Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...    Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  EmptyThu Apr 28, 2011 10:47 pm



Kỹ năng & Phương pháp Thuyết trình hiệu quả (Bài st...)

Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  SAM_0269

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.

Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.
Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.
Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…
Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.

Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.

Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Không làm mất thời gian của người nghe
- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
- Cấu trúc tốt bài thuyết trình
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe

(Bài liên quan…)

Sơ lược cấu trúc và nội dung của một bài thuyết trình

Mở đầu bài thuyết trình, bạn hãy thu hút sự chú ý của người nghe ngay lập tức, đưa ngay các thông điệp giới thiệu tổng quan, giới thiệu kinh nghiệm bản thân, giới thiệu vấn đề một cách sáng tạo như kể chuyện, đặt câu hỏi, nêu giả thiết, hoặc nêu các thông tin mới...

Nội dung chính của bài trình bày nên theo Tam đoạn luận (chia thành 3 phần lớn) và sử dụng sáng tạo các phương pháp để trình bày ý tưởng trong phần này. Ví dụ trình bày ý tưởng theo logic, theo thứ tự thời gian, trình bày từ tổng thể tới cụ thể, từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ những điều đã được chấp nhận tới những mâu thuẫn, trình bày theo quan hệ nhân-quả, từ vấn đề tới giải pháp...

Kết luận của bài trình bày phải nêu được điểm nhấn của bài trình bày. Trong phần này cần sử dụng các nút tác động lên người nghe bằng các câu hỏi và hành động, như "bài trình bày có gì nên thay đổi, có gì mới hơn?"...

Một số lưu ý khi thuyết trình Powerpoint

Microsoft Powerpoint tích hợp trong bộ Office là một phần mềm thông dụng nhất hiện nay dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy... Đối với sinh viên sắp tốt nghiệp thì đa số phải "đụng" tới Powerpoint ít nhất một vài lần cho việc thuyết trình luận văn, đồ án tốt nghiệp.

Với sự hỗ trợ các công cụ như ngày nay con người nhiều khi bị phụ thuộc vào máy điều này làm cho người thuyết trình bị động. Và nhiều khi gặp phải các sự cố như mất điện và bị virút. Nên cần chuẩn bị cẩn thận trước khi lên thuyết trình. Nếu cần thiết chúng ta có thể in ra, và trong trường hợp xấu nhất có thể chúng ta nên tự thuyết trình không. Và đặc biệt lưu ý những gì chúng ta đã trình bày trên các slides thì chúng ta không nên đọc lại.

Một số lưu ý khi trình bày:
Trang chiếu phải có tiêu đề
Một trang chiếu không quá một chủ đề
Số nội dung không quá 6
Một nội dung không quá 2 dòng
Ngôn từ nhất quán
Dùng gam màu và hình ảnh thích hợp
Thiết kế trang chiếu cân đối
Viết chữ cỡ tối thiểu 5mm

Một số phím tắt cần nhớ trong khi trình chiếu
Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch dưới hay khoanh tròn những điểm quan trọng.
Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn.
Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi.
Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình)
Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột.
Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này để trở về bình thường.
Page Up hay mũi tên lên: Đến dương bản trước.
Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến dương bản sau.
Nhấn số trang rồi nhấn Enter: Đến dương bản theo số trang.

Thuyết trình trước đám đông

Đứng trước đám đông, để thành công, bạn phải là người làm chủ mọi tình huống...

Đến sớm kiểm tra địa điểm để chắc chắn chỗ ngồi của khán giả cùng với những thiết bị như bảng trắng, bảng đen, ánh sáng, vị trí màn hình máy chiếu, hệ thống âm thanh…đều có lợi cho bạn. Đồng thời có thể làm quen với khán giả. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ.

Nhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy trong nội dung buổi nói chuyện. Nắm vững thông tin BẠN SẼ TRÌNH BÀY. Sắp xếp những gì bạn phải nói trong một trình tự HỢP LÝ. Hãy LÀM bài THUYẾT TRÌNH lôi cuốn ĐỂ ĐÁNG VỚI thời gian và sự chú ý của khán giả. TẬP bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình MÌNH, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe CHÍNH MÌNH. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân . Cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày.

Khi nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên đang diễn trên sân khấu vậy. Bạn được nhìn nhận như nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với dịp đó. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện, tự tin nhưng không tự kiêu. Giữ bình tĩnh. Cố tỏ vẻ thoải mái dù bạn có căng thẳng đến mấy. Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp.

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước. Hãy sử dụng những thiết bị hỗ trợ âm thanh-hình ảnh hay đạo cụ nếu cần thiết. Nắm chắc cách sử dụng những phần mềm thuyết trình như Power Point. Đừng làm thính giả lóa mắt bằng cách dùng quá nhiều hình ảnh động, đọa âm thanh hay màu sắc loè loẹt không phù hợp với chủ đề.

Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm) đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới Kết luận ( nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).

Không nên nhìn giấy quá lâu, nhưng thỉnh thoàng liếc qua thì chấp nhận được. Nói dõng dạc, rõ ràng và tự tin. Không được lí nhí. Nếu bạn mắc lỗi, sửa, và tiếp tục. Không cần phải viện cớ này nọ hay xin lỗi rườm rà.

Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: nhìn thẳng vào mắt một vị thính giả trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông, và thình thoảng liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào vấn đề

Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi nói chuyện thành công. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất.

Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.

Thêm chất hài hước vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực. Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó tẻ nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.

Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời gian khi bạn tập dượt ở nhà. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết của một bài thuyết trình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa những từ trong văn nói và những từ trang trọng trong văn viết. Dừng bài thuyết trình với một nhận định thú vị hay một nút thắt phù hợp với vấn đề. Hãy lưu lại trong lòng người nghe một ấn tượng tốt và cảm giác hoàn hảo. Không giảng giải dông dài những nhận định cuối ấy. Cảm ơn họ và ngồi xuống.

(Còn nữa...)



Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  Empty
Bài gửiTiêu đề: 6 điểm không mê được của người thuyết trình   Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  EmptyThu Apr 28, 2011 10:51 pm


6 điểm không mê được của người thuyết trình

Khi chuyện trò, trao đổi phỏng vấn hay thuyết trình ở cơ quan, đôi khi bạn có những "ngôn ngữ cơ thể" thừa, ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh cũng như bài nói chuyện của mình.

1. Không giao tiếp bằng mắt với người nghe

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ bài nói chuyện.

Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng vào mắt của cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyện thường chỉ nhìn xuống tài liệu, vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc... ngó lơ lung tung. Có một cách rất hiệu quả để chữa "bệnh" này: ghi hình những buổi thuyết trình của mình và xem lại để rút kinh nghiệm.

Nhìn thẳng vào thính giả chính là một cách để thu hút sự chú ý của họ, không cho phép họ có cơ hội lơ là hay làm việc khác.

2. Dáng đứng rụt rè, không mạnh mẽ

Hậu quả: Mọi người sẽ thấy ở bạn một doanh nhân còn non nớt, không chững chạc.

Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai. Bạn có thể hơi nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu và xương sống. Không nên dựa vào bàn hay bục phát biểu.

3. Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều

Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong. Đôi khi, những động tác thừa của bạn khiến người nghe rối mắt, và họ có thể lấy chúng ra làm trò cười đấy.

Lời khuyên: Hãy hạn chế và kiểm soát mọi cử động của cơ thể. Đừng phô diễn những cử động không mục đích. Tập thói quen nghiêm túc ngay cả khi đang nói chuyện với một người. Trừ khi bạn đang "buôn dưa lê" với cô bạn thân, mọi cử chỉ lắc lư đều khiến bạn có vẻ cợt nhả.

4. Đứng yên một chỗ

Hậu quả: Bạn đang tạo cho bài nói chuyện của mình vẻ cứng nhắc không cần thiết đấy. Buổi nói chuyện của bạn chắc chắn sẽ kém phần sôi động, vui vẻ nếu bạn cứ đứng yên như phỗng.

Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất hay đi lại trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi đi lại lại của họ là có mục đích chứ không phải vô nghĩa. Bạn cũng nên có những động tác cần thiết để minh họa cho bài nói.

5. Bỏ hai tay trong túi

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứng thú phát biểu, bạn miễn cưỡng phải trình bày, hoặc bạn đang lo lắng.

Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia để thả lỏng thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay đổi. Giải quyết vấn đề này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi. Dùng tay để cầm bút, thước, chỉ vào màn hình minh họa,… Hãy để đôi tay bạn không “thất nghiệp”.

6. Sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả tạo

Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ mất đi sự tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo, không thật trong bài phát biểu của bạn.

Lời khuyên: Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu không sẽ có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn sẽ không nhất quán với những gì bạn đang nói. Khi đó, thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm thanh bị lộn xộn. Ngôn ngữ thuyết trình cũng phải chọn lựa kỹ, sao cho giản dị và dễ hiểu, đừng để người nghe nhàm chán hoặc phải căng thẳng đầu óc để suy luận.

Theo Askmen.
Để thuyết trình thành công


Khi bạn muốn trình bày trước phòng ban của mình về một dự án nào đó, việc thuyết trình thường là vấn đề khiến bạn lo sợ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn thuyết trình thành công.

1. Nắm rõ nguyên tắc thuyết trình

Mục đích: Biết mục đích của bạn là gì khi thuyết trình. Thông báo? Thuyết phục? Giải trí?

Đối tượng: Ai là đối tượng của bạn? Nhóm tuổi của họ? Họ sống ở đâu? Quan điểm, tính cách của họ?

Những vấn đề cần thiết khác: Đây là những thứ cần được sắp xếp. Bạn nên xác định lượng thời gian và thời điểm cần nói và không gian.

2. Tính thời gian hợp lý

Lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia.

3. Nội dung phù hợp

Khi chuẩn bị bài phát biểu, hãy xác định những gì “phải”, “nên” và “có thể” đưa đến người nghe. Hãy hạn chế nội dung tùy theo thời gian thuyết trình và sự quan tâm của người nghe.

4. Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn

Đưa vào bài thuyết trình các câu chuyện, giai thoại, phép ẩn dụ để chúng thêm thuyết phục thay vì chỉ đưa ra những dữ liệu đơn thuần.

5. Lập dàn ý cho riêng mình

Hãy gạch ý đầu dòng thay vì dùng cả câu. Bôi đậm những chỗ quan trọng.

6. Luyện nói thật to

Bạn sẽ nói thật tự nhiên khi bạn luyện tập nhiều. Hãy tập nói thật to trước khi thuyết trình.

7. Dẹp bỏ sự run sợ

Run sợ không phải là là điều tốt khi thuyết trình. Không có đội trưởng đội bóng nào bảo đội của mình hãy bình tĩnh ngay trước khi vào trận. Thay vào đó, bạn hãy tự kiểm soát sự run sợ này bằng cách thở thật sâu từ cơ hoành và tưởng tượng mình sẽ kết thúc bài thuyết trình thành công. Được chuẩn bị tốt, bạn sẽ càng tự tin.

8. Sôi nổi và nồng nhiệt

Thái độ nhiệt tình, sôi nổi khi phát biểu sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn. Nếu giọng của bạn biểu cảm và cử chỉ sinh động, trông bạn sẽ tự tin và nồng nhiệt hơn.

9. Nghĩ trước tất cả những câu hỏi bạn có thể bị hỏi

Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn chính bài thuyết trình.

...........................


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  Empty
Bài gửiTiêu đề: 15 quy tắc vàng trong nghệ thuật nói chuyện trước công chúng   Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  EmptyThu Apr 28, 2011 10:53 pm



15 quy tắc vàng trong nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.

1 Hai ngày trước đó
2 Buổi sáng cùng ngày
3 Năm phút trước khi bắt đầu
4 Trong khi trình bày
5 Xem thêm
6 Nguồn

Hai ngày trước đó

1) Ghi ý tưởng ra giấy

Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên.

2) Lặp lại to giọng

Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng.
Buổi sáng cùng ngày

3) Chọn trang phục thích hợp

Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi.

4) Ăn nhẹ

Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt.
Năm phút trước khi bắt đầu

5) Nên vào phòng vệ sinh

Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa.

6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra

7) Hít, thở

Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng.

Cool Làm thông giọng

Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng.
Trong khi trình bày

9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước

Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả.

10) Nói ít, nhưng nói hay

Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi.

11) Thay đổi giọng nói

Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu.

12) Hãy cử động

Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá.

13) Duy trì sự chú ý của công chúng

Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại.

14) Hãy nói chậm khi có sự cố

Quên, lúng túng,... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày.

15) Nở nụ cười khi kết thúc

Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phongf. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện.
Kỹ năng trình bày thành công của người thuyết trình[/b]

Các kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể yêu cầu được dạy và đào tạo. Để biết được các kỹ năng cho một bài thuyết trình, mời các bạn đọc dưới đây.

Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Họ không biết cách thực hiện một buổi thuyết trình một cách chuyên nghiệp như thế nào cả. Để tránh được sự sợ hãi này, họ cần phải có các kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể có được các kỹ năng này thông qua các khoá đào tạo và trở thành những người thuyết trình thành công nhất.

Đó là khả năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trình bày thông tin đấy trong một khoảng thời gian dài. Người thuyết trình chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng thuyết trình để trình bày các thông tin phức tạp một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn và cách trình bày chính xác.

Nếu bạn quá bận rộn để theo đổi một khóa học, bạn có thể theo các gợi ý sau cho các bài trình bày tới đây của các bạn:
Chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độ người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.
Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ làm cho ban trở nên tự tin hơn và thể hiện bạn có kiến thức về nội dung trình bày.
Bạn nên biết cách để dẫn dắt mọi người.
Mô tả tỷ mỉ nội dung bằng các ví dụ, nếu cần thiết.
Bạn nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với công ty/tổ chức của bạn. Bạn nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường
Luôn luôn luyện tập bài trình bày của bạn một vài ngày trước đấy
Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của bạn.
Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe.
Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnh bánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản. Bằng cách sử dụng các phương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp 5 lần.
Nếu bạn sử dụng công cụ Powerpoint, đừng quên giữ bản in.
Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.
Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt.
Người trình bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.
Nhìn người nghe để khuyến khích họ.

Để thuyết phục người nghe, bạn cần phát triển các kỹ năng trên. Các kỹ năng này được dạy một cách chi tiết trong các khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tổ chức tại các trường, các viện. Bạn có thể sử dụng phương pháp đào tạo tại lớp hoặc trực tuyến. Họ sẽ đào tạo cho bạn nhiều khía cạnh khác nhau để có một bài thuyết trình thành công.

Nếu bạn muốn tạo một buổi thuyết trình buồn tẻ thành lý thú thì hãy luôn nhớ các kỹ năng trình bày này. Phần thưởng cho nó sẽ là rất nhiều và bạn sẽ trở thành một người thuyết trình thành công.

NNH St...


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...    Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Kinh nghiệm về kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHỮNG KINH NGHIỆM HỮU ÍCH CHO ĐỜI SỐNG
» Bài Thuyết trình của NNH.
» Bài Thuyết trình của Đức Cha Bùi Văn Đọc...
» Bài Thuyết trình của GS Trần Duy Nhiên...
» Những Bí Quyết Để Có Một Buổi Thuyết Trình Hay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: HỌC NỮA HỌC MÃI-
Chuyển đến