Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012   Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012 EmptyMon Apr 09, 2012 12:52 pm

Một thoáng ghi nhận từ bài giảng Đêm thứ Sáu Tuần Thánh 2012

Tình yêu bao la…

Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012 MungChuaPhucSinh

Khác hẵn với bài giảng Đêm Thương khó 2011.

Đêm nay, nhân cuộc tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết vào giờ thứ sáu của Tuần tam nhật Vượt qua. Chúng tôi cũng ghi nhận không giống như bài giảng của năm trước với chủ đề: Tình yêu và sự đau khổ… còn nhớ năm ấy vị linh mục đã khơi dậy một tình yêu bao la của Con Người đã chịu hy sinh để Cứu chuộc cho nhân loại.

Khác hẵn với những buổi thuyết trình về đề tài Mùa Chay Thánh tại Giáo phận Xuân Lộc với linh mục Phaolo Nguyễn Văn Thông (DCCT) đã trình bày với trước vài nghìn con chiên sư phạm của Xuân Lộc hàng năm…

Bài giảng năm nay – 2012 – của một vị linh mục tại một giáo xứ thuộc giáo phận Saigon đã lay động lòng người tham dự trong đêm Thứ Sáu Tuần Thánh và gây không khỏi bùi ngùi xúc động về một tình yêu cao cả của Con Người trong chương trình Cứu độ trần gian.

Thánh lễ vẫn diễn ra như những thánh lễ khác của ngày Tuần Thánh, ai cũng biết đêm thứ Sáu Tuần Thánh là một đêm huyền bí và thiêng liêng của mọi con người Kitô hữu; đêm tang thương và chết chóc, sau một ngày hãm mình, cầu nguyện, ăn năn và thống hối; trong tam nhật Vượt qua này thì ngày thứ Sáu còn gọi là ngày mà mọi Kitô hữu đã dành trọn hết nỗi buồn của mình trong giờ phút sinh thì của Con Người… Giờ thứ sáu trong ngày - màn đền thờ xé làm đôi; trời đất u ám và kinh thiên động địa; những người lính canh trên đồi đã chứng kiến một cảnh tượng thật ghê rợn trong những tiếng sấm rền giữa trời đất… phải chăng giờ Con Người đã điểm, cái giờ mà mọi kinh hoàng trên trời đất sẽ đổ sụp xuống giữa trần gian này; đến nỗi một trong bốn người lính canh trên đỉnh đồi Golgotha phải thốt lên: Người này đúng là Con Thiên Chúa…

“Con Thiên Chúa” – một hình tượng huyền nhiệm đối với những người Kitô hữu nói riêng và của toàn thể nhân loại nói chung;vị linh mục đã hướng thiện cho các giáo dân về một dấu ấn thiêng liêng trong lĩnh vực đức tin tín lý của con người Kitô giáo, và đó là một mầu nhiệm, một mầu nhiệm mạc khải cho con người để rồi được đón nhận Ơn Cứu rỗi…

- Ngôi Lời đã sinh ra giữa tất cả chúng ta và đã làm Người
- Ta đến để Cứu rỗi cho thiên hạ.
- Ơn Cứu độ sẽ đổ tràn đầy xuống trên khắp cả mọi muôn dân
- Ta đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ
- Mầu nhiệm Cứu chuộc sẽ rũ sạch tất cả tội lỗi trên toàn con cái Israel và cả mọi muôn dân

Một bài giảng – trong một thánh lễ tràn đầy Ơn Cứu rỗi đối với nhân gian – đã có và còn mang đến cho tất cả chúng ta một mầu nhiệm Phục sinh đã được mạc khải xuống trên toàn thể con cái của Người, và cũng từ một bài giảng – chúng tôi ghi nhận được vài vấn đề nho nhỏ và hạn hẹp qua vài khái niệm:

I- Thiên Chúa – một con người bao la:
Trong giáo lý Công giáo, có lẽ ai ai cũng hiểu rằng: Thiên Chúa là Đấng tự hữu và hằng có đời đời, …. Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật; ánh sáng bởi ánh sáng trong cái muôn vật hữu hình và vô hình, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng “bản tính với Đức Chúa Cha”, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, Người đã từ Trời xuống thế - bởi phép Đức Chúa Thánh Thần – nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria và đã làm Người… Chịu khổ hình và được mai táng trong thời quan Phongxio Philato – đến ngày thứ ba Người sống lại… và lên Trời trong sự vinh hiển… điều này không ai có thể phủ nhận được – một khi nếu chúng ta là những con người Kitô hữu, một điều mà không những là người công giáo nói riêng mà cả những người ngoài công giáo đều tin rằng có Thiên Chúa, do đó từ xa xưa biết bao nhiêu ý kiến, dư luận và ngay cả giấy bút đều có những định nghĩa về cho Ngài. Trong bài giảng đêm thứ Sáu Tuần Thánh Vị Chủ tế đã khái niệm lại về Con Người của Thiên Chúa theo một khái niệm về dân gian và làm cho những người tham dự dễ hiểu và tin rằng: Giêsu là một nhân vật tự hữu và hằng có – Ngài đã thiết lập một chương trình Cứu độ nhân loại và mầu nhiệm đó là mầu nhiệm Phục sinh vinh hiển của Ngài…

Nếu con người ta quan niệm khi chết đi là một định luật chuyển hóa, như bên triết học nhà Phật: chết là một sự chuyển hóa của một kiếp người, thì người công giáo tin rằng: chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời… Vì Thiên Chúa là nhân vật chủ yếu xoay chuyển cho con người chúng ta,

Chúng ta tin rằng Thiên Chúa là đấng tự hữu, hằng hữu, là đấng tạo hóa và đấng tể trị toàn thể vũ trụ. Theo quan điểm này, những thuộc tính của Thiên Chúa là thánh khiết (tinh tuyền và tách biệt khỏi tội lỗi), công chính (công bình, ngay thẳng và chân thật trong mọi đoán xét), tể trị (không gì cản trở được ý chí của Chúa), toàn năng (không gì mà Chúa không thể làm được), toàn tri (không gì mà Chúa không biết), yêu thương, và hiện diện khắp mọi nơi.

Quan điểm này miêu tả Thiên Chúa là vô hình, có thân vị, ngài là nguồn của mọi nghĩa vụ đạo đức, và là thực thể tối cao con người có thể nhận biết được. Trong các mức độ khác nhau, những thuộc tính này được trình bày bởi các học giả tiên khởi của Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo (Kitô giáo) và Hồi giáo, trong đó có Augustine, Al-Ghazali, và Maimonides.

Theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh).

Trong Kinh Thánh Hêbrơ của Do Thái giáo cũng là Cựu Ước của Cơ Đốc giáo miêu tả Thiên Chúa theo các thuộc tính sau: "Chúa là Thiên Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xoá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi, nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời" (Exodus 34. 6-7).

Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa
Chương đầu tiên của Kinh Thánh được dùng để ký thuật công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Ngoài ngài không có sự hiện hữu. Thiên Chúa tạo nên mọi vật, nhưng chỉ có ngài là đấng tự hữu. Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ ex nihilo, từ sự vô hình và trống không. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa dựng nên con người, và ban cho họ quyền cai quản mọi loài trên đất. Kinh Thánh cũng miêu tả các thuộc tính của Thiên Chúa như toàn năng và toàn tri.

Cựu Ước thường nhắc đến danh hiệu Chúa toàn năng, và giải thích “không có điều gì khó quá cho Ngài.” (Sáng 18: 14). Bởi vì Thiên Chúa là đấng tạo hóa, không có điều gì vượt quá năng lực của Ngài, cũng không ai có đủ quyền năng để ngăn cản công việc tay Ngài làm.

Hai thuộc tính toàn năng và toàn tri của Thiên Chúa, theo miêu tả của Kinh Thánh, liên quan mật thiết với nhau và là một phần trong quyền năng sáng tạo và bảo tồn vũ trụ. Khi tỏ cho các môn đồ biết về sự quan phòng của Thiên Chúa, Giêsu nói, “Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi.” (Matt. 10: 30). Một chỗ khác trong Tân Ước khẳng định thuộc tính này của Thiên Chúa, “Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng hết thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại.” (Hêbrơ 4: 13).

Thiên Chúa là Đấng Cứu rỗi
Trong Kinh Thánh, công cuộc sáng tạo và cứu rỗi liên quan mật thiết với nhau. Thiên Chúa dựng nên con người, yêu thương họ, và muốn ban cho họ sự sống đời đời. Theo Kinh Thánh, chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu của ngài, Sứ đồ Giăng đã miêu tả “Thiên Chúa là sự yêu thương.” (1Gioan 4:Cool. Khi loài người bất tuân, sa ngã, và phạm tội, họ đã xúc phạm đức công chính của Thiên Chúa, và bị đặt dưới cơn thịnh nộ và sự đoán phạt của ngài. Vì Thiên Chúa là công chính, sự cứu rỗi phải thỏa mãn sự công bình của luật pháp. Sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập tự để đền tội thay cho loài người, theo Kinh Thánh, là giải pháp trọn vẹn có thể đáp ứng cả tình yêu thương và đức công chính của Thiên Chúa.

Tuy Kinh Thánh không miêu tả Thiên Chúa cách có hệ thống, lại cung cấp những hình ảnh thi vị về mối tương giao giữa Chúa và con người. Theo nhà thánh kinh sử học Yehezkal Kaufmann, phát kiến nền tảng của môn thần học Kinh Thánh là trình bày một Thiên Chúa không chỉ quan tâm đến con người mà còn muốn biết con người có quan tâm đến Chúa hay không. Hầu hết đều tin rằng Kinh Thánh nên được xem là quan điểm của con người về Thiên Chúa, song nhà thần học Abraham Joshua Heschel miêu tả Thiên Chúa trong Kinh Thánh theo quan điểm anthropopathic, theo đó Kinh Thánh nên được đọc theo quan điểm của Thiên Chúa về con người chứ không phải quan điểm của con người về Thiên Chúa.

Tương tự, Tân Ước không cung cấp một nền thần học có hệ thống về Thiên Chúa, nhưng là một nền thần học tiềm ẩn khi dạy rằng Thiên Chúa trở thành người trong thân vị của Chúa Giêsu trong khi vẫn là Thiên Chúa cách trọn vẹn. Trong ý nghĩa này, Thiên Chúa trở nên một thực thể có thể nhìn thấy và chạm đến được, có thể phán dạy và hành động theo một cung cách mà con người dễ dàng cảm nhận trong khi vẫn duy trì phẩm cách siêu nhiên và vô hình của Chúa. Các khái niệm này là những bước triệt để tách rời khỏi các khái niệm về Thiên Chúa được tìm thấy trong Kinh thánh Hêbrơ, dẫn đến việc xác lập học thuyết Ba Ngôi.

II- Thiên Chúa – một sự hy sinh và niềm tin được đi vào một chân lý của sự trường tồn và vĩnh hằng.
"Nếu mặc khải là con đường Thiên Chúa đến với con người thì đức tin là con đường để con người đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con người trước tiếng nói của Thiên Chúa". (Thánh Âu-tinh)

a. Tin là đáp lời Thiên Chúa
"Với tình thương chan chứa, Thiên Chúa vô hình đã ngỏ lời với loài người như với bạn hữu. Ngài đối thoại với họ để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài" (MK.2). Tin chính là đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế, thánh Phaolô nói đến sự vâng phục của đức tin. Trong cuộc sống hằng ngày, mối quan hệ của con người với con người cũng được dệt bằng sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không cuộc sống sẽ rất nặng nề vì ngờ vực và nghi kỵ. Xa hơn nữa, trong tình bạn và trong cuộc sống gia đình, người ta còn đến với nhau bằng niềm tin sâu xa hơn niềm tin bao hàm cả tình yêu, tín nhiệm và trung tín, niềm tin khiến con người cởi mở cõi lòng cho nhau và nâng đỡ nhau trong mọi nỗi niềm cuộc sống. Như thế, niềm tin đã là một yếu tố căn bản và cần thiết cho cuộc sống. Thực tế đó giúp ta hiểu niềm tin vào Thiên Chúa không phải là điều chi xa lạ và trừu tượng. Tuy nhiên niềm tin vào Thiên Chúa lại mang một nội dung rất khác, vì chỉ một mình Thiên Chúa là Chân lý ban sự sống.

Vì thế, niềm tin vào Thiên Chúa phải là sự gắn bó toàn diện và tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh và không một tạo vật nào có thể đòi hỏi nơi ta niềm tin như thế. Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria là những mẫu mực của đức tin. Vì tin, tổ phụ Abraham đã vâng lời "ra đi mà không biết mình đi đâu" (Dt 1,Cool. Vì tin, Mẹ Maria đã thưa với sứ thần: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc.1,38), vì "Ðối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" (1, 37). Các ngài đã trao phó trọn vẹn cuộc đời cho Thiên Chúa và trở thành những người cộng tác tích cực vào chương trình của Thiên Chúa.

b. Tin là gắn bó với Chúa Cha, qua Chúa Con, nhờ Chúa Thánh Thần
Không phải chỉ có người Công Giáo mới tin vào Thiên Chúa. Rất nhiều người chia sẻ với chúng ta niềm tin ấy. Tuy nhiên, hình ảnh mỗi người có về Thiên Chúa lại có thể rất khác nhau và nhiều khi, vị Thiên Chúa mà người ta tôn thờ chỉ là vị Thiên Chúa theo sở thích và trí tưởng tượng của con người. Với người Kitô hữu, niềm tin vào Thiên Chúa không thể tách ra khỏi niềm tin vào Ðấng Ngài sai đến là Ðức Giêsu Kitô. Chỉ một mình Ngài biết Thiên Chúa và có thể chỉ cho ta thấy Thiên Chúa đích thực "Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết" (Ga 1,18). Vì thế, tin là tin vào Thiên Chúa được tỏ ra trong Ðức Giêsu Kitô. Niềm tin ấy, chúng ta không thể có nếu không được chia sẻ Thánh Thần của Ðức Giêsu vì "Không ai có thể nói rằng: Ðức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí" (1 Cr 12,3). Ngài là Ðấng "thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa ... Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa" (1 Cr 2,10-11).

c. Những đặc tính của đức tin
Khi tông đồ Phêrô tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ðức Giêsu đã tuyên bố: "Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy. Ðấng ngự trên Trời" (Mt. 16-17). Như thế, đức tin trước hết là HỒNG ÂN Thiên Chúa ban tặng. Chính Ngài đi bước trước và trợ giúp từ bên trong "Ngài thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tìm theo chân lý" (MK.5). Nếu đức tin là một hồng ân thì đồng thời, TIN cũng là HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI. Ân huệ Thiên Chúa không hủy diệt khả năng hiểu biết và ý chí tự do của con người, nhưng soi sáng, nâng đỡ và gọi mời cộng tác. Chính vì thế "Ðức tin kiếm tìm hiểu biết (Thánh An-sen-mô), hiểu biết nhiều hơn về Ðấng mình tin và những chân lý Ngài mặc khải, một hiểu biết sống động khiến ta gắn bó với Thiên Chúa nhiều hơn đề như thánh Âu-tinh diễn tả "Tôi tin để hiểu và tôi hiểu để tin nhiều hơn". Ðồng thời, TIN là hành vi tự do vì "Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con người do chính Ngài tạo nên, con người ấy phải được tự do và được hướng dẫn theo chính phán đoán của mình" (TD.11).

Trong cuộc sống trần thế, "Ðức Giêsu đã trợ giúp và chứng thực lời giảng thuyết của Ngài bằng những phép lạ, để khơi dậy và cũng cố lòng tin của thính giả, Nhưng Ngài không hề tạo áp lực cưỡng ép họ" (TD.11). Cuối cùng, vì đức tin là sự gắn bó toàn diện con người với Thiên Chúa, nên không thể chỉ ngưng lại ở những hiểu biết suông mà phải dẫn tới hành động. Chính vì thế, thánh Gioan nói đến việc "thực thi chân lý" và thánh Gia-cô-bê gọi "đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết" (Gc 2,17).

Người tín hữu luôn luôn tự cảnh giác vì Lời Chúa nói: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu. Những chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời mới được vào mà thôi" (Mt,7,21). Ðức tin như ta vừa tìm hiểu là đòi hỏi cần thiết để được cứu độ, như Ðức Giêsu đã nói với các môn đệ khi Ngài từ cõi chết sống lại "Anh em hãy đi khắp muôn dân thiên hạ, loan báo tin mừng cứu độ cho mọi loài thọ tạo, Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ, còn ai không tin, sẽ bị kết án" (Mc.16,15-16). Ơn cứu độ ấy sẽ hoàn thành trong ngày sau hết nhưng ngay từ bây giờ, đức tin cho ta nếm hưởng ánh sánh vĩnh cữu, "bảo đảm cho những điều ta hy vọng" (Dt.11,1). Vì thế, đức tin là khởi điểm của cuộc sống vĩnh hằng.

d. Ðức tin cá nhân và cộng đoàn
Không ai có thể tự ban tặng sự sống cho mình và cũng không ai có thể sống một mình, nhưng người ta đón nhận sự sống từ người khác và sống luôn luôn là sống với. Ðức tin cũng thế. Một đàng, đức tin là hành vi cá nhân hiểu như lời đáp trả tự do của mỗi người trước tiếng gọi của Thiên Chúa. Nhưng đàng khác, đức tin là một quà tặng được đón nhận và đến lượt mình phải trao ban cho người khác. Hội Thánh chính là người Mẹ trao ban đức tin cho ta. Vì thế, khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, thừa tác viên hỏi "Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?", người lãnh nhận trả lời "Con xin đức tin... Ðức tin mang lại cho con sự sống đời đời" (Sách Nghi Thức Roma).

Và cũng như người mẹ sinh ra con, phải dạy con nói, nhờ đó có thể hiểu biết và tiếp cận thế giới chung quanh. Cũng vậy, Hội Thánh sinh ta ra trong đức tin, đồng thời dạy ta ngôn ngữ đức tin để giúp ta hiểu và đón nhận sự sống đời đời. Những chân lý đức tin mà người mẹ Hội Thánh trao ban và dạy dỗ không phải là những công thức vô hồn, nhưng là phương thế giúp ta đạt đến chính Thiên Chúa và ơn cứu độ muôn đời. Và bởi vì "Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người. Ðấng ngự trên mọi người và trong mọi người" (Ep.4,5-6), nên xuyên qua mọi không gian và thời gian, trong nhiều nền văn hóa khác nhau và bằng nhiều ngôn ngữ của các dân tộc. Hội Thánh chỉ tuyên xưng một đức tin duy nhất.

e. Người Kitô hữu sống đức tin
1. Cho đến hôm nay, đa số người Công Giáo vẫn giữ được đời sống đức tin rất tốt, được cụ thể hóa qua việc tham dự Thánh Lễ cũng như lãnh nhận các bí tích. Tuy nhiên, đời sống đức tin ấy nhiều khi chỉ là những thói quen do ảnh hưởng của gia đình, xứ đạo hơn là một chọn lựa và dấn thân cá nhân. Một đức tin như thế sẽ khó lòng đứng vững trong khung cảnh đô thị hóa và xã hội hóa đang và sẽ diễn ra mỗi ngày một nhanh hơn. Vì thế, cần xây dựng một đức tin mang tính cá vị, hiểu như một chọn lựa tự do và ý thức trước tiếng gọi của Thiên Chúa.

2. Ðức tin là lời đáp trả của con người toàn diện trước tiếng gọi của Thiên Chúa. Con người toàn diện ấy bao gồm cả lý trí, tình cảm, ước muốn và hành động. Vì thế, để sống đức tin, người Kitô hữu không chỉ ngừng lại ở những hiểu biết thuần lý, nhưng phải bước vào đời thờ phượng và luân lý. Nhờ cầu nguyện, ta gặp gỡ chính Ðấng mà ta tin. Và niềm tin đích thực được thể hiện qua đời sống hằng ngày "Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa, đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người" (1 Ga. 2,3).

III- Phục sinh – một mầu nhiệm tích lũy từ một tình yêu thương vô hạn
Mỗi lần tết đến xuân về chúng ta thường suy niệm về ý nghĩa của thời gian. Thời gian chẳng qua là một chuỗi của những chuyển động không ngừng. Nhưng không có thời gian nếu không có mức đến và đi. Nói tóm lại nếu không có đời đời. Tuy nhiên những người vô thần sợ đời đời vì sợ con người xao nhãng nhiệm vụ trần thế. Họ nói tôn giáo là thuốc phiện làm mê mệt dân chúng vì tôn giáo cho con người thấy viễn cảnh đời đời. Ngày nay khi nghiên cứu các tôn giáo khác có nhiều người đâm ra nghi ngờ cái viễn cảnh đời đời của Kitô giáo.

Tuy nhiên kinh thánh cho ta tin tưởng về một điều mà tâm hồn nhân loại không bao giờ tưởng tượng ra nổi. (1 Cor 2,9) Có đời đời vì Mạc khải và sự Sống Lại của Thiên Chúa: Nếu Chúa Kitô không sống lại niềm tin của anh em chả đi đến đâu cả.. và rồi những người chết trong Chúa Kitô sẽ bị mất mát. Nếu ta đặt niềm tin vào Chúa Kitô cho cuộc sống hiện nay mà thôi, chúng ta là những người đáng thương hơn cả. (1 Co 15,17-19).

Mạc khải đã cho ta rất nhiều hình ảnh về thế giới bên kia, cõi vĩnh hằng, như là sự hiệp thông với Chúa hay tiệc cưới đời đời. Niềm tin và sự hi vọng vào cuộc sống đời đời đem lại cho ta sự can đảm và sự bình an nội tâm.

Khi loan báo Chúa Kitô Phục sinh mạc khải cũng đoan hứa xác thịt người ta sống lại và sự hằng sống. Nhưng số phận những người đã chết ra sao ? Cựu ước luôn cảnh cáo chuyện chiêu hồn nhưng cũng cho hay là người đã chết không bị tiêu diệt. Họ vẫn sống bên Chúa theo một cách thế nào đó. (Sg 3,1-9). Việc cầu nguyện cho người chết, tập tục của người Do thái như trong sách Maccabêô (2 M 12,43) vẫn được khuyến khích trong giáo hội cho thấy đã có những tập tục đó. Tân ước nói tới một hình ảnh tượng trưng của người do thái về một nơi nào đó người chết chờ đợi nhưng cũng xác định về một liên hệ mới với Chúa Kitô. (cf 2 Co 5,8; Ph 1,23). Như thế liên hệ giữa người còn sống và những người đã chết không bị gián đoạn.

Khi chấp nhận chân lý, khi chết – thì cuộc sống con người không bị tiêu diệt mà thay đổi trong một liên hệ mới với Thiên Chúa, Giáo Hội chủ trương là sau khi chết vẫn còn một yếu tố linh thiêng là linh hồn. Vì có liên hệ với Thiên Chúa hằng sống nên linh hồn bất tử (xem công đồng Latran V, DS 1440; FC 267): Khi hiểu biết linh hồn theo cách thế của sách Khôn ngoan thì cũng xác quyết linh hồn bất tử. Xác tín rằng con người tiếp tục tồn tại sau cái chết trong liên hệ với Thiên Chúa dựa vào niềm tin là Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết mà là Chúa của kẻ sống. (Mc 12,27). Giáo hội xác quyết sự tồn sinh và sự tồn hữu sau cái chết của một yếu tố linh thiêng có ý thức và và ý chí để cái tôi của con người tồn tại. Để chỉ yếu tố đó giáo hội dùng từ linh hồn theo cách dùng của Thánh Kinh và Truyền thống. (thư của thánh bộ đức tin về vài câu hỏi liên quan đến vấn đề cánh chung, tháng năm 1979).

Vì có linh hồn bất tử con người sẽ gặp Chúa Đấng Sáng Tạo và Thiên Chúa sau khi chết.

Lúc chết, sự hiện hữu của mỗi người được đặt dưới ánh sáng của Thiên Chúa, soi sáng toàn thể cuộc sống. Đó là phán xét riêng. Sự phán xét riêng này dành cho mỗi người ngay sau khi chết, không đợi đến ngày tận thế. Điều này qui định tình trạng giữa cái chết và ngày tận thế ngày toàn thể nhân loại sống lại. Mỗi người đều được Chúa soi sáng đối diện với chân lý. Sự phán xét cứu thoát đối với những người đã chấp nhận lời Chúa Kitô (cf Jn 12,46-48), cho những người đã làm lành và phán xét luận phạt cho những ai đã làm dữ (cf 2 Co 5,10) không có gì là thiên lệch và cho thấy giá trị của mỗi cuộc sống.

Sự Cứu độ mang hình thức hưởng nhan Chúa nghĩa là thấy Thiên Chúa Ba Ngôi trong ánh sáng toàn diện (công đồng Florence năm 1439, DS 1305; FC 967). Sự diện kiến này làm cho con người hoàn toàn hạnh phúc. Thiên Chúa là đối tượng của niềm hi vọng Kitô giáo và thỏa mãn hoàn toàn mọi khát vọng của con người.

Để đạt tới sự chiêm ngưỡng Chúa, một giai đoạn thanh tẩy rất cần thiết. Ta gọi là luyện tội. Không phải là nơi chốn hay thời gian nhưng là một tình trạng. Dù sao giai đoạn này cũng là một hình phạt Thiên Chúa dùng để thanh tẩy tội lỗi của con người. Sự hiệp thông với Thiên Chúa mà cái chết dẫn ta đến, cho ta đau đớn ý thức được những khiếm khuyết của mình, sự từ chối tình yêu của mình và nhu cầu cần phải để cho quyền năng cứu độ của Chúa Kitô thanh tẩy.

Chính Thiên Chúa thanh tẩy và biến đổi. Nhưng truyền thống của Giáo hội công giáo xác quyết rằng những linh hồn trong luyện ngục được hưởng lời cầu nguyện dành cho họ do những người anh em và lời cầu bầu của các thánh đang hạnh phúc hưởng nhan Thiên Chúa.

Việc phán xét trong ánh sáng của Chúa Kitô dẫn đến hai trạng thái trái ngược nhau ; thiên đàng hay hỏa ngục. Đây là nội dung niềm tin do Thánh Kinh minh chứng trong một kiểu nói nhiều hình ảnh. Viễn cảnh về định mệnh con người này đưa đến những quyết định tối hậu cho cuộc sống con người ở trần gian.

Thiên đàng là thế giới của Thiên Chúa. Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha : Lạy Cha chúng con ở trên trời. Tân ước nói tới nước trời, hay lên trời là đi gặp Chúa Kitô trong nước thiên đàng để ở với người, cư ngụ trong nhà người.

Nước trời hoàn tất cuộc sống, làm tròn cuộc sống trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa và anh em. Thánh Kinh diễn tả sự toàn vẹn: Trời là nơi hạnh phúc vĩnh viễn cho con người, tham dự toàn diện vào cuộc sống của Ba Ngôi, nhìn thấy Thiên Chúa diện đối diện, niềm vui và an bình không bao giờ tàn. Sách Khải huyền cho ta thấy một thế giới ánh sáng và cuộc sống.

Hạnh phúc Thiên đàng không có tính cách riêng rẽ. Hiệp thông với Chúa cũng là hiệp thông với anh em với tất cả những ai sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong Thần Khí của người, với những người đang ở trong thế gian và những người đã ra đi. Chính là hiện thực của tín điều các thánh thông công.

Hỏa ngục là kết thúc của sự từ chối Thiên Chúa cách tuyệt đối và sự trợ giúp của Ngài. Chính là từ chối cuộc sống và niềm vui mà Thiên Chúa muốn ban tặng. Tân ước diễn tả như một trạng thái bị lên án, nghĩa là tuyên án hình phạt đời đời, đã được chuẩn bị cho ma quỉ, như là trạng thái mất mát hoàn toàn và là cái chết lần thứ hai.

Không ai có thể nói người nào đó vào hỏa ngục. Nhưng hỏa ngục cho thấy con người có khả năng khước từ cách dứt khoát cuộc sống Thiên chúa ban tặng. Chúa yêu con người quá sức nên kính trọng con người, không bắt buộc họ và tạo nên con người tự do. Chúa muốn cho mọi người được cứu độ, hành động để lôi kéo họ ra khỏi sự dữ và tội lỗi, và mở cửa cho họ đi vào cuộc sống. Nhưng Ngài coi trọng tự do của con người và công nhận tầm quan trọng của những quyết định của họ.

"Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". Chúng ta đọc trong kinh Tin Kính của công đồng Nicée Constantinople.

Sự trở lại của Chúa Kitô như ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính không phải đơn giản như tái thể hiện cuộc quang lâm đầu tiên, đã đưa Ngài đến cái chết. Nhưng là sự tỏ hiện cuối cùng của Đấng Phục sinh không còn chết nữa. (Rm 6,9) Triều đại người loan báo và khai mạc và được hết thúc khi ngài trở lại không phải là triều đại ở thế gian này. Tuy nhiên Chúa Kitô vinh quang sẽ đến trong vinh quang chính là Đấng đã đến, khi phục sinh đã chiến thắng sự chết và tội lỗi, là Đấng vẫn can thiệp trong cuộc sống của ta nhất là trong các bí tích là những dịp tưởng niệm Ngài cho đến khi Ngài trở lại.

Chúng ta không thể tưởng tượng hay đặt chương trình cho cuộc tái quang lâm của Chúa Kitô vì ngày giờ hay hoàn cảnh chỉ mình Cha trên trời biết trước. Giáo hội luôn lên án chủ nghĩa cho rằng Chúa trở lại sau những ngàn năm lịch sử.
Vì Chúa Kitô sống lại nên người ta cũng sẽ sống lại. Chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Vì Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa là người đầu tiên từ kẻ chết sống lại, người đầu tiên trong những người đã chết.

Trong cựu ước đã có niềm tin về sự sống lại cá nhân nhất là những người tuẫn giáo trong Israel. Niềm tin những người chết sống lại trước thời gian bị lưu đầy khởi đi từ kinh nghiệm về sự phục hoạt của dân Israel và phát xuất từ xác tín là liên hệ với Thiên Chúa nơi người công chính không thể bị phá hủy, vì các ngài đã hi sinh mạng sống để trung thành với Thiên Chúa. Ngài không thể để họ chết đi. Tuy nhiên biến cố Chúa Giêsu sống lại củng cố niềm xác tín vào sự sống lại của những người đã chết.

Sự phục sinh của Chúa Kitô cho thấy tình yêu Chúa Cha mạnh mẻ, trung thành và không gì có thể chuyển lay. Đó là công việc của Chúa Thánh Thần tiếp tục kết hợp mật thiết với Cha và Con ngay trong khi Chúa Giêsu chịu chết và chịu khổ hình. Thánh Linh được ban cho những người chịu phép rửa và thêm sức: nếu Thánh Linh đã phục sinh Chúa Kitô từ cõi chết hiện diện trong anh em, Đấng đã phục sinh Chúa Kitô cũng ban sự sống cho thân xác hay chết của anh em nhờ Thánh Thần ngự trong anh em. (Rm 8,11).

Nhờ phép rửa và ơn Thánh Linh chúng ta được phục sinh với Chúa Kitô và biến đổi. Xác thịt của chúng ta sẽ biến đổi giống như Chúa Kitô phục sinh. Thánh Phaolô gọi là một thân xác linh thiêng tràn đầy vinh quang.

Chúa Kitô đã nói đừng quá tưởng tưởng về sự biến đổi thân xác này trong tin mừng. Khi người Sađucêô hỏi ngài về chuyện anh chàng có nhiều vợ khi sống lại sẽ ở với ai, Chúa đã phán: Các người sai lầm và không biết được quyền năng của Thiên Chúa. Khi sống lại người ta không còn lấy nhau nữa mà như các thiên thần trên trời. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống. Thánh Phaolô cho ta thấy thân xác linh thiêng sau khi sống lại khi ngài viết: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt, gieo xuống thì hèn hạ mà trỗi dậy thì vinh quang, gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dậy thì mạnh mẻ, gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí (1 Cor 15,42-44).

Việc sống lại của thân xác là sự sáng tạo mới hoàn toàn là tác phẩm của quyền năng Thiên Chúa và giống như một sự sinh sản. Theo Anastase tu viện trưởng núi Sinai vào năm 700 trong bài giảng về sự sống lại thì: Nếu chương trình cứu độ chưa hoàn tất, vì con người luôn chết đi và thân thể họ luôn tan rữa khi họ chết, thì đó không phải là lý do cho ta không tin. Chúng ta đã nhận lãnh trước những điều tốt lành Chúa đã hứa nơi con người trưởng tử, nhờ người ta được mang lên trời và chia xẻ ngai tòa với Đấng đã mang ta lên cao như thánh Phaolô nói: Với Ngài ngài đã làm cho ta sống lại, với ngài Ngài đã cho ta hiển trị trên trời với Chúa Giêsu Kitô.

Tuy nhiên không nên đợi Chúa trở lại cách thụ động. Chúng ta phải làm cho thế giới luôn tốt đẹp theo ý Chúa như trong bài giảng về nước Trời của Chúa Giêsu. Trái đất là nơi khởi đầu cho nước Chúa hứa hẹn cho tương lai và đã được phán xét. Chúa Giêsu đã nói rõ chỉ những người yêu thương trong thế giới này sẽ có chỗ đứng hạnh phúc trong tương lai và ngày thế mạt Chúa sẽ cho thấy cái gì là tốt đẹp , bền vững chân thật trong cõi nhân sinh.

Sau khi tuyên xưng việc kẻ chết sống lại chúng ta tuyên xưng cõi sống đời đời, cuộc sống của thế giới ngày mai. Mục đích cuộc sống con người là cõi sống đời đời. Chúa đã hứa cho ta cuộc sống đó. Cuộc sống này chỉ là sự kéo dài và triển nở cuộc sống kết hợp với Chúa Kitô trong cuộc sống hiện tại. Đó là cuộc sống mà Chúa là tất cả trong mọi sự, cuộc sống tràn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kinh Thánh nói tới trời mới đất mới. Những gì tốt đẹp trên thế gian này sẽ tồn tại hay hoán chuyển sang thế giới mới như con sâu rọm biến thành con bướm khi mùa xuân trở lại. Hiện nay chúng ta vẫn lãnh nhận ơn sủng cuộc sống đời đời đã bắt đầu, chúng ta đã lãnh nhận những ơn đầu tiên của Thánh Thần Đấng đã phục sinh Chúa Kitô và chúng ta sống trong niềm hi vọng màu nhiệm phục sinh sẽ hoàn tất trong chúng ta.

Niềm tin và hy vọng của con người Kitô giáo không thể không có những hậu quả trong cách thế đối diện và đến gần cái chết. Phụng vụ diễn tả: Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì có chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời. Bộ mặt mới của cái chết cho ta biến đổi cái chết theo gương Chúa Kitô thành một sự hiến dâng sau cùng. Chết như người tin Chúa là phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa và hi vọng. Mỗi lần đọc kinh Kính mừng chúng ta vẫn thường xin với Mẹ Maria: "Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử". Hãy nhớ mãi lời nhắn nhủ của cha Charles de Foucault : Hãy sống ngày hôm nay như con sắp ra pháp trường tử đạo"

IV- Mầu nhiệm của sự Phục sinh khải hoàn vinh hiển
Xin được tóm lược và trích đăng bài viết của Linh mục Phaolo Nguyễn Minh Chính như sau:

Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012 Images?q=tbn:ANd9GcTAv5Ijgu4NxbD5lLTo5enj2emHZbH2s7JiUn2I94fqmiTnaap1Jb0zZ3XvHw

Làm môn đệ của Đức Ki-tô có lúc chúng ta khô khan, bồn chồn, tức giận, nản lòng, kiệt sức, không biết mình nên tiếp tục dấn thân hay rút lui. Trên đường tu hay hôn nhân, tự nhiên muốn bỏ mọi sự, ‘treo áo’, đổ vỡ, đi luôn! Nguy hiểm nhất là khi mình có lý, thấy rõ ràng, chịu không nổi nữa. Vậy mà, nếu đang bối rối và chịu không nổi nữa, thì chắc chắn đang mù loà, thiếu sáng suốt. Quyết định bây giờ chẳng có ích lợi cho ai. Hậu quả đáng tiếc đầu tiên là mất những năm trời đầy nghị lực và hứa hẹn. Nhưng, làm sao có thể tìm lại bình an, ánh sáng và sức lực? Theo Thánh Theresa Avila, đường tắt tìm lại bình an và hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho ‘ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa’ và cho ‘mầu nhiệm Phục Sinh’.

1.- Mầu nhiệm Vượt Qua và Phục Sinh là gì?
Nguồn lịch sử và ý nghĩa mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô nằm ở trong Cựu Ước. Đối với dân Do-thái biến cố then chốt trong niềm tin và đạo mình là Thiên Chúa giải phóng dân Israel ra khỏi Ai Cập. Đối với dân Do-thái cuộc giải phóng này là một cuộc “vượt qua” – Pesak – Pasqua – từ đất nô lệ, vượt Biển Đỏ, sang sa mạc, đi tới Đất Hứa. Trên đường ‘sang qua’, Thiên Chúa đã từng xác định khế ước đầu tiên Ngài ký kết với các tổ phụ Abraham, Isaac và Gia-cób.

Phục Sinh và mầu nhiệm Vượt Qua là trung tâm điểm của cuộc sống Ki-tô hữu và là nền tảng của Năm Phụng Vụ. Cuộc sống của người Ki-tô hữu là tham gia vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô. Kể từ lúc chịu phép Rửa Tội, người Ki-tô hữu đang chết với Ngài cho tất cả những gì tách ta xa Thiên Chúa, và sống lại với Đức Ki-tô Phục Sinh. Phục Sinh và phép Thánh Thể là tâm điểm cuộc sống Giáo Hội bởi vì trong Thánh Lễ chúng ta cử hành và thể hiện mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô.

Là “mầu nhiệm” bởi vì ý nghĩa sâu xa của Đức Ki-tô đã chết trên thập giá và sống lại vinh quang, từ từ mới sáng tỏ được. Mãi mãi chúng ta tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa đã cứu độ nhân loại trong Con của Ngài nhập thể, mặc lấy bản tính ta, sống trong lịch sử và nộp mình trên thập giá. Trong lịch sử Dân Chúa đã có những bước, những giai đoạn mở đường cho mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Ki-tô:

o Bữa tiệc cuối cùng của dân Do-thái trước khi thoát đất nô lệ Ai cập và vượt qua Biển Đỏ,
o Lễ Vượt qua dân Do thái hằng năm cử hành để nhắc nhớ hai biến cố đó,
o Đức Ki-tô ăn Bữa Tiệc ly theo nghi thức Bữa Tiệc Vượt Qua và chịu nạn chịu chết ngay lúc các tư tế trong đền thờ đang dâng các con chiên.

Những cuộc hẹn và Nghi thức chính trong mầu nhiệm Vượt Qua là:
o Thứ Năm Tuần Thánh, khi Đức Ki-tô thành lập phép Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và chuyển đến họ chức linh mục. Ngày xưa là lúc các tội nhân được hòa giải. Đáng chú ý trong Bữa Tiệc Ly là sự hiện diện của Giu-đa là kẻ phản bội, và cuộc hẹn trong vườn cây dầu nơi Đức Giê-su sẽ cầu nguyện chiến đấu với chính mình để vâng phục Chúa Cha. Sau Thánh Lễ chúng ta được mời ở với Thầy, chiêm niệm chầu Mình Thánh Chúa.

o Thứ Sáu Tuần Thánh, không có Thánh Lễ, mà có Nghi Thức Nghe Lời Chúa, kính thờ Thánh Giá và Rước Mình Thánh Chúa để đào sâu và nhìn ngắm mầu nhiệm Vược Qua, khi Đức Ki-tô, con chiên Thiên Chúa nộp mình và chết để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa; đổ máu để ký kết khế ước mới và vĩnh cửu. Đây là hành động của Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế, mà Giáo Hội lập lại trong mỗi Thánh Lễ.

o Đêm Vọng Phục Sinh. Đức Ki-tô là ánh sáng nhân loại, chính Ngài vượt qua đất nô lệ khi chịu nạn chịu chết và từ cõi chết sống lại vinh quang. Ánh sáng của đêm Vọng Phục Sinh soi sáng ý nghĩa của Đức Ki-tô chịu chết và của bữa Tiệc Ly. Các dự tòng được Rửa Tội, dìm chết với Đức Ki-tô và sống lại trong Ngài.

o Bảy Chúa Nhật mùa Phục Sinh đến Lễ Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo Hội mừng Đức Ki-tô chiến thắng trên tội lỗi và sự chết để ban sự sống mới và Thần Khí cho các môn đệ để thành lập Hội Thánh.

Như vậy mầu nhiệm Vượt Qua là một người, là Con Chiên Thiên Chúa, là Đức Ki-tô. Chính Đức Ki-tô, một người bằng xương bằng thịt, đã chiến thắng sự chết. Mỗi lần Đức Giê-su báo cho các môn đệ biết Thầy phải chết, các môn đệ lấy làm bối rối. Đức Ki-tô chịu chết là thử thách lớn nhất cho niềm tin các môn đệ, bởi vì nếu Thầy chí ái nộp mình và bị giết chết, ắt là Ngài không phải là Đấng Cứu rỗi! Phê-rô nghĩ như vậy, hai môn đệ Emmau cũng thất vọng như thế!

Nhưng đó chỉ là tư tưởng của loài người. Theo tư tưởng của Thiên Chúa, Thầy sẽ chiến thắng sự chết bằng cách nộp mình chịu nạn và chịu chết. Cộng đoàn tín hữu đã hiểu ý nghĩa sâu xa của ngôn sứ Isaia nói về Tôi Trung của Chúa (Is 50,4-9, 52,13…). Vị Tôi Trung mặc lấy tội ác của cộng đoàn và đền tội để cứu chuộc chúng ta. Ngài chết vì tội ác chúng ta và Ngài đã chiến thắng. Các môn đệ, nhờ ánh sáng của Thần Khí làm chứng như vậy: “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích. Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh”. (1 Cor 15, 1-4)

2.- Khế Ước mới và vĩnh cửu.
Đức Ki-tô đổ máu để ký kết khế ước mới và vĩnh cửu. Đức Kitô là tư tế mới và vĩnh viễn từ lúc nhập thể cho đến lúc chịu chết và được vinh quang phục sinh. Ngài là vị trung gian giữa người và Thiên Chúa, bởi vì Ngài đồng bản tính với nhân loại và đồng bản tính với Thiên Chúa. Đức Kitô đã tận hiến mình cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến mình cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rõ nhất lòng vâng phục của con người cho Chúa Cha. Khi nhận lãnh sự chết Đức Giêsu đã bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con. Đức Giêsu biết, tin tưởng và thán phục Chúa Cha. Ngài biết đức khôn ngoan và tình thương của Chúa Cha vượt xa những gì con người có thể hiểu được.

Nhờ lòng hiếu thảo và tin tưởng vô điều kiện, Đức Giêsu hoàn toàn tự do khi vâng phục Chúa Cha. Sự tận hiến của Đức Kitô trên thập giá là bằng chứng tình yêu và lòng vâng phục đối với Chúa Cha, là hành động cao quý nhất của quyền tự do nhân loại, là khuôn mẫu cho những đáp trả của con người đối với Thiên Chúa, và là sự chấp nhận tuyệt đối Thiên Chúa là Thiên Chúa. Khi con người vâng phục Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của một người con, như Đức Giêsu đã làm khi chết trên thập giá, thì Thiên Chúa được sùng kính vinh quang đáng được có mà tổ tiên đã từ chối khi bất phục tùng.
Khi nộp Người Con duy nhất trong tay kẻ tội lỗi, Chúa Cha cũng đau khổ như các cha mẹ khi nhìn thấy con mình đau khổ. Chính vì lý do đó Chúa Cha bày tỏ tình thương vô bờ bến dành cho mỗi người chúng ta. Cảm động vì lòng hiếu thảo và vâng phục của Đức Giêsu, Chúa Cha ban vinh hiển cho Ngài. Và đây chính là vinh quang mà Đức Giêsu, tư tế của nhân loại, muốn chia sẻ với loài người. Khi sống lại, Đức Giêsu nâng chúng ta lên chia sẻ vinh quang Thiên Chúa. Đức Giêsu Phục Sinh sai Thần Khí của Ngài đến với loài người, và chính Thần Khí này gợi lên nơi con người lòng hiếu thảo và vâng phục của người con. Ngày tận thế Ngài sẽ ban cho chúng ta vinh quang của Ngài: “Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con” (Ga 17, 22-24).

Chính lúc có vẻ thất bại, Đức Ki-tô lại chiến thắng, không chỉ cho Ngài – đã sống lại - mà cho cả nhân loại. Nhân loại được cứu chuộc khỏi sự chết, như Dân Do thái được cứu chuộc khỏi Ai cập. “Cha dùng cây thập giá để ban ơn cứu độ cho loài người. Thật vậy, xưa vì cây trái cấm loài người chúng con phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời; và ma quỷ xưa chiến thắng nhờ cây trái cấm nay thảm bại vì cây thập giá của Đức Ki-tô, Chúa chúng con.” (Lời tiền tụng Suy Tôn Thánh Giá)

o Thế gian bị kết án. Thầy chiến thắng thế gian. Thế gian không chấp nhận Ngài, đã ghét Ngài và thử tiêu diệt Ngài, nay chịu thua trước Đức Giê-su. Đức Giê-su hưởng vinh quang của Chúa Cha, chỉ vết thương tay chân và chứng minh cho bất cứ ai muốn thấy lẽ phải. Ai nhìn ngắm Đức Giê-su sẽ thấy rằng thế gian sai lầm lúc kết án Ngài. Thực sự Ngài là Đấng công chính và thế gian là kẻ bị kết án: “Khi Người (Thần Khí) đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi”. (Ga 16, 8-11)

Vì Ngài là Con Chiên Thiên Chúa; Con Chiên của lễ vượt qua mới. Máu Ngài khai mạc một giai đoạn mới, một khế ước mới giữa Thiên Chúa và loài người. Mãi mãi nhân loại được hòa giải với Thiên Chúa.

Để hiểu Tân Ước nói gì về sự phục sinh, chúng ta cần phải am tường bối cảnh tôn giáo của các bản văn Tân Ước cũng như bối cảnh của những người đọc các bản văn này. Chúng ta phải xét đến ngữ cảnh của người viết lẫn độc giả, nghĩa là thế giới ý nghĩa của người Do Thái.

SỰ PHỤC SINH TRONG TƯ TƯỞNG DO THÁI
Quan niệm tôn giáo về sự phục sinh của người chết hầu như không được người Do Thái cổ xưa biết đến. Mãi cho đến thế kỷ thứ I và II trước Công nguyên cũng không. Chính xác đây chỉ là hình thức muộn thời của niềm tin Do Thái giáo, được Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài chia sẻ. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy nhắc đến sự phục sinh trong sách Maccabê 1 và 2, sách Daniel. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng trong Do Thái giáo thời ấy, niềm tin vào sự phục sinh của người chết không được mọi người Do Thái đồng tình. Những người Samaritanô rõ ràng không tin điều ấy, người Sađucêô cũng không. Bởi thế cho nên không mấy ngạc nhiên khi người Sađucêô không tin vào các thực tại thiêng liêng nói chung như linh hồn, thần khí, ma quỷ, vv…, không tin vào sự phục sinh. Trong khi vấn đề này đặt ra nhiều điểm quan trọng, cần phải nói rằng người Do Thái Giêsu và các môn đệ người Do Thái của Ngài, gồm cả các tác giả Tân Ước, hầu như tin chắc vào sự phục sinh của người chết.

Những người Do Thái vào thời Đức Giêsu thật sự đã hiểu gì về sự phục sinh của người chết? Họ quan niệm thế nào? Đây thật cũng là mớ bòng bong. Như đã nói, người Sađucêô và Samaritanô phủ nhận bất kỳ ý niệm nào về sự phục sinh của người chết. Cũng chẳng biết người Essênêô, một nhánh Do Thái giáo thời ấy, quan niệm thế nào. Họ có nghĩ rằng phục sinh người chết là thân xác sống lại, hay chỉ đó là sự hiện hữu thiêng liêng kéo dài của linh hồn như một bản thảo trong Bản Cuộn Biển Chết (1QS 4:7-Cool đã nói: “Niềm vui vĩnh cửu trong cuộc sống, triều thiên vinh quang và vẻ ngoài đường bệ trong ánh sáng khôn cùng”? Thật khó mà nói được. Ngay cả người Pharisiêu cũng có vài vấn đề. Họ tin rằng người công chính sẽ chỗi dậy từ cõi chết và sau đó nhập vào thân xác, nhưng sử gia Josephus cho rằng họ chỉ tin điều này về linh hồn và thân xác của người công chính, còn linh hồn của kẻ tội lỗi vẫn tách biệt khỏi thân xác và chịu hình phạt đời đời (Josephus, Cuộc chiến tranh Do Thái, 2:163).

Tuy nhiên, các nguồn sách vở kinh sư sau này cho thấy rằng chỉ một thời gian ngắn sau thời Chúa Giêsu – có lẽ chỉ sau khi Đền Thờ Giêrusalem bị người Roma phá hủy vào năm 70 công nguyên – thì sự phân biệt giữa số phận người công chính và người tội lỗi đã biến mất, và niềm tin rằng mọi người sẽ sống lại, hợp nhất cả hồn và xác, có người hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, có người phải chịu hình phạt đời đời, dường như đã trở thành quan điểm chung.

Sự phục sinh trong Tân Ước cũng được hiểu và phát triển trong cách hiểu của người Do Thái. Trong toàn bộ các sách Tân Ước, chúng ta thấy rõ sự phát triển này trong bộ hai tác phẩm của Luca: Tin Mừng Luca và Tông Đồ Công Vụ.

SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU
Hẳn nhiên, trong Tân Ước, biến cố định hình và trở thành chuẩn mực cho niềm tin Kitô giáo vào số phận của người chết là sự phục sinh của Chúa Giêsu. Các tác giả Tin Mừng chia sẻ vài đồng thuận nào đó về vấn đề này. Sự phục sinh của Đức Giêsu là biến cố có thực, một biến cố lịch sử không tranh cãi, nhưng chính ý nghĩa của biến cố này mới là điều quan trọng đối với các tác giả Tân Ước. Sự phục sinh của Đức Giêsu khai mạc tiến trình cánh chung, chương cuối cùng trong lịch sử nhân loại, và nhờ đó mà vận mệnh cánh chung của các tín hữu được bảo đảm. “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6, Cool. Hơn nữa, phục sinh của Đức Giêsu là sự xác minh cho căn tính cứu thế của Ngài và cho thấy sự tưởng thưởng của Thiên Chúa cho sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Cái nhìn này về sự phục sinh của Đức Giêsu được tìm thấy trong khắp cuốn Tân Ước.

Trong số những đề cập đến sự phục sinh và ý nghĩa của nó trong Tân Ước thì các nguồn quan trọng nhất là các thư của Thánh Phaolô, các sách Tin Mừng, và cuốn Tông Đồ Công Vụ. Ở đây chúng ta sẽ bàn đến những nguồn này theo trật tự: trước hết là Thánh Phaolô, rồi đến các Tin Mừng – đặc biệt là Tin Mừng Luca – và cuối cùng là sách Tông Đồ Công Vụ.

PHỤC SINH THEO THÁNH PHAOLÔ
Thánh Phaolô không quan tâm đến trình thuật về sự phục sinh của Đức Giêsu cho bằng ý nghĩa của biến cố này đối với các Kitô hữu. Đối với Thánh Phaolô, biến cố lịch sử mà Đức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết chỉ là một sự kiện. Giống như những tác giả Tân Ước khác, Thánh Phaolô tin rằng thực tại thể lý và lịch sử của biến cố Đức Giêsu phục sinh là điều không thể chối cãi:

Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non. (Rm 15, 3-Cool

Là người sáng lập và phát triển các cộng đoàn Kitô giáo, Thánh Phaolô đã có hướng nhìn của một nhà giảng thuyết và là chủ chăn, phải cố gắng làm sao để mở bật ra ý nghĩa của biến cố này cho các Kitô hữu. Khi rao giảng, Thánh Phaolô đã phải khó khăn nối kết biến cố lịch sử của sự phục sinh thân xác nơi Chúa Giêsu với sự phục sinh của mọi người đã chết khi Đức Kitô trở lại. Vì thế, trong thư thứ nhất gởi giáo đoàn Thessalônica, Thánh Phaolô dùng sự phục sinh của Chúa như là một bảo đảm rằng số phận của Chúa Giêsu cũng được chia sẻ với những ai tin vào Ngài: “Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4, 14). Thánh Phaolô là tác giả đầu tiên trong Tân Ước đã nối kết niềm hy vọng cánh chung đã được bảo đảm của sự phục sinh nơi Chúa Giêsu và nơi các tín hữu với nghi thức rửa tội.

Trong thư gởi các tín hữu Roma, Thánh Phaolô đã chứng minh nhờ bí tích rửa tội mà các Kitô hữu được chia sẻ số phận này của Chúa Phục Sinh: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 3-4). Sau này, Thánh Basiliô, một trong những giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội, đẫ nối kết cách sinh động hơn nữa: “Qua bí tích rửa tội, chúng ta bắt chước cuộc mai táng của Đức Kitô. Thân xác của người chịu phép rửa tội được chôn vùi trong nước …” (Basil, Về Chúa Thánh Thần).

Như vậy, Thánh Phaolô đã dùng sự kết hiệp với Đức Kitô trong bí tích rửa tội như một nền tảng cơ bản cho nhiều giáo huấn phát sinh của ngài. Chẳng hạn, trong 1 Côrintô, Thánh Phaolô đã rút ra một vài tiêu chuẩn luân lý cho đời sống người Kitô hữu như là hệ quả của sự thâm nhập vào Đức Kitô nhờ bí tích rửa tội, Vì đã được tháp nhập vào thân thể Đức Kitô (en Christo trong tiếng Hy Lạp) qua bí tích rửa tội nên người đã được rửa tội không thể kết hợp thân xác này với gái điếm cũng như không thể mang thân xác này vào các đền đài thờ cúng ngẫu tượng ngoại giáo.

Trong thư thứ 1 gửi cho tín hữu Thessalônica, Thánh Phaolô dạy rằng người Kitô hữu được kết hiệp với Đức Kitô qua bí tích rửa tội, khi qua đời thì họ cũng không chia lìa với mọi người khác, ngay cả chính sự chết. Sự chia lìa với những Kitô hữu thân yêu đã qua đời của chúng ta chỉ là vẻ bề ngoài, không phải là thực sự, cho nên chúng ta không cần phải buồn sầu thái quá. Như vậy, Thánh Phaolô đã gởi sứ điệp an ủi đến những người Thessalônica, dựa vào phép rửa của họ với Đức Kitô Phục Sinh: “Chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4, 13).

Do đó, đối với Thánh Phaolô, chính cái ý nghĩa của sự phục sinh nơi Đức Kitô mới là điều quan trọng đối với Kitô hữu chứ không phải trình thuật về biến cố phục sinh hay ngôi mộ trống. Chính thần học về bí tích rửa tội của Thánh Phaolô, dựa trên niềm tin chắc chắn của ngài về sự phục sinh, mà Giáo Hội đã đặt nền tảng cho những giáo huấn quan trọng về sự sống đời sau, về Giáo Hội học, hành vi luân lý của người Kitô hữu cũng như niềm tin các thánh thông công.

PHỤC SINH THEO CÁC TIN MỪNG
Các trình thuật Tin Mừng về biến cố phục sinh của Chúa Giêsu phản ánh quá trình phát triển về ý nghĩa của sự phục sinh trong Giáo Hội sơ thời, một sự phát triển chịu ảnh hưởng đặc biệt của Thánh Phaolô hoặc qua đó nói lên rằng Thánh Phaolô và các tin mừng cùng chia sẻ chung với nhau các truyền thống sơ thời về sự phục sinh. Từ Tin Mừng đầu tiên của Thánh Marcô cho đến Tin Mừng cuối cùng của Thánh Gioan, chúng ta thấy rằng những trình thuật chi tiết về việc khám phá ngôi mộ trống đã có sự khác biệt – không có những chứng nhân trực tiếp về sự phục sinh của Chúa Giêsu, chỉ là những gì xảy ra sau này. Có một số chi tiết khác nhau: khác nhau về căn tính của chứng nhân, cả con người lẫn thiên thần; lời chứng cũng khác nhau và sự gặp gỡ của các nhân chứng với Chúa Giêsu phục sinh cũng khác nhau. Nó thay đổi từ Tin Mừng này đến Tin Mừng khác. Dù rằng xét tổng thể thì trình thuật về sự phục sinh của mỗi Tin Mừng xem ra giống nhau, nhưng ý nghĩa được gán cho sự phục sinh trong Tin Mừng Luca và Tông Đồ Công Vụ đáng chúng ta để ý vì nó đặt nền trên Sách Thánh của Do Thái giáo.

Ý NGHĨA CỦA SỰ PHỤC SINH TRONG LUCA VÀ TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ
Mặc dù các trình thuật Nhất Lãm giống nhau, nhưng nhãn quan của Luca khác biệt đáng kể. Trong Tin Mừng của mình, Thánh Luca nhấn mạnh rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là cần thiết (dei trong tiếng Hy Lạp). Nó cần thiết để Sách Thánh được “ứng nghiệm” (Lc 4, 21; 9, 51; 18, 31; 21, 22; 23, 37; 24, 44). Đối với Thánh Luca, cả trong Tin Mừng lẫn Tông Đồ Công Vụ, phục sinh được hiểu như là sự ứng nghiệm cần thiết của niềm hy vọng và lời tiên tri trong Do Thái giáo thưở xưa. Điều này thật rõ ràng trong câu chuyện làng Emmau, khi Chúa Giêsu phục sinh hỏi: “Chẳng phải là điều cần thiết khi Đấng Cứu Thế phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” và rồi “bắt đầu từ ông Môisê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 26-27). Như Luke Timothy Johnson đã viết trong chú giải Tin Mừng Thánh Luca (Sacra Pagina 3, 405), Thánh Luca gắng sức chứng minh rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã được Sách Thánh tiên báo: sách Torah, sách Các Tiên Tri và những bản văn khác. Về sự phục sinh của Chúa Giêsu, Thánh Luca luôn nhất quán trong Tin Mừn
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Ghi nhận từ một bài giảng - Thứ Sáu Tuần Thánh 2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhân mùa Chay Thánh 2012...
» Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhân ngày hòa bình thế giới 2012: Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình
» MÙA CHAY, TUẦN THÁNH – NHỮNG TẬP TỤC- TRUYỀN THỐNG
» Nhân ngày lễ Thánh Phero - Phaolo... 2011
» Cảm nhận về bài: Tôi đi học - của Thanh Tịnh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến