Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài viết cho báo SaigonCoop...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài viết cho báo SaigonCoop... Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết cho báo SaigonCoop...   Bài viết cho báo SaigonCoop... EmptyWed Jun 27, 2012 10:01 am

Một vài thiển ý - trong loạt bài đóng góp cho báo Saigon Coop...

Làm thế nào để phát triển từ một cửa hàng bán lẻ ?

Ngạn ngữ có câu: Một tinh thần minh mẫn tất yếu phải ở trong một thân thể tráng kiện; có lẽ đó là một chủ đề bất di bất dịch và cũng là một triết lý ắt có và đủ để tạo nên một điều lý thuyết tất nhiên của yếu tố con người là chính. Chúng ta có thể suy nghĩ về điều kiện dĩ nhiên của một thành phần tế bào trong một cơ thể; hay là gia đình là một phần tất yếu của xã hội…

Chính từ điểm nhấn đó, chúng ta có thể nhìn về chuỗi cửa hàng bán lẻ trong toàn hệ thống Co.op của chúng ta hiện nay – vấn đề ở đây là phải làm sao để phát triển một cửa hàng (tế bào) trong toàn hệ thống Co.op (cơ thể) hiện nay có thể ngang bằng với các thương hiệu hiện có hiện nay trên thương trường kinh doanh thương mại…

I-Một cái nhìn tổng thể:
Hầu như ai cũng biết: đứng trên thương trường là đồng nghĩa chúng ta đang ở trên một chiến trường, nghĩa là chúng ta đang đứng trên một trận chiến không súng đạn, không đổ máu, nhưng trận chiến ở đây có nghĩa là tất yếu của một sự sinh tồn và hệ quả của nó là một uy tín và danh dự của con người và một đơn vị; mà hiện nay hệ thống Saigon Coop là một đơn vị lực lượng rất hùng hậu trên một trận chiến đó…

Có thể nhìn lại bức tranh toàn cảnh kinh tế hiện nay… như chúng ta cũng đã biết: đầu năm 2012 mới đây về vấn đề kinh tế hiện nay của đất nước chúng ta cũng đã có nhiều Nghị quyết; nhiều Thông tư và cũng rất nhiều văn bản chỉ đạo… cũng như nhiều ý kiến đóng góp cho nền kinh tế nước nhà làm sao phải đi chệch ra ngoài con đường lạm phát… do đó nền kinh tế thị trường hiện nay là một trong những thời cơ thách thức cho con người chúng ta đang chiến đấu trên chiến trường kinh doanh thương mại này… hầu như chúng ta cũng đã nghe quá nhiều về những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vấn đề lạm phát kinh tế; hoặc bước phát triển chậm chạp của một thương hiệu; trong đó Saigon Coop là một lực lượng có thể cho là lớn mạnh trong bức tranh toàn cảnh kinh tế hiện nay…

Tại sao trong năm 2012 theo nhận định của những chuyên gia về kinh đoanh phát triển; hay là sự trì trệ trong hệ thống bán lẻ của một thương hiệu có bước chậm phát triển hơn các năm trước mà hệ thống bán lẻ Coop cũng như các chuỗi hệ thống bán lẻ khác chậm phát triển và có khi bị chậm lại trong vấn đề kinh doanh hiện tại

II-Nguyên nhân:
Thông thường trong một hệ quả tất yếu mà chúng ta đạt được thì đó là một quá trình đang xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Hệ thống Coop của chúng ta tất nhiên sẽ không nằm ngoài lý do đó. Chính vì thế sau một thời gian dài chiến đấu và xây dựng phát triển… Thử nhìn lại “phía sau lưng” của chúng ta một quá trình làm việc để từ đó chúng ta có thể rút ra cho chính mình những bài học và kinh nghiệm quý báu trong vấn đề phát triển trong tương lai…

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn về một nguyên nhân “nội bộ của chúng ta nhận định” về tình hình của chính chúng ta với một sức chiến đấu bền bỉ như thế nào…

Năm qua, nhiều đợt thiên tai liên tiếp xảy ra, giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng cao, đặc biệt trong những tháng cuối năm đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống dân cư. Trong tình hình đó với vai trò chủ đạo, Saigon Co.op đã chủ động và nỗ lực trong các hoạt động tham gia bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu. Liên hiệp đã sớm có những kế hoạch hoạt động xuyên suốt, chủ động tìm kiếm các nguồn hàng ổn định, an toàn đảm bảo chất lượng, thông tin tuyên truyền rộng khắp để cung ứng kịp thời hàng hóa phục vụ nhân dân… Từ những hoạt động này, uy tín, hình ảnh thương hiệu của Saigon Co.op được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua kết quả kinh doanh và kết quả khảo sát chỉ số thỏa mãn Khách hàng toàn hệ thống.

Để đáp ứng tốt các hoạt động kinh doanh và quản lý, Liên hiệp luôn đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ trẻ, thường xuyên tổ chức đào tạo và phối hợp đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị. Tổng số CBNV gần 10 ngàn người (tăng 27% so cùng kỳ) được đào tạo huấn luyện bài bản, đáp ứng tính chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hoạt động.
Bằng những nổ lực hết mình của tập thể CBNV và tổ chức hoạt động hiệu quả, trong năm qua Saigon Co.op đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra về các chỉ tiêu kinh doanh. Tổng doanh số đạt 103% kế hoạch – tăng 38,1% so năm trước. Thu nhập bình quân CBNV tăng 10 % so cùng kỳ. Tỷ lệ các đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch là trên 95%, đạt được kế hoạch phát triển hệ thống, khai trương được 10 siêu thị Co.opMart và 9 Co.op Food trong năm 2010.
Với hoạt động kinh doanh hiệu quả và kết quả kinh doanh tốt, năm 2010 Saigon Co.op tiếp tục giữ vững danh hiệu Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương 7 năm liên tục; cùng nhiều giải thưởng có uy tín trong và ngoài nước.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được năm 2010 và những dự báo định hướng 2011, Saigon Co.op cũng đã triển khai kế hoạch 2011 đến toàn thể các đơn vị thành viên. Với nhiều cơ hội và không ít thách thức ở phía trước để vươn lên tầm cao mới, tạo nên những bứt phá ngoạn mục, ghi dấu ấn thương hiệu Việt vào tiến trình hội nhập, mỗi thành viên của Saigon Co.op chúng ta cần tiếp tục đoàn kết gắn bó, nỗ lực hơn nữa và tập trung cho cao điểm phục vụ Tết. Trong không khí se lạnh của những ngày giáp Tết Tân Mão, hòa cùng sự háo hức của cả nước đón mừng thành công của Đại hội Đảng XI, Xin được chúc tập thể CBNV Saigon Co.op, năm mới thắng lợi mới.
(Phòng KHĐT)


Từ một quá trình chiến đấu để bền vững cho một thương hiệu như thế của chúng ta, có lẽ toàn thể hệ thống của chúng ta có thể tự hào với ngay chính mình và cả một thương trường kinh doanh hiện nay, từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học cho chính mình trong quá trình phát triển.

Với những nguyên nhân để dẫn đến được những hiệu quả như thế, chúng ta có thể rút ra cho chính bản thân mình nhiều kinh nghiệm quý báu trên thương trường hiện nay là: Saigon Coop nói riêng, thì có phải là từ những Cửa hàng kinh doanh bán lẻ hiện nay của chúng ta !!! Một cửa hàng bán lẻ từ những Siêu thị CoopMart hoặc từ những Cửa hàng CoopFood… thì đó đều là những tế bào đang hoạt động tích cực để đem đến hệ quả tất yếu cho toàn hện thống kinh doanh Coop hiện nay

Ở đây, chúng ta có thể nêu lên những mặt Ưu điểm trong toàn bộ công việc của chúng ta, nhưng cũng đừng quên nhìn về cho những khuyết điểm trong toàn bộ quá trình hoạt động của chúng ta… Tuy nhiên về mặt nhận định trong nền kinh tế thị trường Coop nói riêng của chúng ta hiện nay cũng như trong bức tranh toàn cảnh hệ thống siêu thị hiện nay nói chung… Từ đó chúng ta có thể lấy đó là một bài học kinh nghiệm để chúng ta có thể có một bước đi vững vàng hơn trong tương lai…
………………………………….

Tại hội thảo giúp DN bán lẻ vượt khó năm 2012, tổ chức tại TP HCM ngày 11/5, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN, cho biết năm 2010 được xem là năm có mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp nhất (7,6%), nhưng trong 4 tháng đầu năm chỉ số này xuống tới mức 5%.

Theo bà Loan, dù lạm phát đã được kiềm chế, nhưng ngành bán lẻ, vốn là ngành sôi động nhất lại đang rất trầm lắng và đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm những tháng gần đây cho thấy nguy cơ giảm phát đang dần hiện hữu.
Thị trường ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ, phá sản từ bán buôn đến bán lẻ, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hầu bao khiến sức mua giảm sút nhanh.

Ngay cả những thương hiệu lớn như Ninomaxx cũng rộ lên tin đồn phá sản, đóng cửa…Trong khi các DN bán lẻ hàng đầu tại thị trường trong nước như Saigon Co.op, Vinatex, Nguyễn Kim… rất khó khăn trong việc đấu tranh để có được mức giá tốt nhất để giữ doanh số.

Bài viết cho báo SaigonCoop... Tren-5000-doanh-nghiep-ban-le-giai-the-57ec
Các doanh nghiệp bán lẻ đang sụt giảm doanh số bán hàng dù lạm phát đã được kiềm chế

Ông Danh Quý, Giám đốc kế hoạch đầu tư Saigon Co.op, cho biết, doanh số bán hàng của hệ thống Co.opMart đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đại diện hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng thông tin hệ thống siêu thị này đã phải tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi không thu được lợi nhuận.

Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, một nguyên ngân khác khiến ngành bán lẻ sụt giảm, theo hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, thời gian qua người tiêu dùng gặp quá nhiều mối đe dọa từ các loại thực phẩm, hàng hóa như thịt bẩn, rau quả dùng chất ướp xác…

Siêu thị được xem như một kênh bán hàng hóa đảm bảo nhưng theo khảo sát của cơ quan này, một số siêu thị tại TP.HCM đã từng bán cả thịt heo dùng chất tạo nạc. Phải hạ chi phí đầu vào Khó khăn lớn nhất của DN hiện tại, theo Hiệo hội các nhà bán lẻ, là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyện hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng…

Trong khi thị trường thu hẹp do sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất đình trệ, thị phần phải chia sẻ với các nhà bán lẻ nước ngoài. Khối DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ lại rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.

Theo bà Loan, với tình hình hiện nay, các DN nếu vay được vốn ngân hàng với mức 15% vẫn quá sức để ổn định sản xuất, dù không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn này. Việc cần thiết trước mắt, theo Hiệp hội các nhà bán lẻ là chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập DN xuống mức 20%; giúp DN giảm thiểu chi phí đầu vào, như kiểm soát chặt việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khẩu tại cảng, song song với giải quyết thị trường đầu ra trong bối cảnh cầu trong nước xuống thấp.
………………………………………..

(Trích: http://www.saigonnews.vn/index.php/viet-nam-365/kinh-doanh/46185.html)


Tuy nhiên – từ những mặt yếu đó, chúng ta đã rút ra được những bài học quý báu để cần chỉnh đốn lại vấn đề hoạt động của tất cả hệ thống chúng ta… trong vấn đề Kinh tế học Vĩ mô… chúng ta cũng đã nhận thấy một sự kết cấu liên hoàn trong vấn đề kinh doanh – từ khi ý tưởng – hành động.. muốn được như thế tất nhiên chúng ta phải trải qua các quy trình tất yếu của Cung và Cầu… vấn đề ở đây xin được mạn phép đề cập đến vấn đề tâm lý học trong kinh doanh – đó là một vấn đề thiết yếu góp phần quan trọng trong hiệu quả kinh doanh nó đóng góp phần quan trọng như thế nào… về điểm này chúng tôi thiển nghĩ “đã có nhiều người đã bỏ qua hoặc làm việc với tính qua loa lấy lệ…” nhưng có ai biết rằng: đó là những liều thuốc Vitamin để góp phần cho một trong những hoạt động mạnh mẽ nhất của tế bào trong toàn hệ thống cơ thể cường tráng !!! ???

Từ một trong những nguyên nhân nhỏ như thế, tất nhiên chúng ta có thể coi đó là một trong những công tác “không quan trọng” - nhưng từ đó ít ai hiểu rằng: quảng cáo là một hệ tất yếu có thể chiếm lĩnh hết 40% trong quá trình kinh doanh của tất cả chúng ta… và cũng từ đó hầu như hiện nay: vì tình hình khó khăn của thị trường và phần eo hẹp hạn chế trong vấn đề kinh phí, chúng tôi đã nhận thấy có nhiều đơn vị đã bỏ qua vấn đề này…

Đó là một trong những nguyên nhân mà cuối cùng gây lên những hệ quả yếu kém của quá trình kinh doanh thị trường hiện nay…

III-Một vài vấn đề cần nhìn lại và khắc phục:
Tuy nhiên, từ những khiếm khuyết mà hầu như tất cả chúng ta đã rút ra được và nhận thấy được, tất nhiên muốn tồn tại cho một “cơ thể được cường tráng” thì hẵn nhiên chúng ta cần có một bộ phận tham mưu soạn thảo ra những kế hoạch hoạt động, ngõ hầu dẫn đơn vị của chính chúng ta càng ngày đi lên và phát triển…

Về một việc nhỏ nhất là một đơn vị bán lẻ nhỏ trong toàn bộ chuỗi kinh doanh thương mại hiện nay của chuỗi hoạt động CoopFood… vấn đề thiết yếu là việc cung cấp trong vấn đề nhu cầu đòi hỏi của khách hàng hiện nay trên từng khu vực địa phương… Bởi vì chúng tôi nhận thấy có nhiều khách hàng khi vào các Cửa hàng thiết yếu CoopFood – thì khi đi ra – họ lắc đầu nguầy nguậy vì lý do: trong cửa hàng thực phẩm mà không có cái đó… về vấn đề này, có lẽ trên toàn hệ thống bán lẻ hầu như bị mắc phải, tuy nhiên với những vấn đề này cũng chưa phải là thiết yếu cho lắm – trong khi đó cũng không ít với những lời khen của đa số khách hàng một khi bước vào không gian của một trong những siêu thị của chuỗi Coop…

Như vậy, chúng ta có thể rút ra cho chính mình những bài học thực tiễn từ những khuyết điểm nhỏ nhất mà hầu như chúng ta đã bỏ qua, để từ đó chúng ta không thể ngờ được đó chính là “những ổ gà nằm sẵn trên một cung đường” để bước phát triển của chúng ta bị khựng lại. Chúng ta cũng vẫn biết trong vấn đề quan trọng hiện nay của một cá nhân hoặc của một tập thể đó là chữ Tín và sự hoạt động của chúng ta có được sự mến mộ và yêu chuộng của toàn thể khách hàng hay không. Về hoạt động kinh doanh, điều cần thiết đầu tiên của tất ac3 chúng ta là “một nụ cười để gây sự thiện cảm…” sau đó mới đến cung cách làm việc và sự ứng xử của mình với “đối tác Thượng đế” – điều này sau khi đi vòng quanh một ít cửa hàng quen biết – chúng tôi nhận thấy chúng ta đã “vô tình bỏ qua” quy trình nhỏ này… Trong thời gian làm việc tại vài cửa hàng Coop mà bản thân tôi đã trải qua, thì chúng tôi cũng đã được nghe rất nhiều lời khen tiếng chê của đầy đủ mọi thành phần khách hàng, từ đó với chúng tôi cũng rút ra cho mình được “một kinh nghiệm sống và làm việc để đem lại một hiệu quả nhỏ trong công tác hiện nay hơn…

Chúng ta thử nhìn lại một hệ quả tất yếu của chúng ta hiện nay trong một quá trình làm việc:
………………………………………..
Bổ sung cho các kênh bán lẻ hiện đại
Hoạt động từ năm 2008, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn Co.op Food do Saigon Co.op – đơn vị chủ quản của hệ thống siêu thị Co.opMart – đầu tư và xây dựng đã bắt đầu thu hút người tiêu dùng. Sau một thời gian nghiên cứu, Co.op Food ngày càng được đầu tư về mặt bằng, danh mục hàng hóa, cung cách phục vụ phù hợp với nhu cầu mua sắm của phụ nữ hiện đại (mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ hằng ngày, chuyên doanh về thực phẩm tươi sống, sơ chế, chế biến, thực phẩm đông lạnh, công nghệ và một ít hóa phẩm, đồ dùng hằng ngày…).

Bài viết cho báo SaigonCoop... Images?q=tbn:ANd9GcQovY77lFjk2rIXyOKbVi2zIHYXd6Jdna_ajE-fXviyiIR_8ZAVFUij1T34
Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng tiện lợi Co.op Food

Thực phẩm tại Co.op Food được chọn từ những nhà cung cấp có uy tín và thường xuyên được kiểm định nhanh tại cửa hàng. Ngoài ra, Co.op Food còn nhận đặt hàng qua điện thoại, giữ xe miễn phí, chấp nhận đổi trả hàng và chấp nhận thanh toán bằng phiếu quà tặng của Co.opMart, được tích lũy điểm và hưởng mọi quyền lợi trong chương trình khách hàng thân thiết của hệ thống Co.opMart. Theo bà Trần Thị Tuyết Hoa, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, Co.op Food ra đời nhằm bổ sung cho các kênh bán lẻ hiện hữu, phục vụ thực phẩm an toàn cho bữa ăn hằng ngày của người tiêu dùng.
………………………………………..
Góp phần bình ổn giá
Theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, ngoài việc bảo đảm về chất lượng đầu vào, các chuỗi cửa hàng tiện lợi này có ưu điểm giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhờ các thiết bị chuyên dụng, nhờ đó, khách hàng có thể yên tâm hơn khi mua sắm tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Hơn thế nữa, với lợi thế linh hoạt về diện tích kinh doanh, đặt tại những khu vực dân cư đông đúc, mỗi cửa hàng tiện lợi là một địa chỉ cung cấp hàng bình ổn giá đến tận tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả. Xác định hướng đi này, Saigon Co.op đã tập trung phát triển chuỗi Co.op Food, đặc biệt ở ngoại thành - nơi người tiêu dùng ít có điều kiện tiếp cận hàng bình ổn hơn những khu vực khác. Bên cạnh đó, Co.op Food cũng được đưa vào hoạt động tại những KCN - KCX nhằm đưa hàng bình ổn giá, hàng Việt Nam chất lượng cao đến với công nhân lao động.

Mô hình cửa hàng tiện lợi đang ngày càng thu hút người tiêu dùng. Mỗi hệ thống cửa hàng đều có kế hoạch phát triển mạng lưới. Hiện nay đã có 21 cửa hàng Co.op Food tại TPHCM. đến năm 2015, Saigon Co.op sẽ phát triển 120 cửa hàng đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn của người dân TP.
Bà Trần Thị Tuyết Hoa (Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op)

(http://www.baomoi.com/Nhan-rong-mo-hinh-cua-hang-tien-loi/50/6726619.epi)

Từ một khuyết điểm mà tất cả chúng ta cần khắc phục để rồi dẫn đến hiệu quả tất yếu của một cá nhân quan trọng của toàn hệ thống chúng ta, và đã mở ra cho chúng ta một nụ cười chưa phải là chiến thắng toàn cảnh… và cũng chính từ đó ngoài những thiểu số lời chê bai than trách của “Thượng đế” – chúng ta cũng đã thu thập không ít sự đồng cảm của khách hàng Thượng đế đối với ngành Coop của chúng ta, thử nhìn về một trong ngàn lẻ một dư luận đã có tình cảm thân thiện như thế nào đối với doanh chủng Coop của chúng ta như sau:

Ngày khánh thành tôi vẫn tự hỏi có gì mới trong đó, liệu có như những gì tôi được biết trước ngày giải phóng dưới cái tên Thương Xá Tax, Thanh Đa, Eden hay không. Tôi tò mò vào xem và trong những ngày ấy có sự bỡ ngỡ cả người mua lẫn người bán. Tôi đi nhiều lần, dọ hỏi cẩn thận so sánh giá với chợ Bến Thành và dần dà tự khám phá thú vị khi mua sắm ở đó mà điều đầu tiên là giá cả không đắt và không sợ nói thách. Việc mua hàng tự chọn cũng là từ lạ thành quen. Cũng trong năm đó tôi có dịp đi xuất ngoại lần đầu và kinh ngạc trước sự phát triển của xứ đảo Singapore. Có dịp vào siêu thị xứ người mới hay mình chẳng là gì, âu đó cũng do giàu nghèo, phát triển ở mức độ khác nhau! Nhưng rồi cuộc sống cứ mãi trôi về phía trước bây giờ giật mình nhìn lại Siêu thị của ta chẳng hề thua ai mà có cái còn hấp dẫn hơn. Có lẽ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới siêu thị WallMart, Metro đều giống nhau chuyên nghiệp đến lạnh lùng. Còn Co.opMart của ta có cái giống và có đôi chỗ khác, muốn hiểu CoopMart cần có một chút tình cảm quê hương trong lòng. Co.opMart đã đi từ sự luộm thuộm vốn có của chị tiểu thương đến nhà bán lẻ chuyên nghiệp nhưng vẫn còn giữ được cái tình của kẻ mua người bán. Khó diễn tả sự thân quen đó trong các Co.opMart, mỗi nơi mỗi khác nhưng ở nơi nào tôi cũng được đối xử kiểu người nhà, cô nhân viên bán hàng ân cần khuyên nên mua cái này cái nọ và họ nói thật lòng. Chính điều đó làm thành nơi mua sắm “ thân thiết “ của tôi.

Mười năm qua tôi đã chứng kiến Co.opMart trưởng thành như trẻ sơ sinh vươn lên thành người từng trải: Từ trang trí cửa hàng trong và ngoài siêu thị đến khối lượng hàng hóa bán phong phú hơn, trình bày bắt mắt hơn không kém gì bất cứ siêu thị nước ngoài nào nhất là hàng thực phẩm. Chuỗi siêu thị đã hình thành, cái ra đời sau to đẹp hơn cái trước và mang tính chuyên nghiệp hơn.
………………………………

Gần đây tôi được biết Co.opMart là một trong 400 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á, đó là điều rất đổi tự hào, nhưng tôi còn muốn hơn thế nữa, có lẽ thời gian sẽ trả lời. Co.opMart đã từ 1,2, 3 siêu thị thành chuỗi mười mấy siêu thị, từ Tp Hồ Chí Minh đang lan tỏa đi rồi đây sẽ có mặt khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Co.opMart đã từ suối ra sông và từ sông ra biển cả trong môi trường kinh doanh và đầu tư khu vực rồi toàn cầu. Đó không phải là suy nghĩ viễn vông. Ước gì một ngày nào đó tôi có thể đi mua sắm ở“ Co.opMart “ Thái Lan, Myamar.. hay ở một nơi châu Phi xa xôi nào đó mà mạng lưới du lịch có thể đưa bước chân người Việt đến nơi chốn ấy. Đến khi đó tôi vẫn là khách hàng thân thiết của cả hệ thống Co.opMart như rất đông người khác, trong siêu thị sẽ có nhiều tiếng nói khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới có khuynh hướng ngày càng gần lại nhau hơn. Co.opMart với gam màu xanh đỏ trắng bao giờ cũng có vẻ hay riêng trong mắt tôi.
Khách hàng Trần Vương Thảo


Và chúng ta có thể nhìn lại những sự kiện thành công của chuỗi hệ thống Coop của chúng ta với những con số biết nói thành lời… để từ đó tạo ra những bậc thang đưa chúng ta đi đến sự thành công trong chiến trường thương hiệu hiện tại…

Co.opMart 15 năm và 15 sự kiện tiêu biểu
1/ Ngày 9/02/1996 “đứa con” đầu tiên là siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh đặt tại 189C đường Cống Quỳnh - Quận 1 – TP.HCM đã ra đời trong sự vui mừng, háo hức cùng với bao nỗi lo âu. Trải qua biết bao khó khăn, thử thách, không ngừng cải tiến về mọi mặt; đến nay hệ thống Co.opMart đã tạo được vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng và vươn rộng khắp mọi miền Đất nước.
2/ Năm 1997 hệ thống siêu thị Co.opMart triển khai thực hiện Chương trình Khách hàng thân thiết – Thành viên, một điểm son của Co.opMart, nhằm tạo sự gắn bó, xây dựng lòng trung thành và chia sẻ một phần lợi nhuận cho khách hàng, theo đúng tinh thần hợp tác xã. Nhờ chiến lược chăm sóc cho khách hàng chu đáo, hiện nay, mỗi ngày hệ thống siêu thị này đón hơn 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm.
3/ Nhắc đến Saigon Co.op – Co.opMart là nhắc đến tâm huyết của nhà phân phối đối với hàng hóa nội địa. Năm 1997, Saigon Co.op phối hợp cùng báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ nhất tại hệ thống siêu thị Co.opMart. 14 năm qua, chương trình đã trở thành hoạt động thường xuyên được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hàng năm.. Từ năm 2009, chương trình HVNCLC được tổ chức thành tháng khuyến mãi lớn nhất trong năm với tên gọi Tự hào hàng Việt.
4/ Năm 1997 siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh lần đầu tiên phát động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất” nhằm giáo dục ý thức sống vì cộng đồng cho CBNV, ngay sau đó phong trào đã được nhiều cơ quan, đơn vị trong thành phố học tập làm theo. Hiện nay phong trào “Nuôi heo đất” vẫn được duy trì và trở thành một trong những hoạt động chính của phong trào vì cộng đồng của hệ thống Co.opMart.
5/ Năm 1999, phát triển công tác mua hàng tập trung, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa công tác mua với mục tiêu khai thác các sản phẩm tốt, đạt chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ người tiêu dùng, nâng cao uy tín thương hiệu Co.opMart.
6/ năm 2001, đơn vị đầu tiên đặt quan hệ với các HTX, tổ sản xuất …đưa rau an toàn vào phục vụ người tiêu dùng
7/ Năm 2002, nhằm chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo phân phối hiệu quả, kịp thời đến toàn hệ thống Co.opMart, bước đầu xây dựng chuỗi cung ứng với Trung tâm Phân phối tại Bình Dương (14.000m2). Đến nay phát triển thành 3 TTPP: TTPP Bình Dương, Kho TPTS và TTPP Miền Tây.
8/ Năm 2003, “Chiến lược Hàng nhãn riêng Co.opMart” (HNR) đã được xây dựng và lập kế hoạch phát triển với chiến lược lâu dài và những chính sách cụ thể. Trong đó tập trung xây dựng nguồn hàng tận gốc, chất lượng nhưng có giá rẻ hơn từ 5-30%. Đến nay, hệ thống có hơn 200 sản phẩm HNR Co.opMart .
9/ Năm 2003 “Concept Co.opMart” được xây dựng và triển khai – nền tảng của việc tổ chức quản lý và kinh doanh chuỗi siêu thị Co.opMart một cách bài bản, thống nhất trong toàn hệ thống.
10/ Ngày 25/4/2003 Co.opMart Cần Thơ - siêu thị tỉnh đầu tiên được tổ chức khai trương tại số 1 đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu Co.opMart đang từng bước vươn rộng, đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.
11/ Tháng 2/2004 Saigon Co.op – Co.opMart được tổ chức SGS của Thụy Sĩ chứng nhận đạt Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, thể hiện sự quan tâm của Saigon Co.op – Co.opMart đến chất lượng hàng hóa và chất lượng phục vụ, đồng thời là điều kiện giúp Co.opMart phát triển vững chắc trong tương lai. Ngày 30/11/2010 Saigon Co.op – Co.opMart đã được tổ chức BSI của Anh chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
12/ Năm 2005 Liên hiệp đã đầu tư 2 triệu USD cho chương trình điện toán mới với các phân hệ quản lý hàng hóa, bán hàng và quản lý kho vận nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng. Sau hơn 8 năm triển khai, chương trình điện toán mới đã từng bước vận hành tốt, giúp cho công tác kinh doanh và quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
13/ Bảy năm liền 2004 – 2010 hệ thống siêu thị Co.opMart góp phần chủ yếu vào thành tích “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam – thuộc top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của Saigon Co.op do Tạp chí Bán lẻ Châu Á – Thái Bình Dương bình chọn, một thành quả đánh dấu sự trưởng thành không ngừng của thương hiệu Co.opMart.
14/ Năm 2007 Saigon Co.op tiến hành "tái cấu trúc" nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời từng bước đẩy mạnh các hoạt động trong lĩnh vực phân phối sỉ. Tiêu biểu là sự ra đời của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SaiGon Co.op (SCID) với vốn góp chi phối của SaiGon Co.op, được thành lập nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng các lĩnh vực kinh doanh hiện nay của SaiGon Co.op và phát triển các loại hình kinh doanh khác. Đây là cơ sở để hệ thống siêu thị Co.opMart có thêm điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển ổn định.
15/ Ngày 29/12/2010 lễ khai trương siêu thị Co.opMart Đông Hà tỉnh Quảng Trị đã được long trọng tổ chức, khẳng định sự phát triển của thương hiệu với 50 Siêu thị trên toàn quốc, một cột mốc lịch sử cho sự phát triển của Saigon Co.op – Co.opMart.


Và cũng chính từ đó, tất cả chúng ta có thể “ngẫng cao đầu” để còn tiếp tục chiến đấu trên chiến trường kinh doanh hiện nay trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thị trường của nhà nước, không lấy đó là một men say chiến thắng… mà hãy lấy đó là một bước tiến hôm nay để chúng ta – hệ thống Coop – còn mãi vững bước trên con đường mà chúng ta đang đi tới, với một con số mà có lẽ hiện tại chúng ta chưa thể thỏa mãn của một quá trình làm việc và phục vụ mà trong quy trình ấy chúng ta không thể không tránh khỏi những thách thức và những áp lực tâm lý hiện có… nhưng với sự quyết tâm cao độ và phát huy nội lực trên chiến trường kinh tế hiện nay của xã hội… có lẽ chúng ta cũng sẽ còn gặt hái được kết quả thật mỹ mãn…

Với mức thu nhập trung bình tăng gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ, người Việt Nam đang trở nên giàu có hơn, vì thế, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu người tiêu dùng Đoàn Duy Khoa cho rằng, các dịch vụ tài chính đang có nhiều cơ hội lớn để hướng tới các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập cao trong xã hội. Vấn đề chính để tiếp cận với tầng lớp người tiêu dùng này là tập trung khai thác dịch vụ khách hàng như mục tiêu phát triển chủ chốt, lấy đó là lợi thế cạnh tranh, tạo ra các dịch vụ, sản phẩm đơn giản và độc nhất.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ, những thay đổi trong thị trường bán lẻ qua các năm gần đây, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của kênh thương mại hiện đại thay cho kênh thương mại truyền thống như mua hàng trên internet hay truyền hình mua sắm cho thấy, nhà bán lẻ nào mang đến cho người tiêu dùng chất lượng tốt, dịch vụ tốt và nhiều khuyến mại sẽ có những lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, để hoạt động kinh doanh bán lẻ đạt kết quả cao, các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ những tác động ảnh hưởng đến các loại hình cửa hàng bán lẻ khác nhau và liệu người tiêu dùng có chấp nhận những loại hình bán lẻ mới. Theo ông Đức, người tiêu dùng Việt Nam hiện đang mua hàng nội địa nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp muốn tham gia sẽ gặp nhiều khó khăn vì đã có khá nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Ông Anson Dichaves, Giám đốc bộ phận nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của Nielsen, một công ty chuyên phân tích và đánh giá thông tin hàng đầu thế giới chia sẻ: "Người tiêu dùng ra quyết định chỉ trong 3 giây, điều này đòi hỏi sự liên hệ thật nhanh giữa công ty với người tiêu dùng. Để làm được điều này, nhân viên phát triển thị trường cần quan tâm tới 5 vấn đề khi phát triển một sản phẩm và thực hiện một chiến dịch marketing. Những thông điệp phức tạp sẽ bị bỏ qua, vì thế ý tưởng càng đơn giản càng tốt, ngoài ra cần chú ý tới đối tượng khách hàng nam và nữ, bởi họ rất khác nhau về suy nghĩ, tâm lý".

Ông Chang Park, Giám đốc khu vực thuộc bộ phận tư vấn phân tích của Nielsen cho rằng, các nhà bán lẻ và sản xuất hiện đang phải đối mặt với áp lực giá nhiên liệu, chi phí đầu vào tăng cũng như nhiều rủi ro khi trực tiếp đẩy gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng. Thay vào đó, nhà sản xuất nên xem xét những phương pháp khác như giảm kích thước sản phẩm - phân khúc mà người tiêu dùng ít nhạy cảm với giá nhất.

Ông Darin Williams, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam chia sẻ: "Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức với áp lực lạm phát cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội phát triển cho các nhà bán lẻ, sản xuất và dịch vụ nếu họ hiểu người tiêu dùng đang nghĩ gì và động cơ gì đang thúc đẩy người tiêu dùng. Chính những công ty có sự liên kết chặt chẽ với người tiêu dùng sẽ là những đơn vị thành công và giành được lợi thế trong năm 2012, bất chấp các khó khăn của nền kinh tế".
(Trích: Cơ hội phát triển cho kinh doanh bán lẻ…)

Việt Nam ranking 2008 2007 2006 2005 2004
1 Saigon Co.op(321) Saigon Co.op(360) Saigon Co.op (325) Saigon Co.op (376) Saigon Co.op (330)
2 SJC (349) SJC (364) SJC (329) PNJ (431) PNJ (337)
3 SG Nguyen Kim (402) SG Nguyen Kim (422) PNJ (407) Cora (471) LG Vina (#)
4 PNJ (481) PNJ (487) BigC (462) Diamond Plaza Cora (#)
5 G7 mart G7mart Diamond Plaza (500) Satra Shiseido (#)
6 BigC BigC Parkson Saigon Tourist Department Store Diamond Plaza
7 Hapromart Diamond Plaza Fahasa Fahasa Kinh Do
8 Diamond Plaza FPT LG Vina Nha Xinh (AA) Satra
9 FPT Viet Tien Nha Xinh (AA) Viet Tien Saigon Tourist Department Store
10 Fahasa Parkson Viet Tien LG Vina Fahasa

Không chỉ chú trọng việc phát triển về số lượng, Saigon Co.op còn không ngừng phát triển sâu về chất lượng kinh doanh và dịch vụ. Về dịch vụ khách hàng, việc duy trì và nâng cao chất lượng chương trình Khách hàng thân thiết – Thành viên Co.opMart đã giúp gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng thân thiết – thành viên của hệ thống, đồng thời giúp các siêu thị mới khai trương gia tăng doanh số đạt chỉ tiêu kế hoạch. Các hình thức dịch vụ như giao hàng tận nhà, đặt hàng qua điện thoại, lên lai miễn phí, v.v. đều được đông đảo khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Để nâng cao chất lượng kinh doanh, Saigon Co.op chú trọng đến chiến lược nguồn nhân lực, cải tiến quy trình kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động bán lẻ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, vào tháng 4/2007, Saigon Co.op đã cho ra đời Công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID) chuyên về phát triển và khai thác kinh doanh bất động sản thương mại để tập trung nguồn lực chuyên nghiệp hóa hoạt động phát triển mạng lưới hệ thống Co.opMart và Saigon Co.op.

Trong năm 2008, tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ vững danh hiệu Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và kế hoạch phát triển mạng lưới, Saigon Co.op tiếp tục đầu tư nguồn lực vào việc phát triển hệ thống Co.opMart, đồng thời hướng đến một số loại hình bán lẻ hiện đại khác. Bắt kịp xu hướng phát triển nhanh của thị trường bán lẻ Việt Nam, nắm vững tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam và luôn hướng về cộng đồng xã hội là những thế mạnh chính giúp cho Saigon Co.op đứng vững trong giai đoạn cạnh tranh sắp tới.

Saigon Co.op
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả Top 10 Việt Nam 2004 – 2008 (*): số trong ( ) là thứ hạng trong bảng xếp hạng Top 500 Retail Asia-Pacific: doanh nghiệp có trong bảng xếp hạng Top 500 Retail Asia-Pacific(#): không có số liệu
(Nguồn: Saigon Co.op tổng hợp từ Retail Asia 2004 – 2008)

_______________________________

Trước khi kết thúc loạt bài cảm nhận và nhìn về cho chính mình một quá khứ đã đạt được những thành quả hào hùng, một quá trình làm việc tích cực để mang lại một chuỗi kết quả mỹ mãn như hiện nay, có lẽ chúng tôi cũng không cần nói chi thêm nhiều về những thời gian qua công tác tại chuỗi siêu thị Coop như hiện nay, không hẵn là một nhân viên “chính quy” của Coop mà chúng tôi đã đưa ra những dữ liệu điển hình và thực tế như hiện nay trên một chiến trường kinh doanh năng động… mà từ đó chúng tôi nhận thấy toàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay – hệ thống Saigon Coop là một trong những điểm nhấn đáng tự hào và khích lệ biểu dương – để càng ngày càng phát triển hơn nữa.

Đến đây người viết bài này xin được phép “mượn lại” bài phát biểu của đồng chí Tổng Giám Đốc Coop Saigon tại một cuộc hội nghị Tổng kết thành quả hoạt động 15 năm của hệ thống Saigon Coop để kết thúc cho loạt bài cảm nhận này. Từ đó có lẽ hầu như tất cả hệ thống Saigon Coop của chúng ta có thể có những bước tiến tốt đẹp nữa trong nay mai:

. . . . . . . . . . . . . .
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển chuỗi siêu thị Co.opMart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu, chuẩn bị tích cực cho chặng đường dài nhiều thách thức chờ đón phía trước, chúng tôi sẽ tiếp phát huy truyền thống, tục hoàn thiện mình, nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để duy trì và phát triển hoạt động của chuỗi Co.opMart lên một tầm cao mới và gặt hái những thành công mới, nhằm thực hiện mục tiêu “luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo”, chúng ta cam kết thực hiện 05 “Đảm bảo” và 05 “Quyết tâm” : Năm “Đảm bảo” đó là : Đảm bảo tăng cường hợp tác về cả chiều rộng và chiều sâu với các nhà cung cấp, các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược. Đầu tư liên kết với các nhà sản xuất tạo nguồn hàng ổn định, giá tốt, phối hợp tận dụng thế mạnh của các bên, kết nối và chia sẻ thông tin. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu của Co.opMart ở nhiều đối tượng khác nhau với các loại hình và quy mô kinh doanh khác nhau tiếp cận các phân khúc khách hàng từ bình dân đến cao cấp. Đảm bảo gia tăng các loại hình, chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Phát triển Co.opMart không chỉ là nơi mua sắm hàng hoá mà còn là địa điểm cung ứng dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ giải trí chất lượng cao. Đảm bảo đồng hành chia sẻ với người tiêu dùng vượt qua những giai đoạn kinh tế khó khăn thông qua chương trình bình ổn giá và các chính sách giá ưu đãi nhằm giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm. Đảm bảo thực hiện “chữ Tín” trong kinh doanh, đặt khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động bằng việc cam kết cung cấp những hàng hóa chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới việc cung cấp những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường, triển khai thực hiện bao bì tự hủy…

Năm “Quyết tâm” đó là: Quyết tâm kiên định với mô hình phát triển Co.opMart gắn liền với định hướng phát triển kinh tế tập thể của Thành phố và đất nước. Gắn chặt lợi ích của Co.opMart với lợi ích xã hội và cộng đồng. Quyết tâm phát triển nhanh và bền vững hệ thống Co.opMart phủ khắp các Quận huyện tại TP.HCM và các Tỉnh thành trên cả nước, từng bước phát triển ra thị trường khu vực. Phấn đấu để phục vụ người tiêu dùng tại mọi miền đất nước, là cầu nối đưa hàng Việt đến với mọi nhà. Quyết tâm xây dựng chiến lược phát triển và triển khai nhiều mô hình kinh doanh bán lẻ mới trong mái nhà chung Saigon Co.op, có mối quan hệ tương hỗ với hệ thống Co.opMart. Các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại từ quy mô nhỏ đến lớn, từ thông qua cửa hàng đến không thông qua cửa hàng sẽ có mối quan hệ mật thiết, tạo nên hợp lực phát triển cùng hệ thống Co.opMart. Quyết tâm xây dựng hệ thống hậu cần phục vụ đắc lực cho hoạt động của Co.opMart. Củng cố và cải tiến tổ chức hoạt động và các dịch vụ hỗ trợ cho hệ thống Co.opMart, đảm bảo tốc độ và chất lượng phát triển. Quyết tâm xây dựng đội ngũ CBNV : Năng động – Sáng tạo – Tâm huyết – Trung thành – Tận tụy và đoàn kết, có tinh thần cống hiến vì lợi ích khách hàng, lợi ích cộng đồng và xã hội.

Với những cam kết trên, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, quý khách hàng và các đối tác để “Co.opMart” luôn là thương hiệu được người tiêu dùng tin yêu và tín nhiệm.
BÀ NGUYỄN THỊ HẠNH
TỔNG GIÁM ĐỐC SAIGON CO-OP

__________________________________________
Nguyễn Ngọc Hải
(một trong những hàng ngàn nhân viên của đơn vị Coop…)


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài viết cho báo SaigonCoop... Empty
Bài gửiTiêu đề: Những vấn đề tiêu điểm để trở thành một lãnh đạo giỏi…   Bài viết cho báo SaigonCoop... EmptyWed Jul 18, 2012 9:24 am

Một vài góp ý…
Những vấn đề tiêu điểm để trở thành một lãnh đạo giỏi…
Bài viết cho báo SaigonCoop... Lanh-dao-khung-hoang

Lãnh đạo – chỉ huy là một phương pháp và cũng là một nghệ thuật của yếu tố con người, có thể nói hiện nay vai trò quản lý và lãnh đạo với yếu tố con người có một tầm vóc rất lớn trong công việc hiện tại. Về phương diện lãnh đạo có thể nói và đề cập đến vai trò của một giám đốc, một lãnh đạo quân sự; nhưng nói về phương diện quản lý và điều hành trên lĩnh vực kinh tế thì có thể đề cập đến một Cửa hàng, một đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ… Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một đơn vị kinh doanh cho một cửa hàng…

Trên phương diện quản lý, xin được tạm gọi là vai trò lãnh đạo của một cửa hàng trưởng từ một đơn vị kinh tế… chúng tôi muốn góp ý một vài ý kiến nhỏ, nhằm xây dựng cho hệ thống của anh chị em chúng ta ngày càng được vững bền và phát triển hơn nữa, Theo thiển ý của chúng tôi có thể nói là một “cái nhìn bao quát tổng thể” về cho vị trí vai trò của chức danh đơn vị trưởng của một cửa hàng; chúng tôi cũng đã thu thập được những “bí quyết và những nguyên tắc vàng” để tạo nên một phẩm chất của nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy của một con người…

Xét về phương diện thương trường kinh doanh, hình như cũng giống như một nhà chỉ huy giỏi trên mặt trận quân sự của một nhà lãnh đạo lỗi lạc và tài ba; về phương diện kinh tế cũng giống như lĩnh vực quân sự; yếu tố và phẩm chất của một con người chỉ huy có một vai trò hết sức quan trọng để hiệu quả cuối cùng là dẫn đưa và lèo lái con thuyền của đơn vị đó được “về đích” hay không – đó là một nghệ thuật; vế nghệ thuật đầu tiên, chúng tôi xin được đề cập đến “một vài phẩm chất” mà chúng tôi sưu tầm được trên www.kynang.edu.vn – những phẩm chất tiêu biểu đó là:

1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó.
Khi nói đến yếu tố đầu tiên này, chúng tôi xin được đề cập đến vấn đề cái Tâm của con người chúng ta, là một lĩnh vực về kinh doanh thương mại, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố con người… nghĩa là một tập thể con người trong một đơn vị đều cùng nhau “chung sức chung lòng” để cùng nhau gánh vác và cùng nhau chiến đấu trên một mặt trận, nghĩa là ở vào vị trí nào, vai trò nào đi nữa thì chúng ta cũng cần đặt hết cái Tâm của chúng ta vào vai trò đó và hoàn thành tốt công việc của mình, một minh chứng cụ thể cho một con người chịu trách nhiệm về kho bãi chẳng hạn, thì chúng ta cần hết sức công tâm và vô tư với các mặt hàng của đơn vị mình khi nhập về và cũng như khi xuất ra, điều này phải được thể hiện từ một sự công bằng “vô vị lợi” mà tất cả những ai nằm trong vị trí này cần có được; hoặc về vai trò lãnh đạo và chỉ huy của một con người đơn vị trưởng, điều cần thiết đầu tiên là sự công tâm từ chính mình; không đa đoan, bè nhóm và thiên vị cho bất cứ một ai, vấn đề này là một yếu tố then chốt trong nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy của một đơn vị trưởng để dẫn đưa con thuyền của mình đang đi tới đạt được hiệu quả, sự minh chứng về vấn đề này tất cả được thể hiện qua công việc mà hiện tại mỗi chúng ta đã được đảm nhiệm, vai trò tổng thể mà yếu tố tâm lý khởi đầu cho công việc của mình là chúng ta có thật sự tìm hiểu về cho “những người chung quanh mình” như thế nào hay không, đó cũng là một nghệ thuật trong phương thức lãnh đạo và chỉ huy vậy…

2. Sự quan tâm tới người khác.
Trong nguyên tắc của vấn đề này, nguyên tắc đó đã có viết: Nếu bạn mong muốn có được những thành công trong kinh doanh, bạn phải thực sự quan tâm tới mọi người xung quanh và làm sao để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn phải học cách làm sao để khách hàng bộc lộ bản thân, khiến họ cảm thấy mình quan trọng và thấu hiểu khách hàng đủ sâu sắc để xác định bạn có thể làm gì giúp họ. về vấn đề này chúng ta đã thực sự thực hiện hay chưa, hay là chúng ta chỉ biết công việc hiện tại là thu nhập cho đủ chỉ tiêu doanh số đã đưa ra và chúng ta chỉ biết đốc thúc các nhân viên của mình với khẩu hiệu: Xung phong và cố gắng… để rồi tất cả mọi người thuộc quyền đều phải ngớ ngẫn trước một mệnh lệnh cứng ngắc mà không biết được cho mình những định lý như thế nào để tiến lên, việc quan tâm và tìm hiểu sâu sát với những nhân viên thuộc quyền của mình đó là một trong những yếu tố hàng đầu, giống như một sợi dây được thắt chặt các nhân viên lại với nhau để “tất cả cùng nhau chiến đấu”, có thể nói đây là một trong những nghệ thuật quan trọng của một vị trí đơn vị trưởng cần ắt có và đủ…

3. Niềm tin và sức mạnh.
Những người bán hàng chuyên nghiệp luôn bộc lộ một niềm tin và sức mạnh trong cách mà họ nói cũng như cách hành động của mình. Mọi cử chỉ, dáng điệu của họ thường toát lên vẻ lịch sự. Họ mặc những bộ quần áo trang nhã. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách sáng tạo. Nếu bạn không chắc chắn lắm về tính cách này, hãy thử hỏi một ai đó mà bạn tin tưởng để họ đánh giá bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích. Có thể nói đây là một “phát súng” được bắn vào điều kiện trọng tâm để cuộc chiến của chúng ta đem đến 50% sự thắng lợi này; làm bất cứ việc gì – chúng ta phải có một niềm tin là chiến thắng và thành đạt… một nhân viên bán hàng chỉ mở một nụ cười thân thiện với khách hàng khi họ đang đứng trước quày hàng của mình; điều này là một động lực thu hút khách hàng như một lực nam châm khách hàng với quày hàng của mình; một nhân viên thu ngân với một nhan sắc bình thương nhưng đầy nét duyên dáng cùng với một nụ cười thân mật để tiễn đưa khách hàng rời cửa hàng… đó là một cử chỉ “níu kéo” khách hàng sẽ hẹn ước đến lần sau, một thái độ và phong cách của một người lãnh đạo khi quan sát sự hoạt động của một cửa hàng với cái nhìn “xoi mói của khách hàng” đó cũng là một sự cảm tình thân thiện hoặc là một phán quyết không mấy tốt đẹp và cho dư luận để đánh giá cho một hoạt động của cửa hàng; ví dụ khách mua hàng đi lui đi tới để chọn lựa cho mình một vài mặt hàng thiết yếu nào đó… nhưng thái độ của người đơn vị trưởng “rất hình sự” với những nhân viên của mình… về điều này đã đập vào ánh mắt vô tình của khách hàng làm cho cái thiện cảm sẽ bị mất đi đối với họ, từ đó sự ác cảm và thân thiện của một khách hàng đối với cửa hàng sẽ không được còn tồn tại dài lâu… mà vấn đề có thể “bị ngược lại và còn bị xung khắc” nữa là khác

4. Sự cảm thông.
Về vấn đề này, chúng tôi không nói đến nguyên lý thiết yếu của bài học, mà nói đến kinh nghiệm quý báu của một yếu điểm con người và con người – của một người đơn vị trưởng với một nhân viên: Một cửa hàng nọ, một nhân viên khi hay tin gia đình mình có chuyện không may nên đã tỏ ra buồn bã và không còn tâm trí trong công việc hiện tại; người đơn vị trưởng “vô tình thấy được” sự cẩu thả và hờ hững” của nhân viên đó, trước mặt khách hàng đang mua sắm, người trưởng cửa hàng ấy đã “vô tình” buông ra những câu “trách mắng” cho dù rất nhẹ nhàng… nhưng về điều này đã làm cho tinh thần người nhân viên đó “xuống dốc trầm trọng” sau đó cô nhân viên đó đã bật khóc vừa bán hàng vừa tiếp xúc khách hàng… thử hỏi một thái độ như thế, một phong cách như thế từ một cửa hàng trưởng đối với nhân viên của mình… điều này đã mang lại một hiệu quả thực tiễn hay chưa? Vai trò của một đơn vị trưởng điều đầu tiên là không chịu tìm hiểu ngay chính nhân viên của mình là: hôm nay thái độ của nhân viên X khác hẵn với thái độ thường ngày lúc trước… từ đó mối thân tình của đơn vị trưởng và nhân viên thuộc hạ tạo nên một hố sâu xa cách, gây nên sự ác cảm sẵn có của sợi dây đoàn kết trong đơn vị mình; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “bê trễ, tiêu cực, làm lấy lệ” của nhân viên trong một đơn vị… Chính vì thế yếu tố tâm lý học kinh doanh và quản lý doanh nghiệp đối với một cá nhân đơn vị trưởng, vấn đề này là một vấn đề rất thiết yếu…

5. Hướng trọng tâm vào các mục tiêu.
. . . . . . . . . .
6. Kiên trì và bền bỉ.
Các nhà bán hàng chuyên nghiệp luôn biết lập kế hoạch một cách hiệu quả nhất nhằm tiến từng bước vững chắc trên con đường đi đến mục tiêu đề ra. Họ dựa trên những hệ thống đã được chứng minh tính hiệu quả để hoạch định thời gian biểu và học hỏi những sách lược quản lý thời gian hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, ngoài vấn đề điều hành và lãnh đạo chỉ huy của một người đơn vị trưởng, chúng ta cần có một ý chí và sức chiến đấu thật bền bỉ, điều cốt lõi là biết phục thiện hết cái Tâm vào trong công việc của mình. Trên mặt trận thương trường cũng là một chiến trường, cho dù là ở trong cùng một hệ thống doanh nghiệp như hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều cửa hàng bán lẻ, mỗi cửa hàng là một “đơn vị chiến đấu” trong toàn cả một đại binh lực lượng trên thương trường để thi đua đạt hiệu quả cao và sớm nhất cùng với những đại binh khác hiện nay. Yếu tố binh pháp và tất cả mọi chiến lược đều phải được bung ra để tất cả cùng nhau chiến đấu trên thương trường xã hội; sự bền bỉ và sự tích cực là một liều thuốc bồi và một động cơ rất dũng mãnh để cho con thuyền đơn vị mình có sức vươn tới đích với những khó khăn nhất mà người đơn vị trưởng cần phải có sự tỉnh táo, thông minh và sự phán quyết hợp lý nhất….

7. Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
Về phần này chúng tôi xin được đề cập đến những thiển ý thực tiễn trong một cửa hàng hiện nay: tại một cửa hàng nọ, khách hàng đã hai ba lần vào mua sắm một mặt hàng rất thiết yếu cho khẩu vị mình, nhưng mặt hàng ấy lại không có trong cửa hàng đó; sau khi nhân viên “thỉnh đạt” lên lãnh đạo của mình; người cửa hàng trưởng đó suy nghĩ và tìm ra “biện pháp khắc phục” là với tài khéo léo và nội trợ của người nhân viên nữ đó… từ những cây cải, trái cà… họ đã chế biến ra thành những món hợp với khẩu vị của người dân miền Trung cho khách hàng… kết quả sau đó mặt hàng tự chế biến này cũng đã làm thành một mặt hàng đại trà trong cửa hàng được “tái chế lại” những sản phẩm mà cửa hàng đã nhận về hàng ngày… sự tích cực và tính bền bỉ ở đây, cho dù là một công việc có tính tầm thường, nhưng “Thượng đế của tất cả chúng ta” đôi lúc đã có một sự đòi hỏi rất nhẹ nhàng và thực tiễn, vấn đề ở đây là một sự xử lý khéo léo của một người đơn vị trưởng, từ một ý kiến nhỏ của người nhân viên, ở đây chungf1 ta chưa nói đến vấn đề doanh số mà chỉ cần đề cập đến “sự thân thiện” của khách hàng đối với cửa hàng… từ đó nếu đi sâu hơn vào vấn đề chuyên môn thì yếu tố doanh số là một mức tầm nhìn rất gần trong tầm tay với của chúng ta…

Sự nhiệt tình và năng động trong khôn khéo xử lý, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến sự linh hoạt và năng động cuối cùng đối với một người đơn vị trưởng như thế nào, từ đó sẽ còn phát sinh ra những vấn đề khác trong một cửa hàng mà điều kiện và yếu tố của một cá nhân đơn vị trưởng nào bất cứ cần phải hội có…

8. Làm việc với quan điểm tích cực.
Hãy biết giữ vững tính tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực. Đừng cho phép sự tiêu cực lấy đi sinh lực của bạn hay cám dỗ bạn đi lệch khỏi con đường mà bạn đã lựa chọn. Đây là một trong muôn vàn yếu tố của một người đơn vị trưởng cần có để nghệ thuật chỉ huy của mình đạt đến sự thành công và gây nên nhiều thiện cảm với toàn nhân viên, chúng tôi nhận thấy vai trò của người cửa hàng trưởng đều có những lập trường, những định kiến và những đức tính rất khác nhau, cùng nhau trên cương vị là một cửa hàng trưởng, nhưng nghệ thuật và phong cách chỉ huy lãnh đạo đều rất khác hẵn… là một nhân viên đã từng phục vụ cho nhiều cửa hàng trong cùng một hệ thống lớn như hiện nay, chúng tôi nhận thấy mỗi người đều có một vẻ, một phong thái riêng, nếu tính theo nguyên tắc của bài học thì tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực…. thì đây là một trong những đức tính của con người… Người đầu tiên mà tôi được “tiếp cận” đó là người cửa hàng trưởng TVĐ, nếu nói về phong cách mà tôi đã nhận diện được trong những giờ phút đầu tiên và thời gian cùng nhau làm việc, thì vai trò nghệ thuật quản lý của “người này” đã làm cho tôi một sự kính phục và nể trọng, nếu xét về lĩnh vực kinh doanh, thì TVĐ là một con người có thể nói rằng: có năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhất là phương pháp điều hành để rồi mang lại một hiệu quả thiết yếu cho cửa hàng; từ một kết quả doanh số thu nhập từ 30… nhưng từ khi người này vế đảm nhiệm, sau một thời gian ngắn, doanh số đã được nâng lên với con số chỉ tiêu là 50… một câu hỏi là phương pháp nào và tại sao, động cơ nào thúc đẩy cho một con thuyền kinh doanh có một tốc độ phát triển như thế, theo chúng tôi được biết: đó chính là sự đoàn kết, sự năng động và sáng tạo trong sắp xếp công việc và sự điều hành quản lý của “con người đó’; trên địa vị là một Cửa hàng trưởng, người ấy biết nhìn nhận chính mình trong công tác và nghệ thuật phương pháp điều hành công việc, cộng thêm sự tích cực của toàn nhân viên cửa hàng, “con người ấy” biết quan tâm và chia sẻ với nhân viên thuộc hạ của mình với những nguyện vọng; biết lắng nghe và nhất là biết tiếp thu ý kiến để khắc phục, biết sửa chữa và phục thiện, biết năng động và sáng tạo và nhất là đã rất sâu sát với toàn thể nhân viên của mình, cho dù là một cửa hàng ngoại vi thành phố, nhưng điều kiện cuối cùng của sự phục vụ là “doanh số đạt được” mà chúng tôi muốn đề cập là đã đạt được thực tế và một hiệu quả khả quan, cho dù so với các cửa hàng khác, không bao nhiêu, nhưng ở đây trong công việc điều hành, chúng tôi muốn nói là một “con người trẻ” nhưng đã hội đủ được nhiều yếu tố có tính hẵn nhiên để đạt được như thế…

9. Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc.
Những doanh nhân thành công luôn luôn biết quý trọng khách hàng. Họ thấu hiểu ý nghĩa của một câu thành ngữ cổ: Bạn phải bỏ tiền bạc ra để có được tiền bạc, và niềm tin tín ngưỡng đó chính là vấn đề con người. Họ đầu tư một cách khôn ngoan vào những điều đem lại sự tốt đẹp cho các khách hàng mà họ phục vụ. Đó là một nguyên tắc trong những nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy, ở đây chúng tôi cũng muốn đề cập đến yếu tố con người là chính; bởi vì con người sẽ làm nên tất cả và con người cũng có thể hủy hoại đi mọi thứ; con người là một vật thể, một động lực vĩ đại nếu biết vận dụng những phương pháp và yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại; trong mọi binh pháp của quân sự cũng như trong mọi chiến lược phát triển trên thương trường, thì yếu tố con người là chính yếu, ở đây chúng ta không thể coi trọng địa vị của một Cửa hàng trưởng, hay xem thường vai trò của một nhân viên thuộc hạ… mà như lời của đồng chí Phó Tổng Giám đốc ngành chúng ta hiện nay trong một buổi họp toàn thể nhân viên Cửa hàng để “nhận xét và đánh giá cho Cửa hàng Trưởng” vào cuối năm đã qua, đồng chí đã nói như sau: Tất cả chúng ta đều là anh em, bè bạn, ở đây không phân biệt là trên và dưới, quyền hành hay thuộc hạ… mà tất cả đều là bạn… chúng ta có thể giúp nhau và đóng góp để cùng nhau được tiến bộ với bản thân mình và cùng đưa cửa hàng cùng đi lên… Chính vì thế, từ một câu phát biểu đầy tính thân thiện như thế; cho dù trong buổi họp năm ấy, có nhiều ưu điểm, cũng có nhiều khuyết điểm đã được đưa ra… sau đó người Cửa hàng trưởng ấy cũng đã “nhìn nhận và khắc phục” để công việc sau này được tốt hơn…. Và hiện nay cửa hàng này với một doanh số đạt được vào bậc nhất nhì chỉ tiêu trong toàn hệ thống bán lẻ…

Như vậy yếu tố con người là vấn đề định đoạt tất cả mọi công việc, điều này đòi hỏi rất lớn ở một sự công tâm, khách quan và vô tư của một địa vị đơn vị trưởng như hiện nay, đây là một then chốt mũi nhọn trong bài học phát triển của một đơn vị trên thương trường, ít ai nghĩ rằng từ điểm nhấn này đó là một “nguyên tắc vàng” trong vấn đề chiến lược phát triển kinh tế hiện nay để dẫn đến sự thành đạt

10. Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí.
Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp là những người học hỏi suốt đời. Tôi biết rằng bạn sẽ có được tính cách đó đơn giản chỉ bởi bạn đang đọc bài viết này. Hãy đặt ra mục tiêu trở thành người học hỏi suốt đời, và bạn sẽ không bao giờ gặp phải những khoảnh khắc ngớ ngẩn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có được những thành công kỳ diệu trong bất cứ điều gì mà bạn đặt ra trong tâm trí là cần phải học hỏi! Đây cũng là một nguyên tắc ắt có và bền bỉ của một con người cầu tiến, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề này bởi vì hiện nay trên thương trường, như chúng ta cũng đã biết có rất nhiều con người trong lúc ở nhiều vị trí cao thấp khác nhau… thì yếu tố học hỏi là một trong những nguyên lý thiết yếu để dẫn đưa chúng ta đến thành công….

Một Cửa hàng trưởng, nếu không biết học hỏi và tiếp thu những ý kiến đóng góp, sẽ là một con thuyền luôn đi chệch hướng và không bao giờ đi đến đích chung.

Một Cửa hàng trưởng sẽ luôn bị dè dặt và nghi kỵ nếu không biết hòa mình vào cái chung của đơn vị để cố gắng tìm hiểu và phân tích xử lý các tình huống sẽ nảy sinh

Một cửa hàng Trưởng sẽ làm cho nhân viên mình khiếp sợ và hãi hùng mỗi khi phải đối diện, nếu không biết nghệ thuật cùng nhau làm việc, xử lý và chiến đấu… trái lại hãy luôn chú trọng về nguyên tắc: Hãy làm cho người ta kính nể mình chứ đừng bao giờ làm cho người khác phải sợ hãi mình…

Một Cửa hàng trưởng nếu biết nhìn nhận sâu sát và có tính chuyên sâu vấn đề một cách chủ quan, còn hơn nhìn nhận vấn đề của người khác một cách thiển cận trực diện, thì hậu quả là một hố sâu ngăn cách nguy hại đến tình cảm và sự rạn nứt trong công việc điều hành… phải biết nhìn nhận vấn đề xa hơn giống như đang tính một bài toán phức hợp giữa các con số để cuối cùng chúng ta có một minh chứng tốt đẹp hơn… Hãy nhìn tất cả mọi vấn đề đều có chiều sâu và ý nghĩa của nó… từ đó chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục dễ dàng hơn… Từ đó cương vị đơn vị trưởng của mình sẽ được mọi người kính nể và khâm phục hơn…
______________________________________
Nguyễn Ngọc Hải
(Một nhân viên Cửa hàng CF….)

______________________________________

TB:
Chữ nghiêng xanh: là nguyên lý bài học.
Chữ đen: là ý kiến đóng góp của người viết bài..
10 tiêu đề: 10 nguyên tắc phẩm chất của bài học…
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài viết cho báo SaigonCoop... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài viết cho báo SaigonCoop...   Bài viết cho báo SaigonCoop... EmptyWed Jul 18, 2012 9:54 am

Bài Xã luận.
Nhìn lại một quá trình với những sự so sánh
Để đưa ngành bán lẻ Coop vươn tới tầm cao…


Bài viết cho báo SaigonCoop... 29012010bigC2

Trong thống kê của nhiều bài báo và các chuyên gia kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có thể nói ngành hàng bán lẻ trên toàn hệ thống quốc gia đã chiếm lĩnh một vị trí đáng kể. Riêng ngành bán lẻ Coop của chúng ta có lẽ cũng không khỏi tự hào đã được xếp hạng thứ 23 (theo đánh giá của ATKearney,) trên thế giới nói chung và đã được ở vào trong top 500 doanh nghiệp bán lẻ khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về khía cạnh Siêu thị là gì ? Là một trong hàng ngàn nhân viên hiện đang phục vụ tại ngành Coop; rất ít ai định nghĩa được giống nhau về cho danh từ Siêu thị; người thì hiểu đó là một thương hiệu; người thì khái niệm đây là một trung tâm mua sắm; người thì quan niệm Siêu thị là một nơi chốn mang lại cho họ những món hàng đầy chất lượng; người thì lý luận theo kiểu cá nhân đó là nơi mua sắm có tính văn minh trong thời buổi hội nhập kinh tế của thời kỳ kinh tế mở cửa… Từ đó mỗi quan niệm và sự lập luận khác nhau… nhưng định lý nào cũng có những cái ưu và những cái khuyết điểm của nó… Trước khi phân tích những quan niệm và luận điểm trên đây, chúng ta thử nhìn lại một sự thống kê thăm dò thị trường với những dữ liệu khác nhau như sau:

Tổng hợp quan điểm của khách hàng khi mua sắm tại các Siêu thị - thì:
- 73% khi đi mua sắm đều có sự thăm dò ý kiến (gợi ý…)
- 66% thích đi mua sắm ở các Siêu thị
- 70% thích đến các cửa hàng bán lẻ nhỏ với gia đình
- 75% có khuynh hướng được tự do mua sắm theo ý thích riêng…

Như vậy trong tỷ lệ % thăm dò nhu cầu mua sắm của tất cả khách hàng, nói về ngành bán lẻ Coop của chúng ta, thì chúng ta cần phải đáp ứng được cho họ những nhu cầu thiết yếu nào để phát triển được ngành hàng của chúng ta hiện nay trước những đối thủ cạnh tranh lớn. Nếu nhìn lại một sự so sánh tổng hợp (cho dù quá cũ…) từ báo Doanh nghiệp & Thương hiệu (số ra tháng 7/2007) đã nhận định như sau:

Nhu cầu mua sắm
80% các hộ gia đình ở thành thị đã mua sắm ở các trung tâm thuộc kênh thương mại hiện đại trong vòng 12 tháng qua, tuy nhiên chỉ 10% sẽ chọn siêu thị là nơi mua sắm chính. Khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu và các bà nội trợ khá giả.

Trong gần 90% hộ gia đình Việt Nam, phụ nữ là người mua đồ tạp hóa và cũng là người quản lý ngân sách gia đình. 17% thu nhập gia đình được dành mua tạp hóa và các vật phẩm cho vệ sinh cá nhân... Một bà nội trợ trung bình sẽ mua 8 mặt hàng cho mỗi lần mua sắm, với giá trung bình là 90.000 đồng.

Một hộ gia đình bình thường sẽ mua sắm ở 4 kênh khác nhau. Sự lựa chọn loại hình bán lẻ sẽ phụ thuộc vào việc họ muốn mua những gì. Khi mua các mặt hàng tạp hóa và các sản phẩm sữa, thì chợ hoặc cửa hiệu ven đường được ưa thích hơn. Khi mua các mặt hàng tạp hóa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc các sản phẩm cho gia đình, họ chọn kênh siêu thị.

Thuận và không thuận
Ngành bán lẻ, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh đang trải qua nhiều thay đổi có lợi cho người tiêu dùng. Các siêu thị và TTTM không chỉ phát triển về số lượng, mà còn hiện đại hóa các dịch vụ và sản phẩm, từ những chiếc kệ được thiết kế đẹp hơn đến những sản phẩm khuyến mãi và những vật phẩm quảng cáo, để đẩy mạnh doanh số và tính cạnh tranh. Được đầu tư mạnh cùng với sự đa dạng chủng loại hàng hóa và khuyến mại quy mô lớn, siêu thị đã thành đối thủ cạnh tranh lớn với cửa hàng bán lẻ.

Nhưng vẫn còn đến 40% người thuộc tầng lớp thu nhập thấp chưa từng đi mua sắm ở các siêu thị, bởi vì họ đối mặt với vài vấn đề: khoảng cách địa lý, giá cả cao hơn và ít thức ăn tươi có sẵn. Mua sắm ở siêu thị vẫn được xem là một hình thức giải trí. Nó có khuynh hướng trở thành một hoạt động cuối tuần khi bà nội trợ đi cùng với các thành viên khác trong gia đình.

Thời giờ
Việt Nam được xếp hạng hấp dẫn thứ 3 trên thế giới về bán lẻ đại trà, sau Ấn Độ và Nga và trên cả Trung Quốc (theo Euromoney, A.T. Kearney). Lý do là nhờ vào sự bão hòa thị trường thấp và áp lực thời gian cao. Việt Nam đang cảm nhận mạnh xu hướng tuyên truyền tiêu dùng, và chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng đang tăng tới 20%/năm.
Việt Nam đã cam kết mở cửa hầu hết các dịch vụ bao gồm cả những lĩnh vực trước đây không tiếp nhận đầu tư nước ngoài: bảo hiểm phi nhân thọ, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, quảng cáo và phân phối hàng hóa. Với cam kết này, từ tháng 01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập những công ty liên doanh về phân phối, trong đó họ có thể sở hữu 49% số vốn. Kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài.
. . . . . . . . . . . . . . .

Như vậy đối với ngành bán lẻ Coop như chúng ta hiện nay, vấn đề đầu tiên là làm sao để thu hút được khách hàng “về với chúng ta” – chúng ta vẫn biết trong dân gian cũng đã có câu: Không mợ thì chợ vẫn đông… Hiện nay có rất nhiều đại doanh nghiệp với chuyên ngành bán lẻ như chúng ta hiện nay, nếu nhìn lại quá trình kinh tế vĩ mô thì có lẽ ngành Coop của chúng ta cũng đã thực hiện hết những quy trình đã đưa ra; từ ý tưởng đến công tác tuyên truyền gợi mở đến công việc thực hiện… có lẽ chúng ta cũng đã làm hoàn tất… chỉ còn trên mặt trận thương trường hiện nay là chúng ta chỉ biết chiến đấu và chiến thắng mà thôi…. Vậy trong quy trình chiến đấu để đạt được sự thắng lợi đó… chúng ta sẽ thực hiện như thế nào cho hợp lý ???
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
"Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ dự kiến sẽ đạt 7.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm ngoái. Việt Nam cũng đang dẫn đầu về tiêu dùng hàng hi-tech." Đằng sau hàng loạt những tích cực, những chỉ số xếp hạng cao ngất của những tổ chức uy tín về thị trường bán lẻ Việt Nam, có một sự thật khác, một mối lo ngại khác về khả năng thất thế của hệ thống phân phối bán lẻ thuần Việt trước ngưỡng cửa 1.1.2009, khi mà ta buộc phải mở cửa thị trường.

Một sự “lạc quan” mà chúng ta cần phải suy xét để đem về cho mình một hiệu quả tích cực, từ những nhận định và thống kê của báo SGTT như sau:

. . . . .Trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam cao hơn cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những điều kiện trên báo hiệu một cơ hội lớn cho sự phát triển và duy trì một thị trường bán lẻ thuận lợi.

Từ những nhận định trên của các chuyên gia về kinh tế hiện nay, mà chúng ta là một trong những “đại gia đó” có lẽ với những thành quả và năng suất mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua, đương nhiên so với những đại gia khác, chúng ta vẫn còn tồn tại và thiếu sót một vài điểm đáng lưu ý… từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm khắc phục tình hình hiện nay. Qua bài viết của hai tác giả GiangOanh và HuyThắng ở trong bài: Định vị cho ngành bán lẻ tại Việt Nam, có đoạn:

. . . . . .- Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng về thị trường bán lẻ. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ngày 20/11, Hội thảo “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng và xu hướng phát triển” đã được tổ chức tại Hà Nội. Hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều cho rằng, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ giàu tiềm năng. Vì thế, việc dự báo xu hướng cũng như đề xuất những giải pháp giúp thị trường bán lẻ phát triển một cách hoàn chỉnh, bền vững là mong muốn của những người làm chính sách và những nhà đầu tư nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng hiện nay.

Việt Nam – một thị trường bán lẻ tiềm năng
Tiến sỹ Matthias Duehn, Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Hà Nội nhận xét, Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Thể hiện qua việc Việt Nam ngày càng trở thành một địa điểm kinh doanh hấp dẫn tại châu Á với tốc độ tăng trưởng bền vững và nhu cầu tiêu dùng khá ổn định trong một thời gian dài.

Hiện nay, ngành bán lẻ của Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 5,4 triệu lao động. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ hậu suy thoái, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng 18-20%.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh thị trường này như tăng trưởng GDP hàng năm khá cao và quan trọng nhất là Chính phủ luôn có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài kịp thời; dân số đông và trẻ với khoảng 79 triệu người dưới 65 tuổi.

Đặc biệt, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm người có thu nhập từ 500 - 1.000 USD/tháng tăng nhanh nhanh nhất; tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người dân cũng thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á (khoảng 70% thu nhập hàng tháng).

“Điều này ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Từ năm 2007 trở về trước, mức này luôn đạt bình quân 20%; năm 2007 đã tăng lên 25 - 27%. Doanh số bán lẻ ước tính đến hết năm 2008 đạt 54,3 tỷ USD, tăng 20,5% so với 2007”, bà Loan dẫn chứng.

Ngoài ra, các phương thức thanh toán tiện dụng bằng thẻ tín dụng đã xuất hiện. Dự báo, doanh số thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng từ 55,5 tỷ USD năm 2009 lên đến 85 tỷ USD vào năm 2012. Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ ở Việt Nam không những là cơ hội đầu tư rất tốt cho những nhà đầu tư trong nước mà còn là địa điểm hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp
Mặc dù doanh số tăng nhanh trong những năm vừa qua nhưng nhìn chung, thị trường bán lẻ phát triển còn manh mún, không đồng bộ và thiếu tính chiến lược dài hạn.

Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Văn phòng Richard Ellis tại Hà Nội nhận xét, thị trường bản lẻ ở Việt Nam có tăng nhanh về số lượng nhưng chưa bền vững về chất, còn thiếu tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản trị chưa nhiều đã khiến một số doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận như mong muốn.

Nhận định về xu hướng năm 2010 và những năm tiếp theo, một số nhà đầu tư nước ngoài đã từng tham gia kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam cho rằng, thị trường bán lẻ ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có xu hướng mua sắm mới với nhu cầu tiêu dùng cao và đa dạng.
Bên cạnh đó, theo xu thế đa dạng hóa kinh doanh, Việt Nam sẽ có nhiều tập đoàn, công ty lớn kinh doanh dưới nhiều hình thức, sẽ có những cuộc cạnh tranh ngoạn mục giữa các thương hiệu bán lẻ và thương hiệu sản phẩm. Vì thế, các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng đặc chủng... sẽ không có sự phân biệt rõ ràng; ranh giới giữa bán lẻ và bán buôn ngày càng thu hẹp lại.

Ngoài ra, do tác động của khoa học công nghệ, thương mại điện tử, các phương thức bán lẻ mới qua internet, các phương tiện truyền thông như như TV shopping, điện thoại di động sẽ phát triển mạnh, lượng hàng hóa bán được theo cách này thậm chí sẽ nhiều hơn bán hàng tại địa điểm cố định truyền thống.

Với xu thế bùng nổ các hoạt động về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi có thể sử dụng những hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu nổi tiếng thế giới ngay tại đất nước mình.
Để đáp ứng với xu hướng mới này, các nhà chính sách, diễn giả và các nhà đầu tư khuyến nghị, các doanh nghiệp bán lẻ cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh (trong đó ưu tiên chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, liên kết phân phối hàng hóa nội địa…), trình độ quản lý, trang bị công nghệ hiện đại, đặc biệt phải nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Trong những năm vừa qua, ngành Coop đã được khai sinh và vươn dài trên thị trường hiện nay, nhìn lại một quá trình đầy cam go và nhiều thử thách… thì đã có những sự minh chứng và đem về cho đơn vị với những thành tích rất khả quan, cho dù đó là những con số biết nói nên lời, và cũng là hiệu quả cho một quá trình thực hiện chiến đấu trên thương trường; đại doanh nhân Coop, cũng như đang tranh tài đua sức với những đại gia tên tuổi khác… ngành Coop đã tự hào với những con số trong những thành quả đáng ghi nhận…

. . . . .Kể từ khi siêu thị CoopMart đầu tiên ra đời (CoopMart Cống Quỳnh) ngày 09/02/1996, Saigon-Coop đã không ngừng phát triển và trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 40 siêu thị. Hệ thống siêu thị CoopMart là một trong những hệ thống siêu thị lớn trong nước với sự đầu tư hiện tại, công nghệ quản lý chuyên nghiệp. CoopMart đã đạt được những kết quả nhất định trong ngành bán lẻ, một trong những kết quả đó không thể không nhắc đến là 6 năm liền đạt được danh hiệu "top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á". . . . . . . .

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, khởi đầu từ TP.HCM năm 1966, đến nay Co-opMart đã có một hệ thống 50 siêu thị trên cả nước, trở thành nơi mua sắm quen thuộc của người dân với hơn 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm mỗi ngày. Hệ thống Co.opMart còn là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong điều tiết thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hiện Co.opMart có gần 9.000 cán bộ nhân viên, trong đó 37% có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp cùng 30 tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.
Thời gian tới, hoạt động của chuỗi Co.opMart sẽ nâng lên tầm cao mới qua triển khai nhiều chương trình hành động, trong đó đảm bảo đồng hành chia sẻ với người tiêu dùng thông qua các chương trình bình ổn giá và các chính sách ưu đãi; đồng thời đảm bảo thực hiện chữ “tín” trong kinh doanh, đặt khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động, giữ vững danh hiệu Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Nhân buổi lễ, 10 cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hệ thống Co.opMart đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng II và hạng III do Chủ tịch nước trao tặng (Theo:Thegioibanle.vn/ Theo ven.vn)

Trở lại vấn đề luận đề của bài viết, chúng tôi xin được mạn phép chuyên sâu vào danh từ Siêu thị - nhằm giúp cho chúng ta được hiểu rõ hơn phần nào về cho danh từ mà chúng ta đang công tác và phục vụ hiện tại… Vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi Siêu thị là gì, và nó hình thành như thế nào trong quá trình mà tất cả chúng ta là những chiến sĩ trên mặt trận kinh doanh đó, (xin được trích một phần nhỏ trong nguyên lý kinh tế học như sau):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài viết cho báo SaigonCoop... BigC-KM-4-2011-21304050237_340x250

Siêu thị
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng. Đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

Phân biệt Siêu thị với Chợ và Trung tâm Thương mại
Quy mô của siêu thị thì lớn hơn các cửa hàng tạp phẩm (hoặc chợ) và tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại.
Trung tâm thương mại có quy mô lớn hơn, không chỉ bao gồm các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ mà còn bao gồm cả hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập trung, liên hoàn.
Đặt tên siêu thị
- Siêu thị phải chi bằng tiếng Việt: SIÊU THỊ + Tên do thương nhân đặt (Chữ siêu thị phải đứng trước).
- Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt và phải đặt dưới hoặc sau tiếng Việt.

Tiêu chuẩn Siêu thị:
+ Siêu thị hạng 1:
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 1.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên

+ Siêu thị hạng 2:
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 500m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên

+ Siêu thị hạng 3:
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 500m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp);
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên

Đặc trưng của siêu thị
Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động.

Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:

- Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán.
- Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng.

Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.

Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy...

Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại mặt hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh...

Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện đại.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Thực ra hai chữ SIÊU và THỊ thì ai cũng biết, nhưng khi chúng kết hợp với nhau để chỉ một hình thức kinh doanh thì không ai nắm bắt đến tận cùng.

Vấn đề ở đây là cái mới.
Siêu thị mới chỉ xuất hiện ở nước ta mấy chục năm nay. So với những cái THỊ đã tồn tại hàng ngàn năm thì cái SIÊU này còn quá ư mới mẻ. Nó đang trong quá trình nhận biết và hoàn chỉnh.
Chúng ta biết Việt Nam có hàng ngàn cái chợ. Chợ mọc lên ở khắp nơi, theo kiểu tự phát. Ngã ba đường, dưới gốc đa, mái đền, bến sông, cổng trường, cửa quan… Chợ họp cả ngày, chợ sáng, chợ chiều, chợ tháng sáu phiên, chợ mỗi năm chỉ họp một lần… thôi thì đủ kiểu. “Cơ sở vật chất” thì là những mái lều xiêu vẹo, những chỗ ngồi tạm bợ, lầy lội, đầy rác rưởi, ruồi bọ… Cung cách làm ăn thì có gì bán nấy, nhập nhằng chất lượng sản phẩm, nói thách, mặc cả rối mù, thêm thêm, bớt bớt, cãi vã là chuyện thường.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều siêu thị: chuỗi siêu thị CorpMart, Intimex, HaproMart, FiviMart, VinatexMart, rồi hệ thống siêu thị BigC, Metro. Đáng chú ý, hệ thống siêu thị nội địa của Intimex, CorpMart, HaproMart, FiviMart cũng đã kịp đứng chân, đã chinh phục được khá nhiều trái tim người tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh bình đẳng, văn minh.
Có dịp đi qua một số siêu thị ở một số tỉnh thành, tôi mới hiểu được điều đó, và mới thấy thế nào là điều cốt tử trong kinh doanh. Nhưng với tôi và chắc chắn là với nhiều người nữa, điều đáng nói hơn là hệ thống siêu thị nội địa đã góp phần rũ bỏ một thói quen thâm căn cố đế lỗi thời, tạo nên một nét văn hóa mới trong cuộc sống hôm nay.
(Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử)

Nếu nói về khái niệm của danh từ Siêu Thị, đến định nghĩa của nó và công việc phục vụ hiện nay của tất cả mọi thành phần trong lực lượng Coop… qua các thành quả ghi nhận được từ những sự cố gắng và chiến đấu không ngừng trên mặt trận kinh tế hiện nay nói chung, ngành bán lẻ của toàn bộ hệ thống CoopMart và CoopFood, mà gọi chung là Saigon Coop… chúng ta đã đạt được những thành quả đáng tự hào để góp phần phát triển cho nền kinh tế nước nhà, cho dù mọi thành phần trong xã hội cũng như toàn cầu đang ở trong thời kỳ suy thoái và hậu suy thoái hiện nay; có thể nói toàn bộ lực lượng chiến đấu của ngành bán lẻ Coop đã tự sức mình và chiến đấu bền bỉ không mệt mỏi để đưa tầm cao danh dự và thắng lợi lên một tầm cao mới hơn; với những con số, và những thành tích có thể nói chưa làm thỏa mãn được lòng người, ngành Coop hiện nay, và nhất là về khâu bán lẻ đang ào ạt để chiếm lĩnh thị trường, thì Coop đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để đưa tầm vóc của mình lên cao và phát triển hơn nữa;

Trước khi kết thúc cho loạt bài viết này, chúng tôi xin được đưa ra những giả thuyết và sự nhận định từ các chuyên gia hiện nay, để chúng ta từ đó nhận thấy để tìm hiểu và hiểu biết thêm về một lực lượng hùng hậu của chúng ta và những đối thủ cạnh tranh của chúng ta trên thương trường hiện nay. Từ đó ngõ hầu buộc chúng ta luôn luôn và lúc nào cũng cần phải có đủ những phương thức, những chiến lược, những kế hoạch và ngay cả những điều kiện… để tồn tại…

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phân tích sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh bán lẻ về bản chât, cơ sở hạ tầng, định vị và phân khúc thị trường dẫn đến sự khác biệt về chiến lược hàng hóa.

- Về bản chất
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.

Co.op Mart là hệ thống siêu thị do Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM thành lập với 100% vốn là do các xã viên đóng góp nên. Vì thế, có thể nói Co.op Mart là hệ thống siêu thị của Việt Nam 100%. Saigon Co.op 7 năm liền đạt danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương.

- Cơ sở hạ tầng
Các siêu thị của Co.op Mart có quy mô trung bình. Còn Big C với quy mô lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
Co.op Mart có độ bao phủ rộng hơn. Cho đến thời điểm đầu năm 2011 thì hệ thống CoopMart đã có 44 siêu thị trên khắp cả nước. Còn Big C là 14 siêu thị trên phạm vi cả nước.

Bài viết cho báo SaigonCoop... You4share.com_4bab8ebfb2c86
Big C về mặt bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về bên ngoài nếu bạn chưa biết gì về Big C bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơi sang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rẻ nhất có thể nói là rẻ hơn Co.opMark. Có lẽ chính vì nhìn bên ngoài có cảm giác sang trọng nên có lẽ Big C vắng khách hơn Co.op Mart. Còn bên trong, các lối đi tương đối rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn, vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng.

- Định vị và phân khúc thị trường:
Định vị của BigC là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình-thấp trở lên. Big C giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng.

Định vị của Co.op Mart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình là chủ yếu. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”.

- Sản phẩm hàng hóa.
BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng.

Bài viết cho báo SaigonCoop... Nha-ban-le
Còn với Co.op Mart, hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của một siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự lựa chọn thoải mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian. Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: “Mọi sản phẩm nằm trên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao”.
(Theo: thegioibanle.vn / Theo marketingchienluoc.com)

Như vậy – chúng ta có thể khẳng định rằng: trên mặt trận kinh tế hiện nay, nhất là thị trường hội nhập và trước một nền kinh tế mở cửa, hệ thống Coop của tất cả chúng ta cần có những chiến lược khôn khéo hơn, tinh vi và nhạy bén hơn nữa, để cuộc chiến của ngành bán lẻ Coop sẽ hy vọng còn đạt được được hiệu quả cao hơn nữa…
__________________________
Nguyễn Ngọc Hải.

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





Bài viết cho báo SaigonCoop... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài viết cho báo SaigonCoop...   Bài viết cho báo SaigonCoop... Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bài viết cho báo SaigonCoop...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Có một Việt Nam rất xưa.
» Hấp dẫn vẻ đẹp vùng cao Việt Nam
» 10 cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam
» Kỹ năng "Viết" cơ bản...
» Bài viết phản hồi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến