Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa Empty
Bài gửiTiêu đề: Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa   Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa EmptyMon Oct 15, 2012 5:40 pm

Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa

Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa Praying_pews1

THỰC TẬP NHÂN BẢN

1. LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô khuyên tín hữu Ê-phê-sô : “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình. Đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại. Vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. Vì thế, anh em đừng hóa ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm kiếm đâu là ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới trụy lạc. Nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí. Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng. Hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hòan cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5,15-20).

2. CÂU CHUYỆN :
1) MỘT ÔNG VUA THIẾU KHÔN NGOAN (x 1 V 12,1-19) :

Sau khi vua Sa-lô-môn băng hà, Rơ-kháp-am lên ngôi. Lúc đó dân It-ra-en đến tâu với vua mới rằng : Tâu đức vua, phụ vương ngài đã bắt chúng tôi mang một cái ách quá nặng. Bây giờ nếu ngài giảm bớt khổ dịch và ách nặng nề mà phụ vương ngài đã đặt trên chúng tôi, thì chúng tôi hứa sẽ phục dịch Ngài mãi mãi”.

Nhà vua liền nói với họ : “Ba ngày sau các ngươi trở lại đây, ta sẽ cho quyết định”.

Vua Rơ-kháp-am bàn hỏi với các cựu thần đã từng phục vụ cha mình là vua Sa-lô-môn. Họ góp ý với vua rằng: “Nếu ngài xử tốt với dân, chiều lòng và dùng lời lẽ ôn tồn mà nói với dân, thì họ sẽ làm tôi ngài mãi mãi”.

Nhưng vua không thích nghe họ, vua đi bàn hỏi với đám người trẻ là những người bạn của vua hồi nhỏ. Những người này góp ý: “Ngài hãy trả lời cho dân thế này: Ngón tay nhỏ của ta còn lớn hơn cả lưng của phụ vương ta. Vậy phụ vương ta đã đặt ách nặng trên các ngươi, còn ta, ta sẽ chất cho nặng hơn nữa. Phụ vương ta trừng phạt các ngươi bằng roi, còn ta, ta sẽ trừng phạt các ngươi bằng bọ cạp”.

Thế là vua không chịu nghe dân và không đếm xỉa gì đến ý kiến các kỳ mục góp ý, mà lại ngả theo ý kiến đám người trẻ. Ngày thứ ba toàn dân đến yết kiến vua, như vua đã hẹn. Nhà vua trả lời cứng cỏi với họ như đ1m người trẻ góp ý. Nghe thấy thế, mười chi tộc phía Bắc đã bất mãn, họ tách ra lập một nước mới là Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít vào năm 931 trước Công Nguyên…

2) MỘT VIÊN QUAN ĐẠI THẦN KHÔN NGOAN MƯU TRÍ :
Xưa bên Nhật bản có một ông vua kia sưu tập được 100 chiếc bình cổ rất quý hiếm. Nhà vua trưng bày trong một chiếc tủ kính cho triều thần chiêm ngưỡng. Một hôm có viên quan đại thần tò mò cầm một chiếc bình ra quan sát và sơ ý đánh rơi bể nát. Vua tức giận sai thị vệ mang viên quan kia ra ngòai chém đầu. Bấy giờ một viên quan khác liền đến bên chiếc tủ đựng các bình quý hiếm kia, dùng vai đẩy cho tủ đổ làm tất cả 99 chiếc bình đều bể tan... Vua rất tức giận ra lệnh trừng phạt thật nặng kẻ đã cả gan làm điều này. Nhưng trước khi chém đầu, vua hỏi viên quan đại thần thứ hai rằng : “Tại sao khanh lại dám làm chuyện tầy đình như vậy ? “ Viên quan đại thần đáp : “Hạ thần thấy chỉ vì sơ ý làm bể một chiếc bình cổ, mà bệ hạ truyền giết chết một bề tôi trung thành. Thế thì 99 chiếc còn lại kia có thể sẽ làm cho 99 người khác phải chết. Vậy còn ai giúp bệ hạ cai trị thần dân trăm họ ? Do đó hạ thần đã cố ý xô đổ để một mình hạ thần phải chết thôi”.
Sau khi nghe viên quan nói xong vua liền tỉnh ngộ nên đã truyền tha chết cho cả hai.

3.SUY NIỆM :
Có bốn nhân đức nhân bản giúp sống làm người trưởng thành về nhân cách là: Khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ, trong đó, đức khôn ngoan đứng đầu. Vậy khôn ngoan là gì? Có mấy lọai khôn ngoan? Muốn tập thành đức khôn ngoan của Chúa ta cần làm gì ?

1)Thế nào là khôn ngoan? :
-Khôn ngoan là một nhân đức giúp ta nhận định rõ điều tốt phải làm và điều xấu cần tránh, nên dùng phương cách nào hữu hiệu nhất để đạt được điều tốt và tránh được điều xấu, điều nào nên làm trước điều nào nên làm sau. Khôn ngoan còn là sự nhìn xa trông động hay tiên liệu để phòng tránh những tai nạn và dự phòng trước để kịp thời ứng phó hữu hiệu với những tình huống bất lợi có thể xảy ra.
-Câu chuyện thứ nhất trên đây cho thấy sự thiếu khôn ngoan của vua Rơ-kháp-am là con vua Sa-lô-mon. Vì nếu là người khôn ngoan, hẳn ông đã biết phải nghe lời khuyên của ai và phải đối xử thế nào để được lòng mười chi tộc phía Bắc. Chính vì thiếu sự khôn ngoan mà vua Rơ-kháp-am đã làm cho đất nước bị chia cắt làm hai, là Giu-đa phía Nam và Ít-ra-en phía Bắc. Cả hai nước đều trở nên suy yếu và lần lượt bị các đế quốc xâm chiếm dẫn đến họa diệt vong sau này.
-Trong câu chuyện thứ hai, viên quan đại thần đã khôn ngoan mưu trí xô đổ chiếc tủ đựng 99 bình cổ quý giá còn lại để can nhà vua và can đảm hy sinh chịu chết để mong nhà vua tỉnh ngộ. Nhờ đó đất nước đã không mất đi nhiều nhân tài.

2)Phân biệt hai thứ khôn ngoan: Khôn ngoan của Thiên Chúa và khôn ngoan của thế gian:
-Khôn ngoan của Thiên Chúa nhắm mục đích tối hậu của đời người là được hạnh phúc nên tất cả suy nghĩ lựa chọn đều phải quy chiếu về mục đích này; đang khi khôn ngoan của thế gian chỉ nhắm tới các mục tiêu vật chất trần thế.
-Vì mục đích nhắm tới khác nhau nên khôn ngoan Thiên Chúa khác với khôn ngoan của thế gian. Chẳng hạn: khôn ngoan của Thiên Chúa đòi ta hy sinh mạng sống mình mà đi theo Chúa, đang khi khôn ngoan thế gian tìm mọi cách để bảo vệ mạng sống ấy. Trong Tin Mừng, thánh Phêrô đã suy nghĩ theo khôn ngoan thế gian nên đã can trách Thầy Giê-su đừng chấp nhận con đường “qua đau khổ vào vinh quang”, nên đã bị Thầy quở trách: “Satan, lui lại đàng sau Thầy. Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của lòai người” (Mt 16,23). Thánh Phao-lô dạy tín hữu C6-rin-thô như sau: “Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.” (1 Cr 3,18).

-Đức Kitô chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì vậy, biết được Chúa Kitô là biết được sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan Thiên Chúa bao trùm cả thế gian này: sự sống hay sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về những người tin vào Đức Ki-tô.

3)Một số việc cần làm để tập đức khôn ngoan của Thiên Chúa:
-Trước hết phải xin ơn Chúa giúp và nỗ lực tìm kiếm rút kinh nghiệm mỗi ngày: Vua Sa-lô-môn nổi tiếng là người khôn ngoan. Khi lên ngôi vua, việc đầu tiên ông làm là lên đền Ghíp-ôn hành hương, dâng của lễ cầu nguyện với Đức Chúa. Đức Chúa hiện ra hỏi : “Ngươi muốn xin gì” ? Ông thưa : “Xin cho con được khôn ngoan”. Lời cầu xin ấy đẹp lòng Đức Chúa và Ngừơi đã ban cho ông nhiều hơn điều ông xin. Không chỉ cầu xin mà thôi, vua Sa-lô-môn còn nỗ lực tìm kiếm và không ngừng học hỏi. Ông đã tuyên bố như sau : “Từ thời trai trẻ tôi đã yêu quý và tìm đức khôn ngoan cho riêng mình” (1V 3,4-15).

-Tiếp đến cần khiêm tốn học hỏi Lời Chúa, năng kiểm điểm đời sống dưới ánh sáng Lời Chúa và cầu xin ơn Thánh Thần soi sáng giúp ta làm theo thánh ý Chúa. Khi phải chọn một trong hai điều tốt, ta hãy mang ra tập thể thảo luận chung hoặc bàn hỏi với những người đáng tin cậy, trước khi quyết định làm theo tiếng lương tâm mách bảo: Điều phù hợp với thánh ý Thiên Chúa là điều hợp với gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su, Đấng được Chúa Cha xác nhận là “Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17) và “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Vì không biết điều nào đúng sai, chúng ta cần dựa theo nguyên tắc nhân quả: “Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu” (Mt 7,17). Điều nào làm phát sinh hoa trái tốt và ta cảm thấy lương tâm được bình an vui sướng, thì đó là điều phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.

-Ngòai ra chúng ta cũng nên áp dụng các lời dạy khôn ngoan của người xưa chứa đựng trong các ca dao tục ngữ như sau: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. -“Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” vì : “Nhất ngôn hữu xuất, tứ mã nan truy”.-“Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.-“Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn”.-"Khôn cho người ta dái (kính nể), dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét".-"Gần người hiền thì sáng, gần người tài thì thông".- “Rồng vàng tắm nước ao tù. Người khôn ở với người ngu bực mình”. -“Làm đầy tớ thằng khôn, còn hơn làm thầy thằng dại”v.v…….

4. THẢO LUẬN :
Giữa hai điều tốt: một là tới giờ cơm gia đình, mọi người trong nhà đều ngồi vào bàn ăn. Nhưng lúc đó, có một việc thứ hai là nhà bị dơ cần phải được quét dọn. Vậy ta nên chọn đi ăn cơm chung với cả nhà hay làm việc quét dọn cho nhà được sạch rồi sẽ ăn sau một mình ? Tại sao ?

5. LỜI CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mời gọi chúng con : “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hòan thiện” (Mt 5,48) và “Anh em phải khôn như rắn, và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,16). Xin ban Thánh Thần giúp chúng con biết kiên trì tập luyện thánh hóa bản thân. Cho chúng con biết khôn ngoan, thực tập các đức tính nhân bản. Nhờ đó, mỗi ngày chúng con sẽ nên hòan thiện giống như Cha trên trời hơn.- Am
en.


LM ĐAN VINH

_____________________________
NNH Sk...


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa   Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa EmptyMon Oct 15, 2012 5:45 pm

Nguyên tắc

Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa 563531_486214264727133_929663676_n

Bố mẹ Việt Nam thương con, muốn dạy con những nguyên tắc sống ở đời. Con không nghe, bố mẹ mắng cho một trận nhớ đời: "Cá không ăn muối cá ươn".

Người Hy Lạp dạy con: "Mọi người đều có PHẨM GIÁ", "Thà chịu chết hơn là phản bội SỰ THẬT", "Thà chịu đựng BẤT CÔNG hơn là phạm bất công".

Người La Tinh dạy con: "Mọi nhóm người, dù thành viên xuất thân từ đâu đều có thể và phải trở thành một CỘNG ĐỒNG cùng số phận".

Các nhà hiền triết phương Đông xưa quan niệm: "Con người là một TIỂU VŨ TRỤ" (Nhân thân tiểu thiên địa).

Tôi là người tin Chúa. Tôi đọc Kinh Thánh để tìm những lời dạy của Chúa mà tôi cũng coi là nguyên tắc, là khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam, là nguyên lý đệ nhất, là hạt giống chân lý, là tiêu chuẩn số một, là "thần học luân lý" cho đời tôi.

Vì nguyên tắc có tính phổ quát cho mọi thời đại, mọi nơi mọi lúc, mọi người, nên tôi có thể sống các lời dạy Hy Lạp và La Tinh, nhất là nguyên tắc "mọi người đều có phẩm giá".

Bây giờ chúng ta đọc trong Từ điển Luân lý Công giáo, trang 457-458 để xem Jean-Louis Brugues, thần học gia người Pháp, đã đi tìm các nguyên tắc đó trong KINH THÁNH và đã tìm 9 nguyên tắc sau đây:

1. Mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa (St 1,27)
2. Yêu tha nhân như yêu mình (Mc 12,30)
3. Muốn người ta làm gì cho mình thì cũng làm cho người ta như vậy (Lc 6,31)
4. Tha thứ các xúc phạm (Lc 17,3-4)
5. Yêu kẻ thù (Mt 5,44)
6. Từ bỏ để theo Đức Ki-tô (Mt 10,37-39)
7. Bắt chước sự hoàn thiện của Chúa Cha (Mt 5,48)
8. Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền bạc được (Mt 6, 24)
9. Tôn trọng quyền bính dân sự (Rm 12,1-2)

Hết Hy Lạp, đến Kinh Thánh, nay chúng ta giở sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo để đếm xem có bao nhiêu lần đề cập đến từ "nguyên tắc". Xin thưa 100 lần. Nào là nguyên tắc tự do tôn giáo, nguyên tắc bất di dịch của luật tự nhiên, nguyên tắc sử dụng của cải một cách phổ quát, nguyên tắc lao động là nguyên nhân tác thành số một, nguyên tắc không tuân thủ khi nhà cầm quyền đi ngược lại luật tự nhiên và các nguyên tắc của luật, nguyên tắc quốc gia cai trị theo luật pháp, nguyên tắc không lấy chiến tranh làm phương thế giải quyết các tranh chấp, nguyên tắc về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nguyên tắc dự phòng, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc vũ trang vừa đủ, nguyên tắc giải thích thực tại xã hội bằng Tin Mừng, nguyên tắc lấy con người làm trung tâm, nguyên tắc của Huấn Quyền...

Như thế, nguyên tắc diễn tả sự thật về con người, về những mối quan hệ xã hội, dân tộc, quốc gia, nhân loại. Nhờ nguyên tắc mà tôi biết suy tư, phân biệt, định hướng để sống "sao được cho ra cái giống người" (Trần Tế Xương). Đức Phaolô VI nói "Tôi phải là NGƯỜI HƠN". Thánh Grêgôriô thì bảo là "con người phải sinh ra chính mình, là cha của chính mình".

Có quyển kỳ thư, có cẩm nang nào giúp tôi đạt được mục tiêu nói trên? Thì đây "Mục tiêu trước mắt của Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo là đề nghị những NGUYÊN TẮC và GIÁ TRỊ có thể duy trì một xã hội xứng đáng với con người.

Trong số những nguyên tắc ấy, nguyên tắc liên đới bao gồm tất cả mọi nguyên tắc khác một cách chắc chắn. Nguyên tắc này tượng trưng cho một trong những nguyên tắc căn bản của quan điểm Kitô giáo về tổ chức xã hội và chính trị" (Sách Tóm lược HTXHCG, 580).

Mẹ ơi, con đang tìm ra nguyên tắc và hứa sẽ sống theo nguyên tắc.
Mẹ Giáo hội ơi, xin cám ơn vì đã soạn thảo cẩm nang để chỉ giáo con.

Hoàng Mai

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Tập sống khôn ngoan theo thánh ý Thiên Chúa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ÐẠO THIÊN CHÚA, ĐẠO GIA TÔ, ĐẠO CƠ ÐỐC, ĐẠO CÔNG GIÁO?
» Ba ngôi Thiên Chúa là tình yêu
» Vẻ đẹp thánh thiện của hoa sen
» THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
» Tại sao Thiên Chúa tự cho mình một tên gọi?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến