Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.    Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  EmptySun May 01, 2011 7:53 pm

Loạt bài giáo lý: THẬP GIÁ CỨU ĐỘ - CHÚA GIÊSU...
Xin được giới thiệu đến với quý độc giả....
NNH - Sk...
_____________________________________________

Khởi Đầu Bằng Sự Chân Thành

Marx từng nói: ‘con người là một tổng hoà các mối quan hệ xã hội’. Sống trong xã hội, ta không thể không giao tiếp với tha nhân. Giao tiếp thế nào để gọi có lợi cho mình và cho người? Để dung hoà hai điều này thật không dễ chút nào.

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Dgh_b05
Đức Bênêdictô XVI và Thượng phụ Chính Thống

Vào buổi mai sáng khi bước ra khỏi nhà, nếu ta bắt gặp một người ăn mặc diêm dúa quá, không phù hợp với sở thích thẩm mỹ của mình, thì lập tức trong ta sẽ có ấn tượng với đối tượng này. ngay trong tâm trí ta sẽ nảy sinh suy nghĩ hoặc nói với mình hoặc nói với người khác : ‘người sao ăn mặc loè loẹt, dị hợm’. Rồi cảm thấy bực mình. Nhưng lạ thay, trong khi đó ta cũng gặp hàng trăm người khác ăn mặc bình thường, đẹp có, xấu có, khá đẹp cũng có và có thể là rất đẹp… theo sở thích thẩm mỹ của mình, thì ta lại không để ý, hoặc chẳng thấy vui hơn vì hợp nhãn.

Trong một đám đông, nếu một người húng hắng ho, sẽ là đối tượng bị chiếu tướng và sẽ dễ có cảm giác bối rối và khó chịu vì mọi người chung quanh hình như đang nghe thấy tiếng ho của mình. Trong khi tất cả mọi người còn lại không ho (có thể vì thể trạng họ khoẻ hơn?!) thì hình như không có ai màng đến.

Khi nghe một bài diễn văn ta cũng thường tìm kiếm những gì không hay, không đúng, không hợp ý trong nội dung và cách diễn đạt của người nói, nếu như bài diễn văn đó, hoặc bản thân người thuyết trình không gây được ấn tượng tốt với ta ngay từ đầu. Những chi tiết, thông tin còn lại trong bài nếu có hay, có đúng cũng được xem là phình phường hoặc quá tầm thường, không đáng để ý và ghi nhận.

‘Nhân chi sơ tính bổn thiện’. Điều ấy có nghĩa là, ngay khi được tạo sinh, con người đã có bản chất tốt lành. Vậy tại sao người ta lại thường để ý đến mặt xấu, đến sở đoản của nhau nhỉ ? Đang khi ấy đầy những điều tốt lại không chịu ngó tới, để rồi, cũng từ ấy sinh ra hiềm khích, những bất đồng sâu xa như những vực thẳm khó hàn gắn được.

Tin đồn là một bằng chứng thuyết phục khác về đặc tính này của con người. Người ta thường thích truyền khẩu những gì không hay, không đẹp về người khác. Và, hình như, người ta cũng có vẻ thích nghe diều xấu hơn chuyện tốt của người khác ? Tại sao lại phải mặc quần áo đẹp, trang điểm đẹp rồi tập trung sự chú ý vào những chỗ chưa đẹp, chưa vừa ý ? Vô lý !!! nhưng thực tế là vẫn tồn tại hàng giây hàng phút động thái này trong ngày sống và ngay trong giấc mơ của ta.

Mọi giao tiếp, giao lưu hiệu quả phải bắt đầu bằng sự thành tâm và thiện chí với nhau và cho nhau. Mọi kỹ thuật giao tiếp sẽ không có ý nghĩa gì nếu ta không bắt đầu bằng nền tảng đúng đắn như vậy. Khi tiếp cận với một người, ta hãy bắt đầy bằng một nụ cười, một ánh mắt thân thiện, một sự quan tâm chân thành. Và, hãy tập trung nhiều hơn vào những điểm ưu, vào tính bổn thiện của đối thể. Khi mở được tấm cửa tâm hồn mình, và của người khác bằng những chìa khoá thích, ta sẽ thấy rằng ai cũng tốt và đẹp… y chang mình.

Thay vì bỏ phí thời gian để tìm cái mà ta không cần và không muốn thấy, ta cùng tìm kiếm cái ta cần có trong cuộc đời. Ít nhất là tình cảm chân thành, niềm an ủi của ta và của mọi người.

Tôi ơi, hãy bắt đầu bằng ngày mới từ việc tìm kiếm một chồi cây mới mọc lên trên cành, một nụ hoa chớm nở, những tia nắng vàng tươi, trao nhau một nụ cười. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, từ sáng tinh mơ tới lúc đêm về…
Bắt đầu tìm kiếm điều phi thường trong cái bình thường nhé. Tôi ơiiiiiiiiiii!!!!
______________________________________________

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Images?q=tbn:ANd9GcR-lWhot6ZlsxqpXGEt9KeFuN0YbMklUJ3-sV4nwzQPEn8o5m7ICA

[color=darkblue]Bài 1
Hãy Trở Về Cùng Ta Với Tất Cả Tâm Hồn Của Ngươi (Giô-en 2:12
)


Lại một lần nữa, chúng ta bắt đầu Mùa Chay, một thời điểm Thiên Chúa dang rộng đôi tay chào đón ta trở về với Ngài. Trong mùa đầy hồng ân này, Giáo Hội tăng cường nhiều hoạt động mục vụ để mời gọi ta hãy lắng đọng tâm hồn, và để Thánh Thần Chúa hoạt động thanh tẩy tâm hồn ta, khi ta thống hối và quay về với Cha.

Tội lỗi làm ta buồn phiền và xấu hổ không chỉ vì chúng gây nên những đau khổ nhân sinh nhưng vì chúng còn tách biệt ta khỏi Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao sự thống hối là quan trọng. Sự thống hối thực sự không chỉ dừng lại ở cảm giác hối tiếc vì tội ta, nhưng còn phải bao gồm nhận thức rằng tội lỗi xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa; và một quyết định khẩn cầu Thiên Chúa giúp ta thay đổi hành vi của mình. Khi chúng ta khiêm nhường hạ mình xuống, chúng ta để cho Thánh Thần Chúa ban cho ta một quả tim mới và một tinh thần đúng đắn.

Thiên Chúa không muốn dừng lại ở việc tha thứ tội lỗi ta. Ngài còn muốn đổ đầy trên ta ơn lành của Ngài. Ngài muốn cả sự tha thứ lẫn sự biến đổi ta. Thật là vui mừng hơn nhiều trong khi nhận ra Cha trên trời yêu thương ta và đồng thời lại thấy quyền năng của Ngài đang thay đổi tâm hồn ta.

Trong ngày đầy hồng ân và thương xót này, chúng ta hãy thử suy niệm về mức độ kỳ vọng của chúng ta. Hôm nay đây, bạn hãy chọn lấy chỉ một điều nào đó bạn nghĩ rằng Chúa muốn chữa lành cho bạn. Ðó có thể là sự nóng giận, sự mất kiên nhẫn, sự thờ ơ cầu nguyện, lòng tham lam, hay một điều gì đó. Hãy lặng thinh để nghe Thánh Thần Chúa chỉ cho bạn nên bắt đầu từ đâu. Sau đó, hãy xin Thánh Thần Chúa giúp bạn đứng vững trong quyết tâm thay đổi điều này.

Mỗi ngày trong Mùa Chay này, bạn hãy nhắc nhở mình rằng bạn là một tạo vật mới trong Chúa Giêsu, và bạn không bao giờ còn bị ràng buộc bởi hành vi đó nữa. Hãy tin rằng khi bạn làm phần việc của bạn, Thiên Chúa sẽ tuôn đổ hồng ân và quyền năng trên bạn để giúp bạn chọn Ngài chứ không phải là tội lỗi. Trong khi Mùa Chay tiếp tục, bạn sẽ thấy mình thay đổi ngày càng nhiều nhờ hồng ân của Ðức Kitô.

"Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa cho con niềm vui được tha thứ. Con hướng về Ngài với tất cả tâm hồn con và đặt hy vọng của con nơi hồng ân biến đổi của Chúa".
________________________________________

Bài 2
Phúc Cho Những Ai Có Lòng Ao Ước Sống Trong Lề Luật Chúa (Tv 1, 1-2)


Có khi nào bạn nghĩ rằng theo Chúa và tuân theo những huấn thị của Ngài là một cuộc chiến đấu đi ngược dốc mà chẳng được gì? Nếu có như vậy, bạn cũng không phải cô độc đâu. Ngay cả vịnh gia trong Thánh Vịnh 73 cũng đã có lần nghĩ như vậy. Vịnh gia thú nhận đã có lúc nghĩ rằng tất cả những cố gắng của ông để vô tội và thanh khiết là vô vọng (Tv 73,13). Tuy nhiên, ông giữ được đức tin, gặp gỡ Chúa trong lời cầu nguyện và cuối cùng nói được rằng "Ngài nâng đỡ tay phải tôi. Ngài dẫn tôi đi trong đường lối Ngài để rồi dẫn tôi đến vinh quang." (Tv 73,23-24).

Hoa trái của sự bền đỗ trong lời cầu nguyện và trong sự vâng phục thánh ý Chúa là một cuộc sống được thăng hoa với Ðức Giêsu Kitô - không phải chỉ khi chúng ta chết đi, nhưng ngay lúc này, tại dương thế này. Thiên Chúa muốn cho ta nhiều hơn những gì ta có thể xin hay tưởng tượng ra. Ngài muốn ban ơn lành cho ta mọi ngày trong đời ta. Thật đúng là ta gieo cái gì thì gặt được cái đó. Nếu ta gieo để làm vui lòng thân xác, chúng ta sẽ gặt lấy hủy diệt. Nhưng nếu ta gieo để vui lòng Thần Khí, chúng ta gặt được sự sống muôn đời (Gl 6,7-10).

Ðó là lý do ta sao những lựa chọn hằng ngày để theo Chúa là quan trọng. Khi chúng ta gieo để vui lòng Thần Khí bằng cách lắng nghe tiếng Ngài trong suốt cả ngày; tuân theo huấn lệnh của Ngài; và nuôi dưỡng đức tin ta qua lời cầu nguyện, Kinh Thánh, và các phép bí tích, chúng ta sẽ ngập tràn trong ân sủng Ngài tuôn đổ xuống tâm hồn ta. Chúng ta sẽ cảm nhận được sự thân mật với Ngài, và sự hướng dẫn trong các quyết định của ta. Chúng ta sẽ có một tâm hồn hân hoan, hoàn toàn tự do không vướng bận đến những kỷ niệm buồn trong ký ức, không sợ hãi, và khả năng phục vụ người khác và còn nhiều hơn thế nữa.

Chúng ta còn đợi gì? Tất cả điều cần phải làm là quyết định theo Chúa mỗi ngày. Hồng ân của Ngài đã sẵn đó. Chúng ta hãy tìm kiếm sự kết hiệp mật thiết hơn với Ngài và sống sao cho ta mở lòng ra trước những ân sủng của Ngài để ta vui mừng được sống trong lề luật của Ngài.

"Lạy Chúa Thánh Thần, xin là Ðấng Cố Vấn cho con hôm nay. Xin cho con biết cảnh giác trước những lựa chọn hàng ngày mà con phải quyết định sao cho con luôn chọn Ngài. Con tán tụng vì cuộc sống quá phong phú mà Ngài ban cho con".
________________________________________

Bài 3
Giữ Chay Trong Hân Hoan và Hy Vọng


Ấn tượng của bạn khi giữ chay là gì? Có phải đó là một cách để than khóc cho tội lỗi của bạn không? Bạn có thấy đó là một nghĩa vụ tôn giáo - một điều mà hễ là người Công Giáo thì phải thực thi không? Ðức Giêsu muốn việc giữ chay của các môn đệ Ngài khác hoàn toàn với những ấn tượng trên. Thực ra, thay vì là một dịp để than khóc, việc giữ chay là một dịp để vui mừng hớn hở và mong đợi.

Ðức Giêsu phán rằng khi Ngài, là tân lang trong tiệc cưới, được cất đi, các khách dự tiệc cưới, là các môn đệ Ngài, hãy than khóc. Nhưng, Ðức Giêsu cũng đã hứa với chúng ta "Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế".(Mt 28,20). Ngài ở cùng ta bằng nhiều cách: trong Thánh Thần của Ngài, trong Kinh Thánh, trong bí tích Thánh Thể, trong Giáo Hội, trong các vị mục tử, và giữa chúng ta khi chúng ta tập hợp nhau cầu nguyện trong danh Ngài. Trong rất nhiều cách thực sự và đụng chạm được, "tân lang" đang ở với chúng ta! Do đó, người Kitô hữu không nên giữ chay như một dấu hiệu than khóc.

Ðối với con cái Thiên Chúa- tất cả những ai thấu hiểu sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn họ - giữ chay liên hệ mật thiết với cầu nguyện. Khi chúng ta từ bỏ chính mình cách này cách khác, chúng ta tìm thấy sự cần thiết phải hành động vì các nhu cầu của người khác. Chúng ta nên một hơn, được tự do hơn khỏi những ràng buộc của thế gian, và gần gũi hơn với sự đói khát Ðức Giêsu trong lòng mọi người. Khi được liên kết với lời cầu nguyện, giữ chay giúp ta chiến thắng tội lỗi và giữ chúng ta chú tâm vào những gì là thiết yếu. Chay tịnh giúp ta xua đi những chia trí để ta nghe tiếng Chúa rõ ràng hơn. Chay tịnh cũng giúp ta đánh giá cao những gì ta có và cầu nguyện thêm cho những người thiếu may mắn hơn. Xa hơn nữa, chay tịnh và lời cầu nguyện dẫn chúng ta đến những nỗ lực cho công lý, hòa bình và lòng thương xót trên thế giới này.

Có thể nào giữ chay một cách hân hoan không? Ðược chứ. Ðúng ra, giữ chay mà đừng thiểu não có lẽ chính là điều mà Ðức Giêsu đề cập trong Bài Giảng Trên Núi "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh." (Mt 6,16-18).

Mùa Chay này sao bạn không thử giữ chay "đầy hân hoan" ? Hãy chọn một hình thức giữ chay hợp lý và cầu xin Thánh Thần hướng dẫn những ý cầu nguyện của bạn. Và luôn luôn nhớ rằng Ðức Giêsu, tân lang, đang ở giữa chúng ta.

"Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con giữ chay cách hân hoan trong Mùa Chay này. Xin cho việc giữ chay và lời cầu nguyện của con đem lại nhiều điều tốt đẹp cho những người chung quanh con và cho thế giới".
________________________________________

Bài 4
Hãy Quay Về


Mọi người đều có thể hoán cải để quay về với đường lối Chúa. Ngay cả những kẻ tội lỗi cứng lòng nhất cũng có thể được biến đổi bởi tình yêu thương và sự tử tế. Ðó là bài học trong câu chuyện Ðức Giêsu gặp gỡ người thu thuế tên Lê-vi, cùng ăn uống với ông và những bạn bè tội lỗi của ông. Mọi ngày trong đời Ngài, Ðức Giêsu đã minh họa lời khuyên nhủ của tiên tri Isaia: "đừng chỉ trỏ xét đoán" (Isaia 58,9). Ngài khước từ lên án bất cứ ai. Thay vào đó, ngài chấp nhận họ và tìm phương chữa lành cho tâm hồn họ.

Ðức Giêsu không chùn bước trước tội lỗi của ông Lê-vi. Ðiều quan tâm chủ yếu của Ngài là liệu rằng người này có ăn năn, từ bỏ tội lỗi, và nhận lấy một quả tim mới không. Ðức Giêsu không tránh xa những kẻ "ô uế" hay tội lỗi. Ngài không bao giờ sợ hãi sự tinh tuyền của Ngài bị đe dọa bởi họ. Ngài cũng không tìm cách chứng tỏ mình lành thánh hơn bằng cách vạch ra lỗi lầm của kẻ khác. Thay vào đó, Ngài xô ngã những bức tường chia cách để đem sự tinh tuyền của Phúc Âm đến cho mọi người Ngài tiếp xúc.

Quá thường, khi chúng ta đối diện với hành vi tội lỗi của người khác, đáp trả của chúng ta là rút lui. Biết bao nhiêu người trong chúng ta xa lánh bạn bè hay người thân để có thể "lên án" họ, hay tránh mời những kẻ quen biết vào nhà để những hành vi "xấu xa" của họ khỏi làm phiền ta. Nhiều người trong chúng ta vẫn ôm giận trong lòng và từ chối hợp tác với những kẻ đã có lần xúc phạm đến ta. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi liệu những cách thế đó có mang lại sự hoán cải cho những người ta coi là tội lỗi không?

Ðức Giêsu chỉ cho ta cách để đến với tha nhân. Mặc dù Ngài không bao giờ chấp nhận một thứ chân lý nhượng bộ cũng chẳng hùa theo người ta mà lơ là luật Thiên Chúa, Ngài đối xử với mọi người đầy thương xót và tôn trọng, bất kể tội lỗi của họ.

Bạn hãy học cách thức đến với tha nhân và yêu thương họ như Ðức Giêsu đã làm. Bạn đừng xét đoán họ! Duy một điều đáng làm là hãy yêu thương họ với tình yêu của Ðức Kitô và bạn sẽ kinh ngạc trước những hệ quả lớn lao mà bạn có thể thực hiện. Qua tình yêu và sự trung tín với Thiên Chúa mà mọi người có thể nên công chính.

"Lạy Chúa Thánh Linh, xin cho con quả tim của Chúa Giêsu trong Mùa Chay này. Xin hãy để một tình yêu mạnh mẽ và đầy xót thương hướng dẫn con khi con đến với tha nhân, đặc biệt với những ai đang quay mặt đi với Chúa".
________________________________________

Bài 5
BẤT CỨ AI KÊU CẦU DANH CHÚA SẼ ĐƯỢC CỨU THOÁT (Rm 10:13)


Thật là những lời khích lệ mà Thánh Kinh nói với chúng ta! Trong buổi đầu hành trình Mùa Chay này, chúng ta hãy nhớ ai đã dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi Biển Ðỏ, và đưa họ về miền đất hứa; ai đã giữ chay trong 40 ngày, chịu mọi thứ cám dỗ của ma quỷ và cuối cùng đã chiến thắng vẻ vang; ai đã hứa ở cùng ta trong hoạn nạn và cứu giúp ta khi ta kêu cầu danh Ngài?

Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên là chính Thiên Chúa. Ngài là Ðấng đã cứu chúng ta một lần và mãi mãi khỏi tội lỗi và án chết muôn đời. Ngài cũng là Ðấng mong được cứu ta hàng ngày khi ta kêu cầu danh Ngài. Cứu ta khỏi điều gì? Khỏi những cám dỗ ta đối diện hàng ngày: những ý tưởng kiêu căng và ngạo mạn, những trào lưu muốn độc lập khỏi Thiên Chúa, sợ hãi và cô độc, cảm giác muốn xa lánh Chúa và đủ các thứ cám dỗ khác.

Khi ta kêu cầu danh Chúa, ta kêu cầu đến mọi điều mà danh này tiêu biểu trên trời và dưới thế. Ta kêu cầu Vua của các vị Vua. Ta kêu cầu Con của Ðức Mẹ. Ta kêu cầu Ðấng mà sự chết và sự sống lại đã giải thoát tất cả ai tin vào Ngài và ban cho họ quyền năng chiến thắng kẻ thù. Satan sợ danh này đến mức nào| Chính danh này đã đánh bại nó nơi đồi Calvê.

Hãy bền đỗ tới cùng và đừng đánh mất đi niềm hy vọng. Hãy kêu cầu danh Ðức Giêsu. Khi bạn kêu cầu danh Ngài, Ngài sẽ giúp bạn thắng trận. Ngài sẽ dẫn bạn vượt qua những ràng buộc của tội lỗi và đưa bạn đến vinh quang tự do và phẩm giá được thừa tự trong hàng con cái Chúa. Càng kêu cầu danh Ngài, càng dễ sống trong huấn lệnh Ngài.

Bạn hãy kêu cầu danh Chúa và đợi Ngài đến với bạn - ngay cả trong những cách thế bất ngờ nhất. Bạn nên nhớ điều này: rất thường là chính trong lúc chúng ta kêu cầu danh Ngài và chờ đợi Ngài, chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Ngài sâu sắc nhất và ơn phù trợ của Ngài mạnh mẽ nhất.

"Lạy Ðức Giêsu, con dâng Chúa trái tim con. Hãy dạy con biết kết hiệp mật thiết hơn với Chúa và phó thác vào quyền năng của danh Ngài".
________________________________________

Bài 6:
CẦU NGUYỆN


Chúng ta thật dễ chia trí biết chừng nào trong khi cầu nguyện. Bên ngoài, môi ta mấp máy nhưng lòng trí ta lang thang đó đây. Làm sao ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa. Trong Thánh Vịnh 19, vịnh gia thốt lên "Lạy Chúa, xin cho lời trên miệng tôi và suy niệm trong lòng tôi được chấp nhận nơi thiên nhan Chúa" (Thánh vịnh 19,14). Ông muốn cảm nhận nhiều hơn những lời phát ra trên môi miệng. Ông muốn thấm nhập vào thái độ bên trong tâm hồn và mong mỏi những ý nghĩ sâu thẳm trong lòng làm đẹp lòng Chúa.

Cầu nguyện là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Ðấng yêu thương ta nhiều hơn bất cứ ai có thể yêu ta - ngay cả chính ta cũng không yêu ta bằng Ngài yêu ta. Thiên Chúa còn muốn nhiều hơn một cuộc đối thoại siêu nhiên với ta nữa. Ngài muốn chia sẻ những cảm nhận thâm sâu của Ngài với ta cũng như muốn ta chia sẻ những cảm nhận thẳm sâu trong lòng với Ngài. Ðây là cuộc đối thoại giữa tâm hồn và tâm hồn để Thiên Chúa chữa lành cho ta và để ta càng nên giống Ngài.

Thiên Chúa đánh giá cao sự thành thật. Chúng ta có thể mở lòng ra với Ngài trong lời cầu nguyện và nhớ rằng Ngài yêu thương ta vô điều kiện. Ngài biết những vui buồn trong ngày đời ta và những lầm lỗi của ta nhưng vẫn yêu thương ta. Ngài yêu ta đến nỗi ban tặng cho ta chính Người Con Duy Nhất của Ngài.

Hãy mở rộng lòng trí ta ra với Thiên Chúa trong Mùa Chay này. Tất cả điều Chúa muốn nơi ta là một quả tim khiêm nhường và thống hối, sẵn lòng hoán cải nhờ vào hồng ân của Ngài. Hãy để Ngài làm tinh tuyền tâm hồn ta.

"Lạy Chúa, Ngài là sức mạnh và ơn cứu độ của con. Xin tẩy sạch con để lời con cầu và tâm hồn con được Chúa chấp nhận. Chúa gọi con nên thánh thiện như Ngài. Xin kéo con đến bên Chúa và biến đổi con dưới ánh sáng của tôn nhan Ngài"
________________________________________

Bài 7:
CẦU NGUYỆN BẰNG KINH LẠY CHA


Kinh Lạy Cha, đến từ chính Ðức Giêsu, không chỉ là một bản văn hướng dẫn cách thức chúng ta cầu nguyện nhưng đó còn chính là những lời mà chính Ðức Giêsu đã cầu nguyện. Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa khi Ðức Giêsu, đấng không biết đến tội, đã khiêm nhường trong lời cầu "Xin tha tội cho chúng con". Ngài còn đi xa hơn nữa khi thí mạng sống mình làm bảo chứng sự tha thứ mà Ngài đã cầu nguyện.

Nhưng kinh Lạy Cha còn nhiều hơn là lời hứa về lòng thương xót của Chúa. Ðức Giêsu đã chết không phải chỉ để chuộc tội ta mà còn để ban tặng ta một quả tim mới để khi ta trỗi dậy với Ngài, ta cũng có thể tha thứ như Ngài đã tha thứ. Lời hứa của Thánh Kinh là một khi ta để Ðức Giêsu sống trong ta bằng cách từ bỏ con người cũ của ta, ta cũng trở nên đầy lòng thương xót hơn.

Tha thứ cho những ai làm thương tổn ta không phải là một chuyện dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, điều đó dường như không thể được. Chúng ta cần đến ơn Chúa để chiêm niệm về khả năng tha thứ và luôn nhớ rằng tha thứ là con đường Chúa đã vạch cho ta đi. Không phải là Thánh Kinh đã kêu gọi ta phải cầu nguyện và chúc lành cho kẻ bắt bớ ta đó sao (Rm 12,14)? Không phải Ðức Giêsu đã nhắc ta phải yêu thương kẻ thù đó sao (Mt 5,44)?

Tha thứ không có nghĩa là mất cảnh giác nhưng là từ bỏ sự lên án và dẫn đưa con người đến với lòng thương xót của Chúa. Trong khi đầy lòng thương xót, Ðức Giêsu không chút mơ hồ về tình trạng trong con tim nhân loại. Ðức Giêsu không ngạc nhiên bởi tội ta. Nhưng dù Ngài thấy lòng ta tối tăm đến cỡ nào, Ngài cũng không bỏ cuộc hay nghi ngờ khả năng chúng ta quay lại với Ngài. Ngài luôn thấy tiềm năng của những kẻ đã được Ngài tha thứ sẽ ăn năn và trỗi dậy trong vinh quang với Ngài. Chúng ta có nghĩ về mọi người quanh ta như thế không?

"Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã chọn để ôm vào lòng những đau khổ và tội lỗi của chúng con, để chúng con có thể trỗi dậy với Ngài. Xin dạy con biết xót thương như Chúa đầy lòng thương xót"
________________________________________

Bài 8:
Thiên Chúa Là Tình Yêu


"Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna."(Lc 11,29). Dấu lạ ông Giôna là gì? Thưa, dấu lạ thực sự trong chuyện ông Giôna là cách thức Thiên Chúa đáp trả lại sự thống hối của dân thành Ninivê.

Ông Giôna đã bất tuân lệnh Thiên Chúa và cố chạy trốn Ngài. Trong bụng một con cá khổng lồ, khi biết tính mạng mình trong cơn hiểm nghèo, ông đã than khóc trong niềm thống hối và Thiên Chúa đã giải thoát ông. Cũng vậy, khi dân thành Ninivê ăn năn, họ cũng được thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa. Dấu lạ thực sự ở đây là sự thống hối đã đem lại lòng thương xót. Lòng thương xót này là trung tâm điểm của mọi dấu lạ mà Ðức Giêsu đã thực hiện, trong mỗi việc chữa lành, giải thoát hay hóa bánh ra nhiều. Ðặc biệt nhất, lòng thương xót này là trung tâm của dấu lạ lớn nhất trên mọi dấu lạ - cái chết của Ðức Giêsu trên thánh giá.

Trong mọi thời đại, Thiên Chúa luôn muốn có một quan hệ với dân Ngài. Tình yêu của Ngài bền vững muôn đời. Những lời hứa công bố bởi các tiên tri trong cựu ước, nay được thực hiện qua sự thống hối và đức tin nơi Ðức Giêsu Kitô. Nhờ thánh giá, mỗi người trong chúng ta được giải thoát khỏi sự chết và được giao hòa với Thiên Chúa. Chúng ta được tự do để yêu mến Chúa và tha nhân. Chúng ta được tha thứ hoàn toàn và được tái sinh trong hình ảnh Ðức Giêsu. Lòng thương xót Chúa tuôn đổ trên chúng ta lớn lao biết ngần nào.

Bạn thấy gì nơi thánh giá? Bạn có thấy sự thánh thiện, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa? Bạn có thấy đấng đã yêu ta và muốn có một quan hệ cá nhân với ta? Hay bạn thấy nơi thập giá sự lên án và những tiêu chuẩn quá cao bạn dựa trên đó mà phán xét người ta? Trong sự khiêm nhường và với tâm tình thống hối và tin tưởng, hãy mở trái tim bạn ra hôm nay cho đấng mà tình yêu dành cho bạn không có giới hạn. Hãy chạy đến cùng Ngài và Ngài sẽ chỉ cho bạn lòng thương xót không trí óc nhân loại nào có thể tưởng tượng nổi.

"Lạy Chúa Giêsu, con khẩn cầu lòng thương xót Chúa. Sự nhân từ của Ngài vượt quá trí hiểu của con. Tình yêu Ngài vượt quá mong đợi của con. Xin cho con biết thống hối tội con và xin thương xót con".
________________________________________

Bài 9:
Thập Giá Cứu Độ


"Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna."(Lc 11,29). Dấu lạ ông Giôna là gì? Thưa, dấu lạ thực sự trong chuyện ông Giôna là cách thức Thiên Chúa đáp trả lại sự thống hối của dân thành Ninivê.

Ông Giôna đã bất tuân lệnh Thiên Chúa và cố chạy trốn Ngài. Trong bụng một con cá khổng lồ, khi biết tính mạng mình trong cơn hiểm nghèo, ông đã than khóc trong niềm thống hối và Thiên Chúa đã giải thoát ông. Cũng vậy, khi dân thành Ninivê ăn năn, họ cũng được thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa. Dấu lạ thực sự ở đây là sự thống hối đã đem lại lòng thương xót. Lòng thương xót này là trung tâm điểm của mọi dấu lạ mà Ðức Giêsu đã thực hiện, trong mỗi việc chữa lành, giải thoát hay hóa bánh ra nhiều. Ðặc biệt nhất, lòng thương xót này là trung tâm của dấu lạ lớn nhất trên mọi dấu lạ - cái chết của Ðức Giêsu trên thánh giá.

Trong mọi thời đại, Thiên Chúa luôn muốn có một quan hệ với dân Ngài. Tình yêu của Ngài bền vững muôn đời. Những lời hứa công bố bởi các tiên tri trong cựu ước, nay được thực hiện qua sự thống hối và đức tin nơi Ðức Giêsu Kitô. Nhờ thánh giá, mỗi người trong chúng ta được giải thoát khỏi sự chết và được giao hòa với Thiên Chúa. Chúng ta được tự do để yêu mến Chúa và tha nhân. Chúng ta được tha thứ hoàn toàn và được tái sinh trong hình ảnh Ðức Giêsu. Lòng thương xót Chúa tuôn đổ trên chúng ta lớn lao biết ngần nào.

Bạn thấy gì nơi thánh giá? Bạn có thấy sự thánh thiện, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa? Bạn có thấy đấng đã yêu ta và muốn có một quan hệ cá nhân với ta? Hay bạn thấy nơi thập giá sự lên án và những tiêu chuẩn quá cao bạn dựa trên đó mà phán xét người ta? Trong sự khiêm nhường và với tâm tình thống hối và tin tưởng, hãy mở trái tim bạn ra hôm nay cho đấng mà tình yêu dành cho bạn không có giới hạn. Hãy chạy đến cùng Ngài và Ngài sẽ chỉ cho bạn lòng thương xót không trí óc nhân loại nào có thể tưởng tượng nổi.

"Lạy Chúa Giêsu, con khẩn cầu lòng thương xót Chúa. Sự nhân từ của Ngài vượt quá trí hiểu của con. Tình yêu Ngài vượt quá mong đợi của con. Xin cho con biết thống hối tội con và xin thương xót con".
________________________________________

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Images?q=tbn:ANd9GcTMezBORXz5ArnPx87EBSnDtSKuSJNtnKIVo9qNFbupCBOtvUs6_A
________________________________________

Bài 10:
Thiên Chúa Là Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta


Hãy xin thì sẽ được (Mt 7,7). Thật là một lời hứa đầy khích lệ. Trong những lời rõ ràng, không chút mơ hồ, Ðức Giêsu nói với ta rằng Thiên Chúa sẽ cho ta những gì ta cầu xin Ngài nếu ta bền đỗ. Thiên Chúa rất quảng đại. Nhưng đồng thời Ngài muốn ta học cách xin, tìm kiếm và gõ cửa. Tại sao vậy? Có phải vì Ngài thích nhìn ta vất vả tìm kiếm ơn huệ của Ngài? Không phải như vậy. Ðức Giêsu biết rằng khi ta bền đỗ và tin cậy trong lời cầu xin, chúng ta có thể đập đổ những rào cản của sự cứng lòng, không cậy trông và hoài nghi.

Bạn có bền đỗ trong lời cầu xin cùng Chúa hay đôi khi bạn buông xuôi? Bạn có cảm thấy Thiên Chúa lạnh lùng, không trả lời những lời cầu xin của bạn? Ðiều này là bình thường. Tất cả chúng ta đôi khi thấy Chúa chậm đáp lại lời cầu của ta. Nhưng khi đáp trả của Chúa chậm đến, chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa nhìn thấy một chiều dài lịch sử đến muôn đời, còn ta chỉ thấy hiện tại và trước mắt.

Mọi bậc làm cha mẹ biết rõ những gì con cái thật sự cần, trước mắt và lâu dài; lợi hại của những thứ mà con cái họ cầu xin; cũng như những thách đố con cái họ sẽ phải đối diện. Cũng vậy, Cha trên trời không có ý "làm hư hỏng" ta bằng cách ban cho ta quá nhiều, quá nhanh hay bằng cách cho ta những gì hại cho ta về lâu dài.

Chúng ta hãy tin cậy ở lời Ðức Giêsu. Nếu chúng ta bền đỗ, Thiên Chúa sẽ đáp lại mỗi lời cầu xin của chúng ta. Ðáp trả của Ngài đôi khi tế nhị và không tỏ tường tức khắc. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng khi chúng ta dâng nhu cầu và ước muốn lên cùng Chúa, Ngài sẽ đáp lại như một người Cha từ ái. Ngài không gởi cho ta bất cứ thứ gì ta xin, như một giải quyết chớp nhoáng cho điều mà ta cảm nhận như một nhu cầu tức khắc. Tuy nhiên điều này là chắc chắn: dù cách thức Ngài đáp trả lời cầu xin của ta như thế nào, ơn phúc Ngài ban luôn lớn lao hơn điều ta trông đợi.

"Lạy Cha, xin luôn đổ trên con ơn phúc dồi dào của Ngài. Xin cho Nước Cha là điều mà con mong mỏi nhất trong lời cầu xin chứ không phải những gì dẫn đưa con lạc lối về".
________________________________________
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.    Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  EmptySun May 01, 2011 8:02 pm

Bài 11:
Hiệp Nhất


"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước công nghị. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt." (Mt 5,22). Ðức Giêsu đã làm sững sờ những người đang lắng nghe Ngài bằng những lời kết án rất nghiêm khắc sự giận hờn, mắng chửi mà nhiều người trong chúng ta dễ cho rằng đó chỉ là những chuyện "người ta thường tình".
Chúa đã không nghĩ như vậy. Ðối với Ngài, vấn đề không dừng ở chỗ chúng ta làm gì, nhưng còn là chúng ta nghĩ gì trong quan hệ với anh chị em mình. Tại sao Ngài nhấn mạnh đến các mối quan hệ? Thưa, vì chúng ta đều là con cái của cùng một Cha trên trời. Chúng ta gần gũi và ràng buộc với nhau đến nỗi bất cứ đổ vỡ nào trong sự hiệp nhất đều đe dọa toàn thân thể của Ðức Kitô.

Như những người Kitô hữu, chúng ta đối diện với thách đố phải giữ gìn và xây đắp sự hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thách đố này nới rộng đến mọi giao tiếp chúng ta có với anh chị em mình. Chẳng hạn, chúng ta đối với người thân trong gia đình thế nào, đối với hàng xóm láng giềng ra sao? Chúng ta có tử tế với họ không? Chúng ta có đối xử công bằng không? Chúng ta có chăm sóc cho những người đang túng thiếu, đặc biệt những người nghèo khó, những người đang gặp hoạn nạn và những người cô đơn không?

Chúng ta được kết hiệp gần gũi với anh chị em trong thân thể Chúa Kitô đến nỗi bất cứ tội nào ta phạm cũng có những hậu quả không phải cho ta thôi mà còn cho những người khác nữa. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta tạo ra một đám mây đen trên quan hệ chúng ta với phần còn lại của thân thể Chúa Kitô, và đó chính là điều mà Satan muốn.

Thường thì tự ái, lòng kiêu hãnh và thói bướng bỉnh làm ta mất sáng suốt không nhìn rõ vai trò và trách nhiệm của ta trong việc làm gẫy đổ một mối quan hệ. Chúng ta cần học cách trông cậy nơi Chúa để giúp ta nhìn rõ tình hình với một nhãn quan mới. Xin Ngài chỉ cho thấy điều chúng ta có thể làm được để hòa giải với anh chị em. Xin Ngài giúp ta đừng đắm chìm trong cảm giác cay đắng và giận hờn. Xin Ngài giúp ta tha thứ từ tận đáy lòng mình để đến lượt ta, ta cũng được thứ tha.

"Lạy Chúa Thánh Linh, xin linh hứng trong con lòng ao ước được kết hiệp gần gũi với anh chị em con. Xin hiệp nhất tất cả những người Kitô hữu trong một gia đình và tạo ra những ràng buộc yêu thương không bao giờ gẫy đổ".
________________________________________

Bài 12:
Giao Ước


Vào thời Abraham, các hiệp ước hay cam kết thường được phê chuẩn trong một nghi lễ trong đó các bên có liên quan bước qua hai nửa xác một con vật đã bị sát tế và chia làm đôi. Cử chỉ này muốn nói lên rằng "Tôi cũng sẽ bị như con vật này nếu tôi không giữ lời đoan hứa". Tuy nhiên, khi thiết lập giao ước với Abraham, chỉ có Thiên Chúa (dưới dạng một ngọn lửa) đã bước qua giữa các con vật bị sát tế. Thiên Chúa nhận trách nhiệm hoàn toàn về mình trong việc giữ lời hứa làm cho con cháu Abraham đông như sao trời.

Câu chuyện này cho thấy hai điều. Thứ nhất, nó chứng tỏ Thiên Chúa hoàn toàn cam kết thực hiện lời hứa Ngài đến mức nào. Cha chúng ta trên trời sẽ không bao giờ rút lại lời hứa ban ơn lành và chăm sóc mỗi con cái Ngài. Dù chúng ta có ngỗ nghịch đến đâu, Ngài vẫn giữ lời thề long trọng yêu thương và chăm sóc cho dân Ngài đến muôn đời.

Có lẽ còn quan trọng hơn nữa, câu chuyện này tiên báo ơn cứu độ dành cho chúng ta qua Ðức Giêsu. Vì Thiên Chúa đã không yêu cầu Abraham bước qua những nửa của những con vật bị sát tế, Abraham và miêu dệ ông không bị trừng phạt hoàn toàn vì không tuân giữ giao ước. Thiên Chúa biết rằng do tội nguyên tổ, Abraham - hay bất cứ ai - cũng không thể hoàn toàn trung tín. Ðó là lý do tại sao trong dòng lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã hứa một giao ước mới, giao ước mà tối hậu Con Yêu Dấu của Ngài đã phải chết cho phần của giao ước mà chúng ta có thể không bao giờ giữ.

Bạn có thể tưởng tượng ra ai trung tín hơn Thiên Chúa? Ngài không những giữ phần của mình trong giao ước nhưng còn gởi Con Ngài xuống để gánh lấy trách nhiệm của chúng ta. Qua phép Thánh Thể, qua Thánh Thần Chúa, và qua Hội Thánh, chúng ta có đầy đủ phương thế để sống như những người con trung tín của Thiên Chúa.

"Lạy Chúa, sự trung tín của Ngài trong lời hứa yêu thương và gìn giữ dân Ngài thật cao cả. Ngài đã gởi cả Người Con Duy Nhất của Ngài xuống thế để bảo đảm ơn cứu độ cho chúng con và đổ đầy chúng con với Thánh Thần của Ngài. Xin ban cho con sức mạnh của Thánh Linh để con trung tín với Thiên Chúa trong mọi việc con làm".
.
________________________________________

Bài 13:
Sám Hối


Tiên tri Daniel đã có thể nhận ra được tội của một cá nhân ảnh hưởng đến toàn dân Israel và ngăn cản các chương trình của Thiên Chúa cho dân Ngài đến mức nào. Tiên tri cũng biết rằng một người có thể sám hối nhân danh toàn dân và khẩn cầu sự can thiệp của Thiên Chúa. Trong cách thức này, lời nguyện của tiên tri Daniel đã tiên báo thánh tâm Chúa Giêsu, đấng gánh lấy trách nhiệm cho tất cả tội lỗi chúng ta và qua thập giá nên của lễ đền tội hoàn hảo cho chúng ta.

Ðức Giêsu cũng biết rằng sự thờ ơ trong việc thống hối của chúng ta là một yếu tố tán trợ cho thói tham lam, tính ích kỷ, lòng say sưa tìm kiếm quyền lực và tính hiếu chiến là những thứ ngăn cản các chương trình của Thiên Chúa. Do đó, điều cần thiết là chúng ta sám hối không chỉ cho ta nhưng cho đất nước, dân tộc, và những người Kitô hữu như ta. Trong tông thư Năm Thánh 2000, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thúc giục mọi Kitô hữu hãy khẩn cầu ơn tha thứ cho tội lỗi họ và tội lỗi của các chi thể của Ðức Kitô: "Vì sự liên kết hiệp nhất chúng ta với nhau trong một nhiệm thể, tất cả chúng ta, dù không chịu trách nhiệm cá nhân và không có lỗi trước mặt Chúa, vẫn mang gánh nặng của những lỗi lầm và sai phạm của những người đi trước chúng ta. Cả chúng ta nữa, những con trai con gái của Giáo Hội, cũng đã phạm tội và cản trở dung nhan hiền thê của Chúa Kitô không được chiếu sáng với tất cả vẻ đẹp" (Tông huấn Mầu Nhiệm Nhập Thể).

Ta hãy sám hội cho những tội ta đã phạm và cho những tội của những người khác nữa. Chúng ta cũng hãy tha thứ cho những lỗi lầm phạm đến ta và phạm đến nhiệm thể lớn lao hơn là Giáo Hội. Ta hãy bao gồm trong lời kinh nguyện của mình những chia rẽ và chiến tranh đang xảy ra giữa những người tuyên bố tin vào Thiên Chúa nhưng thuộc các tôn giáo khác nhau. Hận thù và thành kiến đang bao trùm thế giới.

"Lạy Cha, xin tha thứ cho những lần con đã làm tổn thương anh chị em con và cho những lần con nuôi trong lòng sự oán giận khi bị xúc phạm. Xin thương xót con".
________________________________________

Bài 14:
Tạ Ơn


Nếu bạn sẵn sàng và vâng lời, bạn sẽ được hưởng dùng những thứ tốt nhất trên đất này (Is 1,19). Bạn có tin rằng Thiên Chúa muốn cho bạn những điều tốt nhất, rằng Ngài muốn chúc lành cho bạn trên mọi nẽo đường? Thật vậy, chúng ta cứ nghĩ rằng phải thế này thế nọ thì mới tiếp cận được với Ngài. Trong khi, Thiên Chúa thật đơn giản. Ngài chỉ muốn một con tim sẵn lòng và vâng phục. Ngài muốn chúng ta học cách lắng nghe Thánh Thần Ngài, suy niệm lời Ngài trong tim ta, và thể hiện sự vâng phục qua những hành động.

Chẳng hạn như chúng ta nghe lời Chúa kêu mời ta trong kinh nguyện và Thánh Kinh ta đọc hàng ngày, suy niệm trong lòng những lời này, và thể hiện ra trong các lựa chọn thái độ sống hàng ngày.

Tiên tri Mikhêa tóm tắt lại như sau: "Người ơi, ta sẽ chỉ giáo cho ngươi điều gì lành, việc nào Thiên Chúa đòi hỏi ở ngươi: hãy cư xử công bình, bác ái và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa" (Mk 6,Cool. Thiên Chúa là Cha trên trời nhìn thấy tất cả những điều nhỏ nhặt chúng ta thực hiện và chúc lành mọi nỗ lực của chúng ta. Khi chúng ta tìm kiếm sự vâng phục và vinh danh Ngài, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt nhất, không phải chỉ trên Thiên Ðàng, nhưng ngay tại dương thế này.

"Lạy Cha, con cám ơn cha vì những ơn lành dồi dào tuôn đổ trên con. Con tán tụng Cha vì đã ban cho con Thánh Linh để dạy con bước đi trong vâng phục và trung tín".
________________________________________

Bài 15:
Như Thầy Phục Vụ


Ðức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, tách khỏi đám đông đang đi theo lên Giêrusalem. Người nói riêng với các ông về những gì sắp xảy ra: "Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào Thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy". (Mt 20,17-19).

Sau đó, khi các ông đang tranh cãi muốn giành chỗ tốt nhất trên thiên đàng, Ðức Giêsu lại gọi riêng họ ra: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" (Mt 20,20-21) và dạy bảo họ:
"Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". (Mt 20,25-28).

Rất thường, khi Ðức Giêsu có điều gì quan trọng muốn truyền đạt cho các môn đệ Ngài, Ngài kéo họ ra một chỗ tách biệt. Ngài biết rằng khi Ngài tách họ ra khỏi những điều gây chia trí và những đòi hỏi của đám đông thường vây quanh họ, họ sẽ lắng nghe cách chú ý hơn đến Lời Ngài.

Như Ðức Giêsu đã dùng những giây phút đặc biệt để nói cách thân mật với các môn đệ của Ngài, Ðức Giêsu cũng mong muốn có những giây phút đặc biệt để nói với mỗi một người trong chúng ta. Ngài muốn mạc khải con tim Ngài và ý định của Ngài cho chúng ta cách riêng tư. Tất cả điều Ngài đòi hỏi là chúng ta hãy dành ra thời gian để lắng nghe Ngài. Những bài đọc thường xuyên trong Thánh Kinh và những bài suy niệm đạo đức là những cách thế tốt nhất mà qua đó chúng ta có thể tạo ra những không gian và thời gian tĩnh lặng với Ðức Giêsu.

Các nghị phụ của Công Ðồng Chung Vatican II đã viết: "Trong các sách Thánh, Cha trên trời ngự đến với con cái Ngài cách từ ái và nói với họ" (Về Mạc Khải Thánh Thiện, 21). Trong niềm mong mỏi muốn thấy người giáo dân gặp gỡ Thiên Chúa cách thân mật, các nghị phụ cũng viết rằng Giáo Hội "tha thiết và đặc biệt mong mỏi tất cả các Kitô hữu... học biết nhiều hơn về Ðức Giêsu Kitô bằng cách thường xuyên đọc Thánh Kinh" (25).

Khi chúng ta trở nên quen thuộc với Thánh Kinh, chúng ta sẽ học biết cách nhận ra tiếng Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Khi trí óc chúng ta càng được hình thành theo Lời Chúa, chúng ta càng có khả năng nhận ra ý Ngài và lựa chọn những quyết định theo thánh ý Chúa. Chúng ta hãy dành ra thời gian mỗi ngày để đọc và suy niệm Thánh Kinh. Ở đó, chúng ta sẽ thấy Chúa hiện diện với chúng ta.

"Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Linh, xin mở tai con để con nghe Lời Ngài. Xin thắp sáng tâm trí con để con hiểu những sự thật Ngài mạc khải cho con."
________________________________________

Bài 16:
Hãy Cho Đi


Ðoạn Phúc Âm kể lại câu chuyện ông Lazarô (Lc 16,19-31) đưa ra cho chúng ta một nghịch lý: Chúng ta mất cái mà chúng ta muốn giữ và chúng ta được cái mà chúng ta sẵn sàng cho đi. Dụ ngôn người phú hộ và ông Lazarô cho thấy bi kịch khi chúng ta không ngó ngàng tới việc chia sẻ những gì chúng ta có với tha nhân, đặc biệt với những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Người phú hộ không bị kết án vì tài sản của ông ta, nhưng vì sự thờ ơ của ông đối với người nghèo. Cuối cùng, chính ông đã trở thành người ăn mày tuyệt vọng, van xin Abraham cho khỏi chốn hỏa ngục.

Tên Lazarô nghĩa là "Chúa là sự trợ giúp tôi". Bất chấp một cuộc đời đau khổ, Lazarô giữ niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Cuối cùng, ông nhận được gia tài đã dành sẵn cho ông nơi thiên đàng. Thánh Augustinô có lần đã nói rằng tất cả chúng ta đều là những người ăn mày đang cần đến hồng ân Thiên Chúa: "Anh em giàu có với những của cải tạm bợ, nhưng anh em cần những thứ vĩnh cữu... Ðiều mà anh em làm với những ai khẩn cầu anh em thì Thiên Chúa cũng sẽ thực hiện như thế với anh em... Hãy đong đầy cho những người anh em đang túng thiếu.. . để rồi sự túng thiếu của anh em cũng được đong đầy".

Bác ái thật sự không phải chỉ là cho đi những gì dư thừa. Bác ái thật sự bao gồm những cho đi có tính hy sinh trong một tình yêu không vị kỷ dành cho Thiên Chúa. Mẹ Têrêxa thích kể câu chuyện này: "Cách đây đã lâu trong nhà trẻ của chúng tôi không có đường cho trẻ con. Một đứa bé lên bốn nghe rằng 'Mẹ Têrêxa không có đường cho trẻ con'. Cháu về nhà và nói với ba mẹ rằng: 'Con sẽ không ăn đường trong 3 ngày. Con sẽ cho mẹ Têrêxa số đường ấy'. Ðứa bé còn quá nhỏ, nói tên tôi còn chưa trúng, nhưng đã dạy tôi một bài học làm sao để yêu với một tình yêu cao cả. Không phải vấn đề là em bé ấy cho đi bao nhiêu nhưng là chuyện em bé đã cho đi với một tình yêu lớn lao".
Ðây chính là cách thế mà Thiên Chúa muốn ta cho đi. Mọi thứ chúng ta có là hồng ân của Ngài - cuộc sống, sức khoẻ, tài năng và của cải. Cách thức chúng ta đầu tư những thứ này quyết định tương lai sau này của chúng ta. Hãy để Thánh Linh thay đổi tim ta và chỉ cho ta thấy con đường đưa đến hạnh ohúc khi chúng ta quảng đại chia sẻ tài năng và của cải chúng ta với anh chị em mình.

"Lạy Chúa, xin làm mềm lòng con để con có thể yêu thương và cho đi cách quảng đại cho những ai đang túng thiếu. Xin cho con cũng biết thương xót anh chị em con như Chúa hằng thương xót con".
________________________________________

Bài 17:
Hãy Đón Nhận


Một ông nhà giàu kia có thú vui sưu tầm các bức danh họa trên thế giới. Những người đến thăm ông đều phải trầm trồ trước những bức tranh của Picasso và Rembrandt mà ông đã không tiếc tiền mua chúng về treo.

Ông có một đứa con trai duy nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ. Trong một trận chiến, anh đã anh dũng hy sinh khi cố gắng cứu mạng cho một đồng đội. Nhớ ơn anh, và biết người cha là một người thích tranh, người đồng đội được cứu sống đã vẽ lại bức tranh ghi lại hình ảnh hào hùng của người con để tặng cho người cha.

Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.

Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con".
Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay tài tử vẽ có đáng gì mà đấu giá. Ðấu mấy bức của Picasso hay Rembrandt đi".

Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con".

Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Ðó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.

"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?"

Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác.
"Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán".

Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Ðọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay. Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".

Trong Ðức Giêsu, Thiên Chúa cho chúng ta mọi thứ, kể cả bức tranh mà Ngài muốn chúng ta trở nên. Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.

Chúng ta hãy đón nhận Ngài. Không có thánh giá, sẽ không có vinh quang. Chúng ta hãy học nơi Thánh Kinh và tất cả các thánh: "Không phải tôi sống nhưng là Ðức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).

"Lạy Ðức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".

________________________________________

Bài 18:
Thiên Chúa Yêu Thương


Ở thế kỷ thứ 8 trước Thiên Chúa giáng sinh, tiên tri Mikhêa đã nói về Thiên Chúa như vị mục tử chở che dân Ngài không những khỏi mọi sự dữ và còn cứu họ khỏi tội lỗi nữa. 800 năm sau, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để lời tiên tri của ông Mikê được nên trọn và để tỏ hiện tấm lòng của Cha trên trời - một tấm lòng mục tử.

Thiên Chúa muốn yêu thương và dẫn dắt chúng ta dù chúng ta là ai và chúng ta đã sống như thế nào. Tất cả chúng ta đều cần đến chăm sóc đầy tha thứ, yêu thương và thương xót mà tiên tri Mikê đã mô tả - để chúng ta nên thánh như ý định Chúa muốn nơi chúng ta. Việc nên thánh của chúng ta đòi hỏi nhiều hơn là lời kinh nguyện và việc dự các thánh lễ. Tâm tình mong muốn nên thánh phải là một phần của môi trường sống tại ngay gia đình chúng ta. "Hãy chăm sóc dân ta bằng gậy mục tử của ngươi" (Mk 7,14). Thiên Chúa muốn chúng ta học cách "chăn dắt" người bạn đời của ta, con cái ta và bạn bè gần gũi ta trong Chúa Kitô.

Thiên Chúa dựng nên ta để ta yêu thương và được yêu thương và càng sống trong sự yêu thương của Ngài - đến từ mọi trạng huống - chúng ta càng được an toàn bước đi trên con đường hướng về quê trời. Chính vì thế gia đình, tổ ấm, phải là môi trường giúp ta nên thánh.

Chúng ta hãy tưởng tượng một mái gia đình nơi những thiếu sót và bất toàn được đáp trả mau mắn bằng cảm thông và tha thứ, nơi mọi người được đối xử với yêu thương, tôn trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chúng ta hãy thử phác họa ra một bức tranh gia đình nơi mà các mối quan hệ được đánh dấu bằng sự chấp nhận và yêu thương vô điều kiện. Chúng ta có thể thấy được bình an đến với những gia đình như vậy thật ấm cúng biết dường nào.

"Hãy chăm sóc dân ta bằng gậy mục tử của ngươi" (Mk 7,14). Như tiên tri Mikê đã gào lên thế nào, chúng ta cũng hãy gào lên như vậy cho các gia đình và cho đời sống gia đình ngày nay. Nhiều trẻ con đã lớn lên không được chăn dắt bằng một tình yêu mục tử và cảm thấy dễ bị thương tổn vì sự mất an ninh, mất phương hướng và một viễn kiến tầm thường, nhạt nhẽo và nông cạn cho tương lai. Những trẻ em bị thương tổn ngày nay sẽ trở thành những người lớn bị thương tổn và những bậc làm cha mẹ ngày mai. Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho những bậc làm cha làm mẹ hay những bậc đóng vai trò lãnh đạo. Xin vị Mục Tử Tối Cao trên trời dạy bảo họ đường lối Ngài và mạc khải cho họ kế hoạch của Ngài cho cuộc sống.

"Lạy Ðức Giêsu, với Chúa, mọi chuyện đều có thể thực hiện được. Xin Chúa chữa lành những trẻ em bị bỏ rơi không ai ngó ngàng đến trong thế giới hôm nay. Xin cho họ biết đến tình yêu Ngài. Xin Chúa cũng soi sáng cho các gia đình để cuộc sống họ nên chứng tá về tình yêu của Chúa cho thế gian".
________________________________________

Bài 19:
Thiên Chúa Là Cây Nho, Chúng Ta Là Cành


Ðức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?" Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi". (Lc 13,6-9)
Ðoạn Phúc Âm trên làm nhiều người trong chúng ta lo lắng. Có phải Thiên Chúa muốn ra hạn định cho ta và thúc giục ta phải làm hết sức mình để nhanh chóng sinh hoa kết quả cho Ngài? Có lẽ là không. Ðúng là Thiên Chúa muốn ta sinh hoa kết quả cho Ngài. Nhưng hoa quả đến không phụ thuộc nhiều vào điều ta làm nhưng chủ yếu từ điều Ngài làm qua ta.

Bạn hãy xem một cây táo. Những rể của nó hút những chất dinh dưỡng từ lòng đất, và lá của nó nhận năng lượng từ ánh mặt trời. Hoa của nó được thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tất cả các nguồn này đều đến từ bên ngoài. Công việc chính của cây là tiếp nhận tất cả những trao ban từ Thiên Chúa. Cũng vậy, Thiên Chúa làm cho chúng ta sinh hoa kết quả qua sự hiện diện của Ngài trong ta. Ngài không kỳ vọng chúng ta cậy dựa vào tài năng tự nhiên của ta. Thiên Chúa muốn đổ đầy tài năng chúng ta với quyền năng của Ngài và nâng đỡ chúng ta để chúng ta sinh hoa kết quả cho vương quốc của Ngài.

Bài trích sách xuất hành (Xh 3,1-Cool thường được Giáo Hội chọn đọc chung với đoạn Phúc Âm về dụ ngôn cây vả không sinh trái (Lc 13,6-9) vì có cùng một luận điểm. Ông Môsê đã bị thu hút không phải vì bụi gai đang cháy nhưng vì ngọn lửa đã không thiêu rụi bụi gai. Cũng thế, Thiên Chúa sống trong ta và tỏ lộ sự sống Ngài qua chúng ta.
Chúng ta cũng bốc cháy với ánh quang rạng ngời của Thiên Chúa. Nhưng, như bụi gai, những nhân cách cá nhân và tài năng của chúng ta không bị thiêu hủy. Chúng được nâng lên để chiếu sáng và thu hút tha nhân đến với Thiên Chúa, đấng đang ngự trong ta.

Thiên Chúa muốn sống trong chúng ta để chúng ta có thể trổ sinh hoa trái. Ngài mong muốn con cái Ngài thực thi điều mà Ðức Giêsu đã thực hiện để nước Ngài trị đến trên thế gian. Cách thế để nuôi dưỡng ngọn lửa sự sống Thiên Chúa trong ta là cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, nhận bí tích Thánh Thể, và phục vụ tha nhân. Khi đó, cuộc sống chúng ta trở nên càng ngày càng sinh hoa kết quả vì Chúa sống và hoạt động trong ta mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nhận dưỡng chất từ Thiên Chúa và sinh nhiều hoa trái.

"Lạy Ðức Giêsu, không có sự sống của Chúa trong con, con sẽ tàn úa và khô héo. Xin hãy đến và ngự trị trong con. Con hoan hỉ chào đón Ngài đến với tâm hồn con hôm nay. Xin Chúa hãy đến và làm cho con sinh nhiều hoa trái".

________________________________________

Bài 20:
Thiên Chúa Là Nguồn Hy Vọng


Lời cầu nguyện của ông Azariah và những câu chuyện trong sách của tiên tri Daniel được đặt trong bối cảnh của thành Babylon vào thế kỷ thứ 6 trước Chúa giáng sinh. Lúc đó, Giêrusalem đã bị xâm chiếm và dân chúng bị đi đày. Trong nền văn hóa ngoại bang, nhiều người Do Thái có nguy cơ bị mất đức tin. Những kẻ chiếm đóng buộc họ phải thờ phượng những thần ngoại bang và từ bỏ Giavê Thiên Chúa. Tuy nhiên, như trong sách Daniel đã ghi lại, Thiên Chúa đã dùng chính những thời buổi khó khăn như thế để tiếp cận với dân đang khốn cùng và tỏ lộ tấm lòng Ngài cho họ.

Theo trình thuật của Thánh Kinh, Adaria và các bạn đã chống lại áp lực của ngoại bang ngay cả dưới sự đe dọa của cái chết. Khi họ hướng về Giavê, họ nhận được sự khôn ngoan thánh thiện và sự chở che. "Thánh thần Chúa ngự xuống lò lửa để ở bên cạnh Adaria và các bạn ông" (Dn 3,26). Và những hệ quả của lòng trung tín vượt xa phép lạ che chở này: các lãnh tụ của dân ngoại cũng nhìn nhận Giavê như là một Thiên Chúa duy nhất.

Xuyên suốt trong lịch sử Cựu Ước, bất cứ khi nào dân Do Thái gặp cảnh gian nan, họ đều hướng về Thiên Chúa để mong cầu ơn giải thoát. Chính trong những khi tuyệt vọng họ mới thấy vinh quang và lòng từ ái của Thiên Chúa tỏ tường hơn và nhận hồng ân của Ngài tự do hơn.

Không phải điều này cũng đúng với chúng ta sao? Trong đời sống thường ngày, chúng ta vẫn thi hành những bổn phận của chúng ta, chúng ta cũng năng đến nhà thờ, nhưng không thực sự gặp gỡ Chúa. Khi biến cố 11/09 xảy ra, trong lúc đen tối nhất, tuyệt vọng và hoang mang nhất, nhiều người Hoa Kỳ mới nhận rõ được vinh quang Chúa và khẩn cầu lòng thương xót và ơn chữa lành của Ngài. Chính trong lúc bi đát ấy, nhiều chướng ngại đến từ cuộc sống bận rộn hàng ngày đã được gỡ bỏ để họ nhận được cách tự do hơn những hồng ân của Chúa.

Chúng ta hãy tìm kiếm Chúa lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Ðôi khi những cách thế của thế gian xen vào làm yếu đi đức tin chúng ta và làm méo mó đi ý nghĩa thực sự của việc gặp gỡ Chúa. Không phải đợi đến lúc khốn cùng chúng ta mới có cơ hội để sửa sai viễn kiến của chúng ta và tìm kiếm quan hệ sâu xa hơn với Thiên Chúa. Mọi ngày trong đời ta, Chúa đều đổ đầy với những cơ hội tương tự. Xin đừng đợi đến kỳ thử thách truân chuyên nhưng hãy hướng về Ðức Giêsu mọi ngày. Ngài đang chờ ta với đôi tay dang rộng để đổ đầy những ngày đời ta với những điều thiện hảo.

"Lạy Ðức Giêsu, xin sai Thánh Thần Chúa đến thắp sáng tâm hồn con để con biết hướng về Chúa trong mọi ngày đời con".
________________________________________

Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.  Images?q=tbn:ANd9GcQDCqdC87n9n8dBvwlEB97J0vEQdMCLg0BmsUlsKa-lLgkCZUQw
_________________________________________

NNH - Sk và xin hân hạnh được giới thiệu...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Bài học: Thập giá Cứu độ - Chúa Giêsu.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chúa Nhật Lễ Lá 2013: CON NGƯỜI VÀ THẬP GIÁ
» Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu...
» Đạo NHU của Chúa Giêsu - qua cái nhìn Triết Đông
» Tìm hiểu Thánh Tâm Chúa Giêsu.
» Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: MỞ CỬA TƯ DUY-
Chuyển đến