sương gió của từ đó đến hôm nay….

Với sắc màu không phải như màu tím hoa sim của HữuLoan với một tình khúc của Dzũng Chinh, không phải là màu tím hoa sim của Mar.LoanLoan Saigon với đồi tím hoa sim ở quê nhà Khe Sanh – hay những màu tím của những thi sĩ SaoMai của ngày ấy và bây giờ - mà màu tím của chị TrâmAnh là một màu tím hoàng hôn của những mùa thu xưa – hay màu tím ngắt đầy những phôi pha của hôm nay qua những vần thơ khiêm tốn trong chị vậy…

Áo tím em mang
Giọt sầu gợi nhớ
Mùa thu lá vàng
Chút tình vướng vất
Áo tím lưa thưa
Bụi mờ vạt áo
Tơ vàng ngày xưa
Thả trôi theo gió ...
Áo tím mây bay
Hững hờ mưa nắng
Vàng lá men cay
Một thời bỗng nhớ !

ÁO TÍM - P.T.A

Đúng là màu tím em mang – chỉ với là mùa thu lá vàng, còn mãi cứ vương vất một mối tình. Không hiểu với tấm chân tình ngày xưa của chị với một cõi mơ nào đó, ngày hôm nay để chị nhớ về cho một tháng ngày dài, khi nhìn lại thì bụi trần làm mờ đi vạt áo, ở đây tại sao chúng ta thấy không thể mờ phai đi một sắc thắm nào đó trong tâm hồn mà chỉ mờ lấy những vạt áo, tại sao không phai dấu đi những mùa hoa phượng mà lại phai màu của một tà áo – đúng là những tâm hồn mang tính thi ca thì không đâu mà lường hết được trong ai đó, mỗi con người chúng ta lại có một dấu tàn phai riêng lẻ cho mỗi chính mình - ở đây với chị TrâmAnhPhạm, cõi phai mờ trước hết đã nằm trên vạt áo – và sắc dấu thời gian đã phôi pha theo từng mùa thu, ngọn gió và tháng ngày qua đi… tàn phai đến cái độ mà phải hững hờ với mưa với nắng, và phải vàng lá men cay, khi men cay vàng lá – chúng tôi nhớ về cho cây quế ngày xưa của Huyền Trân Công Chúa cái ngày ra đi về vùng đất Chiêm để được tôn vinh làm Hoàng hậu Paramecvari trên đất Chiêm cùng với Chế Mân (điều này với TramAnh có lẽ biết qua sách vở kiến thức) – Còn hôm nay chúng ta có thể vinh danh với chị TrâmAnh Phạm với chức danh nào đây – một khi lướt qua thi phẩm áo tím của chị ngày xa xưa ấy ??? Nếu chị đã dùng từ “Vàng lá men cay” – thì trong tích truyện của Cung đình xưa – khi các kỳ nữ ngâm rựou ngon cho Cung đình trong những buổi yến tiệc – quý kiều nữ ấy đã ngâm vào rượu một loại lá nhỏ có tên khoa học là Araliaceae - giã ra và đem dâng hầu cận cùng các vị chức sắc trong hoàng cung để chứng tỏ tài nghệ và khả năng của mình để có sức thu hút các lang quân…. Nhưng hôm nay với chị TramAnh thì sao chị lại biết loại “Vàng lá men cay” để rồi mùa thu khi tửu nhập thì thấy toàn là thiên nhiên một màu tím ngắt của mùa thu ????  và rồi màu tím của một thời chợt nhiên chị bỗng nhớ ???

Cũng trong một thi phẩm khác với thể loại song ngữ Việt Pháp, ở đây hình như chị TrâmAnh cũng muốn chứng minh một thời vàng son của tình yêu đôi lứa qua một nền văn minh Pháp quốc – cái thời mà dân tộc An Nam Giao chỉ còn chân trần đá núi, cái thời mà lưng trâu ngựa kéo của những con người thuộc địa – nhưng hầu như đã thấy được nền văn minh “nước Mẹ Pháp” mà cho đến hôm nay, hầu như ai ai cũng nhớ về cho một thời ký đồ đá ấy đã qua đi mau chóng… cái thời mà dân ta áo vải thâm nâu, chỉ với một màu của những con người nhược quốc – nhìn ngắm những bóng dáng văn minh của những con người trời Tây đã đem đến sự văn minh và phồn thịnh ấy – nhìn qua bài thơ – chỉ là một sắc thái tình yêu tuyệt vời của những con người trai gái trong lứa tuổi trăng tròn của cái thời phong kiến xa xưa… hầu như đã được đánh tan đi cái thời nho phong hủ lậu, một khi thời đại cho phép trai và gái đụng chạm da thịt vào nhau qua những cử chỉ ôm ấp, tay nắm và ngay cả những cái hôn nhau… Nhưng đây chỉ là một tích truyện – Còn với một bài thơ song ngữ hôm nay mà chị TrâmAnhPhạm đưa lên – rồi chúng tôi bắt gặp thì đây là một nhạc phẩm bằng ngôn ngữ Pháp – với chính bài hát này – ngày xưa chúng tôi đã được nghe nhiều lần với giọng hát của ca sĩ Thanh Lan (Saigon cũ) nhưng cho dù ở đây là một bản tình khúc – nhưng chúng tôi lại đem vào lĩnh vực thi ca – sỡ dĩ như thế là khi chúng tôi vô tình tìm thấy được trên “trang nhà” của chị với một tâm trạng buồn cùng với những tình khúc như thế đấy … Và cũng xin trích lại nguyên văn bài thơ ca này để quý độc giả nhìn nhận đây là một thi phẩm và cũng là một bản nhạc….

LẠI GẦN HÔN EM
Viens m'embarsser
Viens m'embarsser
avant de t'en aller ce soir
viens m'embarsser!
On ne va plus se voir mais
on n'est fas fâché
viens m'embarsser...
Viens m'embarsser
dis toi qu'entre nous deux
ça ne va rien changer!
Ta décision est prise
et tu vas me quitter
Viens m'embarsser...
Toi qui t'en vas
oublies que je suis triste
oublies et souris moi,
Fais moi reviver encore
un peu de ce temps là
où tu venais te jeter
dans mes bars...
Toi qui t'en vas
esstaies de e'éventer
encore un peu de toi!
Esstaies de faire s'emblant
d'avoir besoin de moi
Viens m'embarsser pour
la dernière fois...


Lời Việt
Lại đây bên em, anh hỡi chớ khi xa em đêm nay
Lại gần bên em
Vẫn biết đôi ta chia tay, nhưng trong lòng còn mê say
Lại gần với em...
Lại đây bên em, hãy nói ta luôn yêu nhau
Tim ta chẳng đổi thay đâu
Hãy nói anh không ra đi cho em đừng buồn chia ly
Lại gần với em...
Anh ơi nhớ nhé,
Hãy cố khơi lên trong ta bao nhiêu kỷ niệm đam mê
Những lúc đôi ta còn trong tay nồng say sưa
Anh ơi nhớ nhé
Hãy cố khơi lên trong ta từng ngày qua bao đắm đuối
Hãy cứ như ta đang yêu như duyên tình còn yên vui
Hãy tới hôn em lần cuối bên em rồi thôi...
Lại đây bên em, đã muốn xa em đêm nay
Sao anh nhạt nhòa nước mắt
Hãy cố vui lên anh ơi quanh ta dòng đời đang xoay
Cuộc đời vẫn tươi...
Lại đây bên em, chớ nói cho ta nghe thêm
Bao nhiêu lời nồng quyến luyến
Sẽ thấy không lâu anh ơi đôi ta đành phải quên nhau
Dù lòng đớn đau...


Có thể nói một khi nhắc đến TrâmAnhPhạm là chị muốn nhắc đến những mùa thu và những sắc màu tím, bởi vì mùa thu nó làm cho con người nhẹ nhàng và sảng khoái và nhẹ nhàng hơn – từ đó những lời thơ cũng có phần nhẹ nhàng hơn – thanh cao hơn – hình như TrâmAnhPhạm cũng đã chọn lựa cho mình những mùa thu để chị cho ra đời với những tâm tư và cõi lòng mình còn chút dan díu nào với cuộc đời và cuộc sống này… Có thể nói mùa thu là mùa của những thi nhân thi sĩ, ở đây chúng tôi có nên dùng được từ thi nữ TrâmAnh không vậy nhỉ, bởi vì khi chúng tôi vào thăm “Trang nhà” của chị - thì chúng tôi chưa nhận thấy số lượng nhiều cho bằng những nhà thơ SaoMai khác mà chúng tôi đã được biết – nhưng có lẽ với một con người “xuất khẩu thành thơ” thì chúng tôi cứ tạm gọi là người thi nữ TrâmAnh vậy… Từ đó chúng ta thấy sự nhẹ nhàng trong thơ ca của chị có phần nào sức thu hút với độc giả - chính vì thế - qua những bài thơ và những lời comment cho chị - chúng tôi nhận thấy chị cũng đáng được mang cho mình chức danh thi nữ như những ngày xưa chị đã mang cái bảng tên trường trên ngực áo vậy – thôi thì cứ gọi là Thi nữ TrâmAnh cũng được đi – bởi những lời thơ của chị đã nói lên tất cả trong từng câu chữ, từng câu văn và lối hành văn của chị cũng đã được sắp xếp theo một phương thức nghị luận về văn học – cho dù là lĩnh vực thi ca… Trong thi ca – cũng có những quy lối tam đoạn luận, phương pháp nghị luận và văn từ hành nghiệp chúng tôi cũng đã nhận thấy đã được sắp xếp theo đúng phương pháp như thế… Và nhân đây – chúng ta thử đọc qua một thi phẩm nho nhỏ của chị qua bài viết…..

Ừ ! thì Thu đến
Em tung lá úa
Rơi trên vai nhàu
Áo ai phai màu
Rớt từng bụi nhỏ
Em ngồi trên cỏ
Lượm lá vàng khô
Ngỡ ai đang tô
Màu vàng héo rủ
Em mùa thu cũ
Nắng phai dạn dầu
Dấu vết tình sầu
Một đời trên lá
Rồi em hoá đá
Giữa trời mênh mông
Buồn mắt hư không
Ừ thì thu đến !

P.t.a
(10/21/15)

       
TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  11261610" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  11987110" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12002210" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  11207310" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12009510" />
Nhìn những hình ảnh “Áo trắng sân trường” này – chúng tôi nhớ về cho một thời…

Khi nhắc đến một thi phẩm của Trần Mộng Tú – chúng tôi lại nhớ đến một bài viết Cảm nhận về cho chị TrâmAnh cũng với một tình khúc “Gọi anh mùa Xuân” đã được trình bày qua giọng ca của ca sĩ Diễm Liên – bài viết có đoạn:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Có lẽ những ánh hoàng hôn vẫn còn sót lại trong đâu đó, của những đời người khi mùa Xuân có còn trinh nguyên hay không, khi mùa Xuân về cũng là lúc mà người con gái cứ mãi thầm gọi tên ai trong hoàng hôn… Lâu quá rồi – có thể là lâu lắm, khi người anh đã ra đi trên chuyến tàu hoàng hôn năm nào; ra đi mà người con gái ấy chưa kịp tiễn đưa – nhưng nét xuân xanh vẫn còn đó mà người chinh phu vẫn với cõi lòng của người đưa tiễn có còn chăng cứ gọi thầm mãi trong đêm…Cũng có lẽ khi tiễn biệt – giống như người ấy đã tiễn biệt một mùa Xuân nào, cho dù Xuân có sắc thắm đong đưa, cho dù Xuân có hương sắc chưa tàn phai và cũng cho dù mùa Xuân cứ còn gọi mãi trong thầm kín – nhưng người ấy vẫn còn cứ mãi đi xa…. Người ở lại cứ còn mãi mong chờ một mùa Xuân trong ký ức xa vời…. Lời bài hát mà thi nhân Trần Mộng Tú nào đó đã mở đầu cho một khổ thơ "Đã lâu quá anh không về gõ cửa…." tại sao người con gái ấy cứ còn mãi đợi chờ người tình như thời gian đang chờ đợi cho một mùa Xuân, để cứ mãi hoài chờ và nghe tiếng Gõ cửa, ở đây thi nhân Trần Mộng Tú gọi người xưa nào đó về lại trong đêm để mong chờ tiếng gõ cửa…. nhưng người vẫn đi xa và không thấy trở về, có lẽ bức tượng hoá đá nói về người con gái năm xưa đứng ngóng trông chờ chồng trên đỉnh đồi Nam Quan nào đó, mà khi ra đi cây cỏ chỉ mới là ngọn cỏ - nhưng chờ hoài với ngàn năm mà cây cỏ đã lớn lên và thành cây cổ thụ, nhưng nàng vẫn ngóng chờ như những mùa đông lạnh đứng chờ mãi một mùa Xuân, sông biển núi non cũng nói cho nàng đừng hoang phí tuổi xuân – nhưng người chinh phụ vẫn một lòng sắt son đứng mãi chờ chồng…. Còn hôm nay Trần Mộng Tú cho dù mùa Xuân đã trở về, nhưng người con gái nào đó không phải mãi bồng con đứng chờ mà nàng chờ cho người anh về gõ cửa trong chính trái tim…. Nàng chưa phải là chinh phụ ngâm khúc – nhưng có lẽ cũng là một chinh phụ tình ca của bản nhạc với lời than thở cho nỗi thân thương này….


Đã lâu quá anh không về gõ cửa
Lòng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên
Mùa xuân đến em lên đồi gọi gió
Thả đam mê và buông những ưu phiền


Mai, đào vẫn còn sắc thắm tung bay trong từng cơn gió lạnh của một mùa đông dần đi qua và thêm hơi ấm nồng nàn của mùa xuân đang về. Nếu Trần Mộng Tú nào đó trên phương trời xa xôi nào đã cho ra đời thi phẩm này – thì nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã kết lên thành những dòng nhạc mang mãi chất tình ca đi sâu vào lòng người thưởng thức, và một ca sĩ Diễm Liên nào đó đang réo rắt ru vào hồn người nghe một cách hoàn hảo cùng với tiết tấu hoà âm với từng lới nhạc mê đắm – để người nghe cảm nhận được mùa Xuân còn xa mãi chưa về kịp phải kg ???

Cho đến ngày hôm nay với người chị TramAnhPham nào đó đã cho lên trang Fb của chúng tôi – và vô tình ngồi nghe lại mà chúng tôi hình như cũng chưa thấy được mùa Xuân về… Cho dẫu là của ai - ở nơi đâu đi nữa…. và chúng tôi chỉ cảm nhận được từng lời nhạc và tiếng hát của ca sĩ Diễm Liên nào đó, đã ru vào hồn của chúng tôi với những niềm lâng lâng và bâng khuâng ấy….

(Trích đoạn trong bài viết: Chút Cảm nhận về cho bản tình ca: Gọi anh mùa Xuân – NNH)

Còn hôm nay khi chúng tôi viết loạt bài này để nói về cho chị TrâmAnh Phạm, thì cũng lại bắt gặp được một thi phẩm của Trần Mộng Tú nhưng lại nằm trên chủ đề màu tím và mùa thu của TrâmAnhPhạm, hình như hôm nay chính thi nhân TrầnMộngTú sẽ không còn là mùa xuân phẳng phất đâu đó nữa mà cả hai người hòa cùng với nhau vào một mùa thu – nhưng mùa thu của TrâmAnhPhạm thì là với màu tím thân thương – còn mùa thu của TrầnMộngTú chỉ với là đóa hoa cúc… loài hoa của tháng mười… Khi nhìn qua thi phẩm Tháng Mười hoa Cúc của TrầnMộngTú…. Chúng tôi cũng nhận thấy không thể bỏ đi được khổ thơ nào và cuối cùng phải đem lên hết nơi đây – để ngõ hầu quý độc giả mới thấy được hết nỗi lòng mùa thu của thi nhân là như thế, mùa thu của một màu tím và mùa thu của loài hoa cúc – chợt nhiên hai sắc thái của mùa thu hòa quyện lại trong nhau tạo nên một bức họa phong thủy của mùa thu nơi miền viễn xứ xa xôi nào đó – có lẽ hai tâm hồn cùng đã hòa nhịp được một tiếng ca não lòng như trong lời thơ của TrânMộngTú mà ai đó đọc qua thì sẽ thấy… Một màu tím thu xưa của TrâmAnhPhạm và một màu vàng hoa Cúc của thi nhân TrầnMộngTú, hai sắc thái của mùa thu nay và những mùa thu xưa – có lẽ đã in lên dấu hằn đời trong tâm trí của hai con người có một thoáng nào đó lãng mạn và say đắm lắm phải không ? Thu xưa nay đã qua rồi, Còn thu nay nữa bồi hồi nhớ thương, Làm sao cho hết vấn vương, Tình thu xưa cũ người thương đang chờ… thế mới biết sắc thái mùa thu của TrâmAnhPhạm và TrânMộngTú hình như có một sự hoài cảm và sự đồng điệu !!!

Tháng Mười Hoa Cúc
Trần Mộng Tú

Bây giờ là tháng mười
Em như hoa cúc nhỏ
Sao anh không là gió
Thổi mùa thu vào em
Bây giờ là tháng mười
Em hiền như hoa cúc
Sao anh không là đất
Cho em ngả vào lòng
Bây giờ là tháng mười
Em gầy như nhánh cúc
Sao anh không là mưa
Cúi hôn từng cánh lá
Bây giờ là tháng mười
Em mong manh như cúc
Sao anh không là nắng
Ôm em ấm một ngày
Bây giờ là tháng mười
Sao anh không là rượu
Em là hoa cúc vàng
Cho anh Hoàng Hoa Tửu
Tháng mười tháng mười đến
Mùa thu mùa thu qua
Cúc vàng cúc vàng héo
Anh xa anh xa … xa

10/01

   TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12074910" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12105810" />
TrâmAnhPhạm với niềm hạnh phúc vĩnh cửu của hôm nay cho dù màu tím của mùa thu cứ vây mãi chung quanh

Nếu trong thời buổi còn là học trò – thì sự chia ly là những mùa hạ buồn, sự chia ly sẽ kéo cái ngân vang của những tiếng ve- sự phân ly sẽ được ghi lại bởi những dòng lưu ký – những hình ảnh của từng năm học – để rồi qua năm cũng dộ vào thu – có còn gặp lại được người trong mơ – nhưng đó chỉ là những ngày xưa – còn hôm nay cũng với sự chia ly và đưa tiễn, TrâmAnhPhạm đã có những hình ảnh vào thu với từng chiếc lá đổ, mỗi chiếc lá đổ là tiễn một người đi (đi đâu mà lắm thế hỏng biết) ??? Tiễn đưa người vào độ mùa thu – chúng tôi lại nhớ về cho thi phẩm Tây Tiến của Quang Dũng… khi những con quê mẹ tiễn đưa những chàng bộ đội bước vào cuộc hành quân Tây Tiến, người đi nhưng sao không thấy về ??? Một bài thơ mà một thời làm thất điên bát đảo cho người lính trẻ và cuộc thăng trầm trong đời của chàng thi sĩ trẻ như sau:

Tây Tiến
Tác giả: Quang Dũng

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.


Trần Quang Dũng – tại Phù Lưu Chanh, 1948

Còn hôm nay nhân dịp tiếp cận với một vài thi phẩm của chị TrâmAnhPhạm khi cũng là một trong những người con quê Mẹ đang cư ngụ bên trời viễn xứ nào đó – thì mùa thu chia ly của chị cũng có những xót xa và đau đớn như thế… nhưng với QuangDũng thì:  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm – Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm… còn mùa thu chia tay của TrâmAnhPhạm thì:  Nhớ lại mùa thu 79, người lặng lẻ rời xa phố thị mang theo cả niềm tin và tình yêu... - Mình ở lại với nỗi mất mát lớn lao ...cộng thêm nỗi nhớ, tổn thương và đau đớn .... - Rồi mùa thu 80, mình cũng âm thầm giã từ phố biển để lại nỗi buồn cho gia đình và bạn bè. . . . Có thể nói hai mùa thu của hai nhân vật trong lĩnh vực thi ca mà hôm nay chúng tôi đã liên tưởng và liên kết – cho dù hai nhân vật ở vàon hai thời kỳ quá xa – nhưng chúng tôi muốn nói lên cái sự đồng cảm của một ý tưởng về một mùa thu và cái sự chia ly ấy mà thôi, chứ chúng tôi không dám so sánh giữa hai nhân vậy – kính mong quý độc giả thông cảm…

Mùa Thu về !
Lá rơi rụng đầy sân, vàng úa rồi vương bay theo từng con gió hắt hiu ...
Khi nhìn một chiếc lá rơi, mình nghĩ đến sự chia ly !
Sự chia ly thì cũng gần giống như tiễn đưa (cũng có bịn rịn, nước mắt và nói chung là buồn ! )
Nhớ lại mùa thu 79, người lặng lẻ rời xa phố thị mang theo cả niềm tin và tình yêu...
Mình ở lại với nỗi mất mát lớn lao ...cộng thêm nỗi nhớ, tổn thương và đau đớn ....
Rồi mùa thu 80, mình cũng âm thầm giã từ phố biển để lại nỗi buồn cho gia đình và bạn bè ...
Người đi thì vẽ vời với bao mộng tưởng và hy vọng !
Người ở lại cũng đành rã rời với những cơn mơ trong sầu đau ...
Và như vậy mùa thu giống như một định mệnh đặt lên cho sự chia lìa
Mùa thu đã qua , mùa thu sẽ tới ...
Nhưng mãi mãi vết "thu sầu" còn đậm nét mỗi khi nhìn về ký ức
Vâng ! Thu sang vẫn còn chút buồn vướng mắt ...

P.t.a

Một lần nào đó trong đời mình, nếu có ai có dịp đi về qua lại ngôi trường mà chúng ta đã từng một tời gắn bó – có lẽ không ai mà không khỏi bùi ngùi và có một sự xúc động rất mãnh liệt - ở đây chúng tôi cũng thế đấy… Còn nhớ năm 2007 trong chuyến công tác về trung của ngành giáo dục, chúng tôi có ghé qua trường cũ – nhưng chưa đầy mười phút – thì chúng tôi lại phải ra đi…. Cái sự luyến nhớ ấy sao mà không khỏi bùi ngùi cho được. Về phần này – chúng tôi cũng đã nói rất nhiều trong nhiều loạt bài trước – nhưng hôm nay – với thi phẩm “Ngang qua Trường cũ” của chị TrâmAnhPhạm – theo chúng tôi được biết đó không phải là ngôi trường SaoMai – mà là ngôi trường College, mà sau này là trường Đại Học Cộng Đồng Đanang – để rồi chị cũng đã luyến lưu như chúng tôi vậy nếu chúng tôi bùi ngùi – thì chị TrâmAnh cũng đã bâng khuâng, nếu chúng tôi về lại trường cũ và xót xa – thì chị TrâmAnh cũng đã ngậm ngùi dấu xưa – nếu chúng tôi có được nhìn về cho trường cũ một lần cho dẫu – thì chị TrâmAnh cũng đã “tóc rũ bên thềm” – chính vì vậy cho dù là một ngôi trường nào đi nữa thì cái tình cái ơn và cái nghĩa sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của mỗi con người đi được… Nếu con lộ Gia Long ngày ấy dập dìu tiểu thơ của chị TrâmAnh; thì có lẽ cổng trường ngày xưa mà TrâmAnh cũng như nhiều người một đời gắn bó cũng chưa thể phai dấu mờ của từng nét rêu phong… Nếu một đời và một thời của mỗi con người như chúng tôi hoặc một ai đó đã từng in dấu chân trong sân trường xưa, có lẽ một khi nhắc lại sẽ không ai là không khỏi ngậm ngùi ngang qua…. Và ở đây Chị TrâmAnh cũng đã một lần như thế - để mà nhớ !!!

Ngang qua trường cũ
Trường xưa dấu xoá bụi mờ
Gia Long ngày ấy tiểu thơ dập dìu
Trải qua dâu biển phù du
Mái trường rêu phủ đìu hiu tháng ngày
Cổng trường khép lại một ngày
Đổi thay vận nước đọa đày tuổi xuân
Chiều nao vào quán chợ trời
Niềm tin đánh mất ,một thời sinh viên
Ngày nao cuốc đất Phú Ninh
Nghẹn ngào sỏi đá rung rinh tay mềm
Còn đâu tóc rũ bên thềm
Buông lơi ký ức êm đềm Việt văn
Còn đâu chiều ấy bâng khuâng !
Ngang qua trường cũ ngậm ngùi dấu xưa ...

P.t.a

Trong môn học Việt Văn ngày xưa – phần trích đoạn Cổ Văn – chắc ai ai cũng còn nhớ bài: Người Thiếu phụ Nam Xương – đó là chuyện nói về người thiếu phụ Vũ Thị Thiết – người con gái nết na thùy mị của vùng đất Hà Nam, sau lấy chồng là chàng công tử họ Trương, một lần Trương phải đầu binh ra biên cương đánh với quân Chiêm Thành, hai người đã có một cháu bé là thằng bé Đản, vì nhớ cha – nên hỏi mẹ và mẹ trả lời – cha con đêm đêm mới về - đến khi chàng Trương mãn hạn đi về quê thì bé Đản không tin đây là cha mình và nói: Cha tui ban đêm mới về…. Từ đó sự ghen tuông nổi dậy – mắng nhiếc đủ điều, để rồi người con gái Thị Thiết quá uất ức, đã phải ra bến Hoàng Giang – sau khi thề nguyền với đất trời – nàng đã gieo mình xuống sông gửi hồn về cho mây gió… Tối lại – thằng bé Đản nhìn bóng cha trên vách nhà và nói: Cha kìa – lúc đó Trương Chi hiểu ra thì đã muộn màng…

Còn ở đây – với chị TrâmAnh, mối tình Trương Chi – Vũ Thị Thiết tuy có in dấu đậm của sự chia tay – nhưng hình ảnh người phụ nữ TrâmAnh đã “in dấu” trên tách café có phải chăng chị đã ra đi và chia tay mùa thu với một dĩ vãng buồn ??? trong một khúc thơ ngắn ngủi – nhưng TrâmAnh cũng đã muốn nói lên cho mình một câu chuyện thương tâm về cuộc chia ly của mùa thu ngày ấy và bây giờ - Trương Chi chia tay mùa thu với người vợ trẻ, còn hôm nay TrâmAnh chia tay mùa thu với một tách café còn in dấu của cuộc đời, đã vậy… chị còn phải đi mời mọc với mọi người cùng sẻ chia với mình trong nỗi sầu thăm thẳm:  Mời ai – đắng, ngọt, thơm, nồng – Hồn xưa tích cũ – nỗi sầu Trương Chi…. Và có lẽ chính vì thế - mà chúng ta nhận thấy trong trang của chị - mùa thu, màu vàng lá úa, màu tím của nhớ thương – bao giờ cũng là sự chủ đạo trong tâm tư và cuộc sống của chị….

Em nghiêng
trong tách cà phê
Mời ai nỗi nhớ
lê thê tháng ngày
Mời ai
đắng, ngọt, thơm , nồng
Hồn xưa tích cũ
nỗi sầu Trương Chi

P.t.a

TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  43152410" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  52632810" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  40973610" />  TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  57542610" />
  Từng màu hoa tím của những mùa thu - TrâmAnhPhạm cũng khoác cho mình một màu tím ngắt của những mùa thu xưa....

Một khi nói về đất Quảng, chúng tôi cũng đã từng một thời ghi lại những dấu ấn cho chính bản thân mình – cũng như biết bao nhiêu người con mảnh đất miền trung này, không phải với loạt bài này mà hôm nay chúng tôi cũng đã nhắc lại, con người miền trung nói chung và con người xứ Quảng nói riêng, có lẽ ai ai cũng còn nhớ câu chuyện chàng trai xứ Quảng đi về Kinh để trẩy thi – gặp được người con gái xứ thần kinh ngàn năm đã tỏ lòng cảm thương khôn nguôi để rồi khi bước chân về lại quê nhà thì đã không đành, từ đó câu chuyện tình Nam Thiên mới nảy sinh, nhưng sau này hai người không còn gặp lại nhau vì thời thế đẩy đưa… Rồi hôm nay ( http://svqy.org/2015/1-2015/ruouhongdao/ruouhongdao.html ) Chị TrâmAnh cũng đã nhắc lại một câu chuyện tình của chàng trai xứ Quảng ngày xưa nào đó – nhưng chàng trai ngày đó không biết là ai đấy nhỉ - và có khi nào giống như câu chuyện tình cũng của một “Cô nữ sinh SaoMai của chúng ta… Chàng trai chạy xe máy lỡ tông vào cô gái SaoMai… sau này đã nên duyên vợ chồng…” còn chị TrâmAnh này – thì sao đây nhỉ ???

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say!
Ai về nhắn với bạn nguồn
Mít non gởi xuống cá Chuồn gởi lên ...


Hay còn là:

Có rượu không uống mà say
Hồn nay bay bổng vì ngây ngất tình
Môi em đỏ, má em xinh
Lòng người say đắm yêu… mình là anh…


 
Khi chúng tôi viết loạt bài này về cho chị TrâmAnhPhạm, thì một căn bệnh cảm cúm đang hành hạ chúng tôi mấy ngày hôm nay với một nỗi mệt mỏi khó tả khôn lường, nhưng chúng tôi cũng vẫn phải viết – để rồi nếu ngày mai – chúng tôi không còn viết được gì nữa thì lại mang trong mình một mối hận sầu đời là chưa làm xong… Dẫu biết cõi đời và cuộc sống cứ mãi xoay vần theo năm tháng, nhưng chúng tôi cũng đã nghĩ ra là phải làm, để lỡ ngày mai – khi không còn viết lên được chữ nào, thì cũng khỏi ân hối cho mình về một công việc – cho dù đã tàn phai hay là dấu đã phôi – chúng tôi cũng có thể mỉm cười nhẹ nhàng vì đã làm cho đời này xong xuôi một ước nguyện về với một con người – một người bạn, người chị hoặc là một người em gái – phải vậy không chị TrâmAnh ???

Nhưng dòng đời vẫn còn chảy hoài – thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ - chỉ có tác nhân là những con người biết đồng cảm hay không mà thôi – cũng giống như hôm nay – sau khi loạt bài về cho chị TrâmAnh đã có dấu chấm hết – thì chúng tôi còn mỉm cười được dưới ánh nắng của một mùa thu vàng úa – sắc tím buồn của một thời mà TrâmAnhPhạm cũng đã nói lên được… Thu xưa nay dấu phai rồi – Chỉ còn sắc tím bồi hồi trong ta… Kính chào và kính chúc chị TrâmAnhPhạm cứ nhìn mãi mùa thu trong cuộc đời với những màu thu tím…

Nguyễn Ngọc Hải.

TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  <a href=TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.  12039610" />
                                    Thi nữ Trâm Anh Phạm....


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
TrâmAnhPhạm… Một đời của màu tím mùa thu chưa phôi pha.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hoàng hôn chưa tắt hẵn...
» Thọ chưa hẳn là may mắn
» Bài cảm nhận Ngày "Tiên khấn" của Soeur Therese Hồng Thảo...
»  Tôi tin Thiên Chúa...
» Đạo Chúa với Duy thức

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến